Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Đàn Bò Sang Sông

15/03/201408:30(Xem: 31284)
37. Đàn Bò Sang Sông
blank
Đàn Bò Sang Sông

Trước khi rời khỏi những khu rừng, từ bỏ con sông, theo hương lộ đến các thôn làng, đức Phật còn định nói thêm một thời pháp ngắn về đàn bò và con sông nữa.

Ngay lúc ấy, nhị vị đại đệ tử là tôn giả Sāriputta và tôn giả Mahā Moggallāna từ đâu đó xuất hiện, đảnh lễ và ôm chân bụi của đức Đạo Sư.

Đức Phật mỉm cười hỏi:

- Hai ông có biết mấy thời pháp vừa rồi của Như Lai không?

Cả hai vị đồng đáp:

- Thưa, chúng đệ tử có nghe.

- Vậy thì Như Lai đã thuyết những gì?

Tôn giả Mahā Moggallāna đáp:

- Thưa, tỳ-khưu Sotthiya nói về mười loại cỏ thì đức Đạo Sư giảng thuyết về mười pháp cần phải thấy biết, liễu tri. Có pháp nên viễn ly, xa lánh, pháp nên thực hành, y chỉ, pháp nên đoạn tận, trừ diệt, pháp nên huân tu, trưởng dưỡng ... vân vân và vân vân.

- Đúng vậy! Còn thời pháp thứ hai?

Cũng tôn giả Mahā Moggallāna đáp:

- Thưa! Về mười một pháp của người chăn bò khéo giỏi chính là mười một pháp làm cho một vị tỳ-khưu tồn tại, lớn mạnh trong pháp và luật của đức Thế Tôn.

- Đúng vậy! Còn bây giờ, khi nhìn con sông này, cái dòng nước đang trôi chảy kia, Như Lai chợt nghĩ đến đấy là dòng khổ đau, phiền não; là dòng vô minh ái dục, là dòng sinh tử vô tận, là dòng ma vương trùng trùng thì giáo pháp của Như Lai là nhằm để lội qua, bơi qua dòng sông ấy. Có lần, tại bộ lạc Vajjī (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng, Như Lai đã có thuyết rồi đấy, ông có biết không, có nhớ không?

Tôn giả Sāriputta nói:

- Đệ tử có nhớ! Hôm ấy, đức Tôn Sư có nói rằng, Như Lai có cảm giác là đang dẫn một đàn bò sang sông. Và rồi, đức Tôn Sư đã thuyết một thời pháp về đề tài “Đàn bò sang sông” ấy.

- Vậy thì hôm ấy, Như Lai đã thuyết ra sao, ông có thể trùng tuyên cho đại chúng nơi này cùng nghe, được chăng?

Vâng mệnh đức Thế Tôn; và rồi tôn giả Sāriputta đã thiện thuyết như sau:

- Đại chúng huynh đệ! Hôm ấy, đức Thế Tôn đã kể chuyện rằng: Ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò ngu si, vô trí. Vào cuối tháng mùa mưa, y không để tâm quan sát phía bên này sông, quan sát bên kia sông, cũng không thèm quan sát bến nước lội qua; tại Suvideha, y đuổi đàn bò qua sông tại chỗ không thể lội qua được, nước lại đang trôi chảy cuồn cuộn.

Thế là cả đàn bò hớt hãi xô nhau tụ lại giữa dòng, quẫy đạp, kêu rống, tuyệt vọng giữa dòng nước dữ, chúng gặp tai nạn, có con bị cuốn trôi hoặc có con bị chết đuối tại chỗ...

Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn không khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; không khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; không khéo biết cõi của thần chết, không khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết; vậy mà chúng dám tự xưng là đạo sư, chân sư rồi giảng thuyết khắp cõi Diêm-phù-đề!

Những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp bất hạnh và đau khổ lâu dài, như đàn bò cùng quẩn tuyệt vọng trong dòng nước dữ của người chăn bò ngu si, vô trí kia vậy.

Cũng ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò thông minh, có trí, vào cuối tháng mùa mưa, y đi dọc theo con sông, cẩn thận quan sát chỗ nào có dòng nước không chảy xiết, cẩn thận quan sát bờ bên này có bến nước dễ xuống, cẩn thận quan sát bờ bên kia có dốc thoải và đám cỏ bằng...

Sau khi nhìn ngắm kỹ càng một lần nữa, đầu tiên y cho những con bò đực già, những con đầu đàn khôn ngoan, giàu kinh nghiệm qua sông trước. Những con bò này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn, chúng đứng thảnh thơi ăn cỏ rồi đưa mắt ngước nhìn sang bên này bờ. Người chăn bò thông minh, có trí mỉm cười rồi y lựa những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông. Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh cứ tuần tự theo lộ trình an toàn sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ một cách tuyệt đối an toàn.

Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; khéo biết cõi của thần chết, khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết. Những người như vậy, tuy họ chẳng tự xưng là đạo sư, là chân sư; nếu họ thuyết giảng tùy pháp, thuận pháp nơi này và nơi kia, thì các ngươi cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp hạnh phúc và an lạc lâu dài như đàn bò an toàn sang sông, thảnh thơi gặm cỏ của người chăn bò thông minh, có trí kia vậy.

Và này chư vị tỳ-khưu! Những con bò đực già, đầu đàn, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm cho qua sông trước, cắt ngang dòng Gaṅgā là những ai vậy? Chính họ là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng trên vai xuống, đã đạt được mục đích phạm hạnh, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông khổ đau phiền não; họ đã qua bờ bên kia một cách an toàn, thong dong nếm thưởng hương vị giải thoát.

Những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông là những ai vậy?

Đấy là bậc A-na-hàm, những vị tỳ-khưu sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại cõi trời Ngũ tịnh cư rồi Niết-bàn tại đấy, không còn phải trở lại thế gian này nữa.

Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh cứ tuần tự theo lộ trình an toàn sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ một cách tuyệt đối an toàn; họ là những ai vậy?

Họ là các bậc Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn.

Còn những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú hoặc mới sanh chính là những tỳ-khưu, những tỳ-khưu-ni tùy tín hành, tùy pháp hành trong giáo pháp của Như Lai, trước sau họ đều sẽ sang bờ một cách an toàn và an vui như vậy.

Này các tỳ-khưu! Các ngươi đừng nghĩ người chăn bò thông minh, có trí ấy là ai? Là Như Lai đấy! Còn hội chúng tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni là đàn bò đang lần lượt cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông phiền não khổ đau để sang bờ kia một cách tuyệt đối an toàn.

Này đại chúng huynh đệ! Thế Tôn thuyết giảng như vậy xong, ngài còn nói thêm bài kệ:

“- Đời này và đời sau,

Như Lai khéo trình bày,

Cảnh giới ma, không ma

Thần chết, không thần chết

Bậc chánh giác, trí giả,

Biết rõ mọi thế giới,

Cửa bất tử rộng mở,

Dòng ma bị chặt ngang,

Nát tan và hư hoại,

Hãy sống sung mãn hỷ,

Đạt an ổn Niết-bàn!”

Sau khi tôn giả Sāriputta thuyết xong, đức Phật khen ngợi:

- Quả thật là thiện thuyết, này Sāriputta! Nếu Như Lai có thuyết lại cũng chỉ thuyết được như vậy mà thôi. Ông quả thật là xứng đáng được hội chúng tỳ-khưu xưng tán là thượng thủ, là pháp chủ trong giáo hội của Như Lai!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2011(Xem: 6732)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 6131)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 15368)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20582)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19847)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 7294)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 8513)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 8012)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 7511)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 16621)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]