Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng

14/03/201418:49(Xem: 26869)
35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng

Mot_Cuoc_Doi_01

35. Về Thăm Lại
Cội Cây Giác Ngộ
Và Dòng Sông Linh Thiêng







Chừng mười hôm sau, đức Phật đã về đến rừng khổ hạnh. Ngài nhàn nhã nhìn ngắm cảnh vật. Cây cối sau mùa mưa nó xanh thắm, tươi đẹp lạ thường. Con đường đi qua cội cây Bodhirukkha (Assattha cũ) bị một dòng nước từ núi Gayā đổ xuống, xé rách một đoạn lớn, đức Phật đành phải đi tắt qua ngả xóm làng. Hương lộ này, ngài đã đi lại lắm lần, nhà cửa, người vật vẫn như cũ. Bò, dê vẫn lác đác đây đó giữa đồng ruộng, bên nương vườn, ven lộ và cả trong sân, sát bên cửa mọi nhà! Thanh bình, yên ổn, lam lũ và đói nghèo xen lẫn trong nhau!

Đến một điền trang to lớn, có lẽ là giàu sang nhất ở trong thôn, đức Phật dừng chân lại: Phải ghé thăm gia chủ triệu phú Senānī, bà Sujātā và cô bé Puṇṇā, những vị ân nhân với những bát sữa kỳ diệu giúp ta sống lại để thành tựu đạo giác ngộ.

Đức Phật được cả nhà ra đón tiếp nồng hậu. Ông triệu phú người đẫy đà, cao lớn, da đỏ hây hây, có nụ cười hào sảng và rộng mở, đích thân chuẩn bị chỗ ngồi và tiếp trà nước. Bà Sujātā bế chú bé trai hồng hào, bụ bẫm, ngồi nơi chiếc ghế thấp, nụ cười tươi rạng, xởi lởi:

- Chú chó nhỏ đây, thưa ngài sa-môn! Nhờ ngài mà gia đình chúng con được hạnh phúc như nguyện. Xin ngài sa-môn ban phúc lành cho cháu!

Cô bé Puṇṇā từ nhà trong, chạy ra, mang cho cháu bé một bình sữa; nó nhìn đức Phật không chớp mắt! Nó vô tư, dí dỏm:

- Ông sa-môn bây giờ trông còn đẹp hơn vị thần linh thuở trước nữa. Nhưng hôm nay, nghe người trong làng đồn với nhau, bảo ông sa-môn đã thành Phật rồi! Phật là cái gì nhỉ? Có bằng thần, bằng thánh không?

Mọi người cười xòa. Gia nhân nam nữ mấy chục người ở trong điền trang ít khi thấy được một khất sĩ quý phái, từ hòa như vậy cũng xúm xít ở xung quanh. Cậu bé chăn bò Sotthiya, người tặng tám bó cỏ cùng với ba bốn đứa bạn, không biết hay tin từ lúc nào, cũng đứng thập thò ở ngoài cổng trước. Ông triệu phú Senānī hiểu ý, vẫy tay rồi bảo gia nhân mở cổng, cho phép các chú bé vào chơi! Đức Phật không biết, vì ngài không hướng tâm, chứ tin đồn về ngài, về thần thông, về pháp lực, về hào quang trong đêm thành đạo, cả về sau này ở Lộc Uyển, ở Bārāṇasī được mọi người truyền tụng, ca ngợi khắp nơi, tràn qua xóm, qua làng, qua khắp các thị trấn, thành phố, nước này sang nước khác. Và nhất là: Một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác đã ra đời!

Sử dụng làn khí mát mẻ của tâm từ, đức Phật ban rải đến mọi người, sau đó, ngài thuyết một thời pháp, nói về bố thí, trì giới, hạnh phúc các cảnh trời, an trí họ nơi Tam quy rồi trở về cội cây Bodhirukkha lúc trời nhá nhem tối. Sotthiya và ba chú bé đi theo, nói là ông Phật nói hay quá, chúng muốn nghe thêm nữa! Và đức Phật lại hoan hỷ kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ xưa, truyện tích Jataka, nói về nhân quả nghiệp báo, làm cho chúng rất thỏa thích. Niềm tin phát khởi, chúng muốn đi theo ngài, để được hầu hạ và được nghe pháp! Đức Phật có hứa khả, nhưng ngài bảo là bây giờ chưa phải lúc, đợi một thời gian nữa, ngài sẽ cho đi theo giáo đoàn!

Đêm ấy vào những ngày cuối tháng mười, trời không trăng, đức Phật ngồi quang định suốt đêm, lấy hào quang tự thân soi sáng cả một vùng. Chư thiên, địa tiên, thọ thần ở xung quanh, tìm đến chiêm ngưỡng, tỏ lòng tôn kính và xin được nghe pháp. Đức Phật thấy giáo pháp của ngài có duyên, không những với cõi người, mà còn với cõi rồng, dạ-xoa, a-tu-la, các cõi trời dục giới, cõi trời phạm thiên sắc giới nữa. Chỉ có cõi trời Vô tưởng hữu tình, cõi Vô sắc giới, cõi Địa ngục vô gián là không có duyên mà thôi! Vì nghĩ vậy nên ngài đã ưu ái ban cho họ một thời pháp, nội dung nói rằng, cảnh giới mà chư vị đang sống, là quả phước rất nhỏ từ quá khứ, hết sức mạnh của phước bảo trì, quý vị cũng phải bị đọa lạc vào các cảnh giới đau khổ. Lại nữa, phước của chư vị tuy hơn cõi người, nhưng về trí, về tuệ, về các lãnh vực ba-la-mật khác, coi chừng, chư vị khó có thể so bì! Vậy hãy tu tập. Cõi của các vị không thuận lợi bằng cõi người để tu tập các công đức, nhưng quý vị cũng có thể dùng năng lực của mình để hộ trì cho giáo pháp, hộ trì cho những người hiền lương, hộ trì cho làng mạc thôn xóm, hộ trì cho những người cận sự nam nữ hai hàng. Đấy là những việc làm hiện nay lợi lạc cho chư vị vậy!

Bọn trẻ hóa ra không chịu về, suốt đêm chúng thỏa thích, sung sướng nằm dưới chân đức Phật, nằm trong ánh sáng hào quang yên ổn và ấm cúng của ngài!

Sáng ngày, chim cất giọng hót líu lo, râm ran, đức Phật đi kinh hành dọc bên sông Nerañjarā, đến chỗ đám cỏ độ cơm sữa và quăng mâm vàng, ngài ngồi xuống, nghĩ đến công hạnh của chư Phật quá khứ. “Vùng đất này, con sông linh thiêng này đã có ba vị Phật xuất hiện, rồi theo định luật sinh diệt, tất cả đều tàn rụi, chỉ có những chúng sanh hữu duyên với giáo pháp mới nếm được hương vị bất tử. Nay Như Lai là vị Phật thứ tư, cũng miền đất này, cũng con sông này, cũng có duyên rất lớn với giáo pháp của Như Lai!”

Đức Phật đứng dậy, ngước nhìn trời, nhìn mây, lắng nghe gió, ngài biết sẽ còn một vài trận mưa lớn nữa, sau đó, thời tiết sẽ chuyển mùa, sang đông, nhưng vài tháng tới còn dễ chịu. Bọn trẻ lại xúm xít sau lưng, chúng nói:

- Bạch ngài sa-môn, bạch Phật...

- Ừ, các con cứ gọi Như Lai là Phật như mọi người trong làng vậy!

- Bên kia sông, lác đác trong mấy khu rừng ở Uruvelā, ba bốn tháng nay có rất đông đạo sĩ đến dựng lều trại để ở. Nhưng họ không giống với ngài. Họ bện tóc, đa phần mặc áo vỏ cây và tu hạnh rất khắc khổ!

Đức Phật mỉm cười:

- Họ ngâm mình dưới nước sông lạnh và họ còn tế thần lửa nữa, phải không?

Bọn trẻ ngạc nhiên, trố mắt nhìn. Đức Phật trở lại cội cây, lấy y bát rồi đi vào làng. Hôm nay, gia đình triệu phú Senānī có thỉnh mời đặt bát nhưng đức Phật đã từ chối, vì ngài muốn đi hóa duyên khắp cả mấy thôn làng. Rồi từng buổi sáng, từng buổi sáng, hình bóng trang nghiêm và thanh tịnh của đức Phật đã gieo vào lòng dân chúng một sự tín mộ sâu xa. Từng buổi chiều, đôi khi cả đêm đến, bên từng bó đuốc bập bùng, đức Phật lại thuyết pháp, giảng đạo cho từng nhóm người, đặt họ vào Tam quy, trở thành hai hàng cận sự nam nữ. Bây giờ họ đã biết, đây đúng là một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác!

Hôm kia, biết là đúng thời, đức Phật rời cội cây Bodhirukkha, lên bè vượt sông, đạp qua hướng bắc, chênh đông đi vào địa giới của các vị đạo sĩ bện tóc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 4916)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7332)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5613)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 6009)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5519)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7669)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
19/08/2018(Xem: 5499)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4983)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8798)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5852)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]