Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Những Bàn Tay Kỳ Diệu

15/03/201405:39(Xem: 22124)
25. Những Bàn Tay Kỳ Diệu
Mot cuoc doi bia 02


Những Bàn
TayKỳ Diệu
Và Lời Cuối
Bên Những Người Thân





Sau khi đắc đạo quả xuất trần A-la-hán, đức vua Suddhodana nằm trên giường bệnh chứng nghiệm hạnh phúc siêu thế; nhưng đến ngày thứ sáu thì những luồng gió mang sức lửa di chuyển tới lui trong cơ thể, tạo sự đau đớn lan từ ruột, nhức buốt xương cốt đến cả tay chân. Ngài sử dụng định lực và tuệ quán bình tĩnh lắng nghe. Nhưng những cơn đau như xoắn, như quặn lại làm ngài cơ hồ không chịu nổi. Không một lời rên xiết, ta thán, đức vua sử dụng tâm định, nhẫn, xả để kiên trì chịu đựng, mồ hôi tuôn ra từng giọt, từng giọt... Các quan ngự y và những người hầu cận sợ hãi cuống cuồng chạy gọi người này, người khác...

- Hãy cố gắng yên tĩnh đi nào! Đức vua Suddhodana trầm tĩnh nói - Thân trẫm đau đớn lắm nhưng tâm trẫm rất an lạc, đừng rối loạn lên như thế!

Lệnh bà Gotamī, công nương Yasodharā, các đức thân vương tìm đến tức khắc. Và cũng ngay sau đó, đức Phật, Ānanda, Nanda, Rāhula có mặt ngay bên cạnh. Đức Phật ân cần hỏi:

- Phụ hoàng hiện đau ở chỗ nào?

- Hiện tại thì cái đầu của trẫm như có hằng ngàn con côn trùng nó cắn, nó rứt ở bên trong...

Đức Phật liền nhắm mắt, trú định, lấy bàn tay ngọc vuốt nhẹ, xoa nhẹ trên đầu đức vua năm bảy lần...

Lát sau, đức Suddhodana mỉm cười nói:

- Bàn tay của đức Thế Tôn thật kỳ diệu, trẫm hết đau đầu rồi!

Một hồi, đức vua lại mím môi:

- Bây giờ, cơn đau nó lại đang hành hạ ở vùng ngực và bụng - dường như đang có một dùi sắt nóng nó xuyên ngang, đâm dọc cả lục phủ, ngũ tạng...

Đức Phật chợt nói:

- Này Ānanda! Đến phiên ông đấy! Đức vua thương yêu ông lắm; đã nhiều lần, phụ hoàng ngắm nhìn ông mãi, muốn ông kế vị ngôi vương! Năng lực tăng thượng của tâm có được, không phải là phép lạ siêu hình mà do nhờ nguyện lực chân thật và an trú định! Ông hãy phát nguyện đi – sau đó, xoa nhẹ vào bụng của đức vua!

Đại đức Ānanda vâng mệnh, cất lời phát nguyện chân thật như sau:

- “Từ thuở xuất gia đến nay, tôi chưa hề khởi niệm thối thất, tư duy các dục; lúc nào cũng muốn cận kề đức Phật, các vị trưởng lão để học hỏi giáo pháp, học hỏi những đức, những hạnh tuyệt vời của các ngài. Nếu lời ấy là chân thật thì xin cho đại bá phụ giảm cơn đau đớn!”

Nói thế xong, đại đức Ānanda xoa nhẹ lên vùng ngực và bụng của đức vua. Lạ lùng thay, bàn tay ấy như có năng lực kỳ diệu, xoa đến đâu thì cơn đau chấm dứt ngay tức khắc, như nước mát làm tan lửa nóng.

Lát sau, đức vua lại thấy đau và nhức buốt cả hai vai. Đức Phật nhìn Nanda. Biết ý, ông hoàng si tình này bèn phát nguyện:

“- Từ khi xuất gia đến nay, tuy tâm tôi không vui, không hoan hỷ, lúc nào cũng nhớ đến hình bóng kiều diễm của vị hôn thê – nhưng tôi thường rất cố gắng thiền định, cố gắng chiến đấu với chính mình không dám lơ là, thất niệm! Nếu điều ấy là có thật xin cho phụ vương được giảm cơn đau đớn!”

Rồi sau khi xoa nhẹ lên hai vai đức vua, cơn đau liền thuyên giảm.

Sa-di Rāhula thấy vậy ngạc nhiên quá, ngây thơ nói:

- Vua nội còn đau chỗ nào nữa, cháu cũng phát nguyện...

Đức vua Suddhodana chỉ xuống hai chân, âu yếm nhìn chú sa-di tí hon nói:

- Cháu chững chạc thật rồi, Rāhula! Cơn đau nó đang chạy xuống hai chân của trẫm đấy!

Rāhula liền thành kính, quỳ xuống, chấp tay nguyện:

-“Từ khi xuất gia đến nay, cháu rất vui vẻ, thỏa thích; có mấy lần cứng đầu, ham chơi, nói dối vì sợ thầy Sāriputta và Moggallāna la rầy. Tuy nhiên, cháu rất cố gắng học giáo pháp, cứ mỗi buổi sáng, cầm một nắm lá trong tay, tung lên; và nguyện ngày hôm ấy học cho thật nhiều bằng số lượng nắm lá rơi xuống! Nếu điều ấy là có thật – thì xin cho vua nội giảm cơn nhức buốt...”

Rồi bàn tay của Rāhula cũng thần kỳ không kém gì, xoa đến đâu cơn đau lặn mất đến đấy...

Lệnh bà Gotamī, công nương Yasodharā tận mắt chứng kiến phép mầu, đức tin về đức Phật, về giáo pháp, từ lâu như ngọn đèn trong chiếc ghè, bây giờ nó bừng sáng lên, niềm hoan hỷ như tươi rạng trong những đôi mắt!

Đức Phật nhìn vua cha:

- Chỉ còn một hôm nữa thôi, phụ vương sẽ nhập Niết-bàn vô dư, chấm dứt tất cả dukkha, vĩnh viễn nếm thưởng hạnh phúc siêu thế; vậy về chuyện vương triều, phụ vương có dặn dò gì không?

Đức vua Suddhodana mỉm cười nói:

- Trẫm đã sắp xếp cả rồi! Tối hôm qua trẫm đã nói chuyện với các đức thân vương ở đây, là sau khi trẫm mất, tuyên cáo rộng rãi rồi làm lễ đăng quang cho Mahānāma kế thế ngôi vua!

- Phụ hoàng rất minh mẫn!

-Vận nước đang đi xuống, bạch đức Thế Tôn! Nhờ hồng ân giáo pháp, trẫm đã an trú ở cõi bất tử; khá bi mẫn cho bao người mãi khóc cười, khổ lạc, buồn vui giữa những đợt sóng thịnh suy, được mất, nhấp nhô chìm nổi... Quả nghiệp Sākya và Koliya nặng lắm, biết bao nhiêu là nghiệp sát trước đây, bạch đức Thế Tôn! Không ai có thể cứu mình nếu mình không biết tự cứu! Ôi! May mắn làm sao, hạnh phúc làm sao là Ānanda, Nanda, Rāhula được đi theo chiếc bóng của đức Thế Tôn để bước ra khỏi cảnh trầm luân sinh tử bao đời!

Đức vua chợt chấp tay lại:

- Trẫm vì vô minh, ngu muội, thật tiếc là không biết được, không thấy được – nhân cách của một bậc Toàn Giác tỏa rạng nơi đức Thế Tôn từ lần đầu tiên ngài trở về thăm Kapilavatthu. Thời gian ấy, trẫm đã có một vài tư tưởng mạo phạm, xin đức Thế Tôn cho trẫm được sám hối!

Đức Phật nói:

- Tâm và trí của phụ hoàng bây giờ sáng suốt và trắng trong như thế, chẳng hạt bụi nào có thể hoen dính vào đấy được!

Nghỉ hơi một lát, đức vua lại hướng mắt đến các vị hoàng đệ, các đức thân vương đang đứng ở xung quanh:

- Trẫm làm vua lâu quá, nhưng không phải là do tham quyền cố vị - mà là vì không có người xứng đáng đảm đương nổi, hãy thông cảm cho trẫm! Sáu bảy mươi năm qua, nếu trẫm có làm được việc gì đó cho dân cho nước là cũng nhờ sự khuông phò, phụ tá cần mẫn của chư vương đệ. Trong lúc cầm quyền trị nước, không tránh khỏi độc tài, độc đoán; nếu có lỗi lầm nào, xin chư vương đệ tha thứ cho trẫm!

Các vị hoàng đệ và các đức thân vương đồng quỳ xuống, rướm lệ, lặng lẽ, sụt sùi tiếc thương.

- Này hậu Gotamī! Đức vua nói tiếp - Bà là người hiền đức, suốt đời là mảnh trăng vằng vặc cho hậu cung soi chiếu! Mọi đức tính tuyệt vời của tấm lòng người mẹ, bàn tay người mẹ - bà là viên ngọc maṇi không tì vết... Nếu trẫm có lỗi lầm nào thì xin hậu hãy hỷ xả mà bỏ qua cho trẫm với nhé!

Lệnh bà Gotamī cắn chiếc khăn trong tay để ngăn tiếng khóc...

Đức vua cũng ca ngợi Yasodharā... rồi công nương cũng khóc ròng rã...

Đức Phật đứng dậy nói:

- Vậy là vừa đủ rồi - những giọt nước mắt tự nhiên và thiêng liêng ấy! Phụ hoàng đã dặn dò xong, đã làm xong những việc cần phải làm trên cuộc đời này rồi; bây giờ mọi người hãy trở về chuẩn bị hậu sự. Sáng mai, lúc bình minh rạng, phụ hoàng sẽ xả bỏ báo thân, Như Lai và các vị trưởng lão sẽ có mặt...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 6264)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 10261)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 7418)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 7903)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 7720)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 6960)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 7605)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 7318)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
28/09/2010(Xem: 5768)
Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp. Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.
28/09/2010(Xem: 11630)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567