Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Lúc Nào Thì Đức Phật Metteyya Xuất Hiện

15/03/201405:37(Xem: 30839)
24. Lúc Nào Thì Đức Phật Metteyya Xuất Hiện
Mot cuoc doi bia 02


Lúc Nào Thì Đức Phật
Metteyya Xuất Hiện





Trời đã tối mà hai hàng cư sĩ áo trắng không muốn về; chư thánh tăng thì tự tại, thản nhiên, nhưng chư phàm tăng - nhất là tân tỳ-khưu Ajita lại muốn nghe về mình nên nóng lòng cứ nhìn đức Phật, chờ đợi...

Hai vị đại đệ tử có bổn phận xin đức Phật đi ra ngoài, một số tỳ-khưu trẻ và nam cư sĩ bước theo. Lát sau, đèn đuốc khắp nơi, trong ngoài đều quang rạng...

Đức Phật nghỉ ngơi, uống nước. Mọi người kinh hành, thư giãn... Chư tăng các nơi và hai hàng cư sĩ lại tìm đến... Đức Phật lại phải tiếp tục thời pháp.

- Hiện nay – ngài nói – giáo pháp của Như Lai đang từng hồi từng bước phát triển; và còn phát triển nữa, chừng bảy nước lớn quanh lưu vực sông Gaṅgā và chừng ba mươi tiểu quốc, bộ tộc rải rác đó đây. Sau khi Như Lai nhập diệt, giáo pháp sẽ được phát triển xa rộng hơn nữa; và tuổi thọ của giáo pháp chỉ tồn tại mười ngàn năm trên thế gian này. Bắt đầu từ thời điểm ấy, ác pháp phát triển, thiện tâm của con người ngày càng lu mờ; do vậy, cứ trăm năm thì tuổi thọ con người giảm một tuổi. Với cái đà suy giảm như vậy, lúc tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi, thì năm sáu tuổi họ đã lấy vợ lấy chồng – lúc này thì con người không còn biết thiện pháp là gì, nhường cho ác pháp lên ngôi chúa tể: Người ta sống với nhau chỉ biết ác độc, bạo tàn, hung dữ, thù hận...; tìm cách chém giết nhau, đọa đày nhau. Ở đâu cũng bạo loạn, điên cuồng, lo sợ. Thành phố đổ nát, điêu tàn; làng mạc, ruộng đồng bị thiêu cháy. Toàn bộ trái đất chỉ còn một đống gạch vụn, âm ỉ lửa khói. Nhân loại trở lại thời kỳ đồ đá... Lúc sắp diệt vong thì có một số người do sợ hãi quá, tìm trốn trong rừng sâu, trong các hang động, sống đời ăn lông ở lỗ... Những kẻ sống sót tìm đến nhau, bảo với nhau rằng, ai cũng sợ hãi - vậy đừng chém giết nhau nữa! Vậy là một chút thiện pháp như mầm cải phát sanh, nó lớn dần dần. Vậy là cứ một trăm năm thì tuổi thọ con người được thêm một tuổi. Đến khi tuổi thọ của con người lên chừng năm sáu mươi tuổi là họ đã có lại làng mạc, thị thành, đời sống bắt đầu phát triển, thịnh vượng theo với thiện pháp và thiện tâm... Rồi từ đấy, thiện pháp cùng với sự phồn vinh tăng trưởng mãi, tăng trưởng mãi cho đến khi tuổi thọ con người lên đến tám mươi bốn ngàn tuổi. Đến đây thì thiện pháp và thiện tâm đến hồi cực thịnh; đời sống vật chất, tiện nghi sinh hoạt đạt được sự toàn mãn như thế giới chư thiên. Vì sung sướng quá, muốn gì có nấy, biến mục đích đời người là để mà thỏa mãn dục lạc; thế rồi, do đời sống hưởng thụ vị kỷ, một vài tâm niệm giải đãi, xấu ác bắt đầu sinh mầm – vậy là cứ hễ một trăm năm là con người lại giảm mất một tuổi. Đến khi tuổi thọ giảm xuống chừng tám vạn tuổi – lúc ấy đức Phật Metteya mới xuất hiện...

Thuở đương lai ấy, có một quốc độ cường thịnh đệ nhất, tên là Ketumatī-mahānagara – nằm tại xứ Bārāṇasī bây giờ. Kinh đô của nước này dài mười hai do-tuần, rộng bảy do-tuần - tất cả đều tiện nghi, sạch đẹp, xa hoa, tráng lệ cùng cực. Tại cung điện có một tòa lầu bằng ngọc - là y báo của một vị thiên tử Jeṭṭhanāla vừa từ cung trời Đao-lợi hạ sanh làm thái tử con vua nước Ketumatī – tên là Sankha. Sau khi nối ngôi, đức vua Sankha có một đời sống nghiêm minh, mẫu mực; chính ngài thường thọ trì bát quan trai và giáo dục muôn dân sống theo thiện pháp.

Đức vua Sankha có một vị quốc sư hiền thiện, tài đức vẹn toàn, sở học thâm uyên – tên là Subrāhm – thường cố vấn, tham mưu trong trướng và là thầy phụ đạo, dạy dỗ đức vua. Đại bồ-tát lúc ấy từ cung trời Đẩu-xuất, giáng sanh vào lòng phu nhân vị quốc sư - bà Candramukhī – tên là Vaṭṭhana. Lớn lên, vì là kiếp cuối cùng, nên Vaṭṭhana xuất gia, ngồi dưới cội cây Nāgarukkha (Long hoa - chính là cây mù u) bảy ngày rồi đắc quả Chánh Đẳng Giác. Từ đó, ngài thuyết pháp độ đời, giúp chúng sanh giác ngộ, giải thoát nhiều không xiết kể. Đức Chánh Đẳng Giác Metteyya (Di Lặc) đương lai ấy, chính là vị tân tỳ-khưu Ajita trước mặt chư vị, vừa thọ nhận bộ tam y quý giá rồi phát lời đại nguyện vô thượng làm cho cái bát của Như Lai phải rơi vào tay của ông ta vậy.

Thời pháp vén mở bức màn bí mật tương lai của đức Phật đã xác định nhân, duyên và quả rất rõ ràng nên chẳng còn ai thắc mắc gì nữa. Còn lệnh bà Gotamī nghe đến đây thì tâm tư đã hỷ mãn trọn vẹn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 11819)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 7813)
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.
22/06/2013(Xem: 7555)
Đây là cách khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn. 1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân. 2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.
22/06/2013(Xem: 6872)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 7085)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11038)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8491)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]