Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị đại đức và bầy con nuôi trên đỉnh Thiên Cầm

12/03/201420:34(Xem: 7042)
Vị đại đức và bầy con nuôi trên đỉnh Thiên Cầm
Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều như cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước tưới nên cằn khô chai sạn, và chỉ biết đến tiếng cười khi được một tu sĩ Phật giáo đưa về ngôi nhà chung ở Thiên Cầm
Đại đức Thích Hạnh Nhẫn và một trong những đứa con nuôi của mình.

Ám ảnh vì đôi mắt bé thơ

Xuất gia từ nhỏ, cuộc sống của thầy Thích Hạnh Nhẫn gắn liền với câu kinh bài kệ. Không chỉ thấm nhuần giáo lý nhà Phật, năm 2001 thầy thi đậu thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm của học viện Phật giáo. Trong thời gian tu học ở thủ đô, đại đức Thích Hạnh Nhẫn thường xuyên hoằng pháp tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ. Sau mỗi chuyến đi, hình ảnh mà thầy mang theo là những câu chuyện, những mảnh đời đơn côi nghèo khó cần một bàn tay giúp đỡ.
Thầy nhớ lại: “Trong cơn mưa chiều tầm tã từ thành phố Hà Tĩnh về Cẩm Xuyên, tôi đã bắt gặp một cụ già đi nhặt ve chai cùng đứa trẻ chừng năm tuổi lững thững theo sau. Tôi dừng lại hỏi, thì ra bố mẹ bỏ đi từ khi cháu còn đỏ hỏn. Đứa bé ở với bà. Khuôn mặt, đôi mắt trong veo đó cứ ám ảnh tôi suốt chặng đường về”.
Năm 2006, sau khi tốt nghiệp, thầy không trở về quê hương Phan Thiết mà đến Hà Tĩnh.
Bức tranh hạnh phúc của đứa trẻ mồ côi
Chiều hôm trước nhận bằng, sáng hôm sau thầy Hạnh Nhẫn bắt xe đò từ Hà Nội chạy thẳng về Hà Tĩnh, và xin ở trong chùa Cầm Sơn, huyện Cẩm Xuyên. Sau khi sửa sang lại chùa, thầy Nhẫn bắt tay ngay vào việc đi tìm lại những mảnh đời đã bắt gặp trong những chuyến hoằng pháp trước đó.
Ngôi nhà trên đỉnh Thiên Cầm được dựng lên, nhưng không phải đứa trẻ mồ côi nào cũng hoan hỉ đón nhận tấm chân tình của nhà sư. Có nhiều em đang lấy gầm cầu làm nhà, quen với cuộc sống lang thang nên khi thầy ngỏ ý đưa về chùa cho ăn, cho ở, cho ngủ và được đến trường thì không tin đó là sự thật.
Thầy vui vẻ kể: “Có đứa còn nghi ngờ, có đứa thấy thầy là sợ, bỏ chạy vì nghĩ thầy lừa đảo! Thầy đã nghĩ ra cách mang cho các em vài cái kẹo hay bánh, sau đó mới trò chuyện với chúng”.
Bây giờ ngôi nhà chung của thầy đã có 22 thành viên, đứa lớn nhất thầy đang cho đi học trung cấp, nhỏ nhất mới năm tuổi. Nơi đó, vị tu sĩ chăm lo từ bữa cơm, giấc ngủ, tập vở để bọn trẻ được đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa. “Chúng là những đứa trẻ thiệt thòi, kém may mắn nên rất dễ tổn thương, tuỳ từng đứa mà mình có cách cư xử khác nhau. Nhưng không vì thế mà nuông chiều. Đứa nào hư, không học thuộc bài thầy phạt buổi sáng chạy thể dục thêm một vòng nữa”, Thầy Hạnh Nhẫn cho biết.
Cảnh đầm ấm của mái nhà chung.
Những câu chuyện mà vị sư thầy kể về “bầy con” của mình khiến hành trình từ thành phố Hà Tĩnh xuống huyện Cẩm Xuyên như gần hơn. Tôi rất nóng lòng muốn tận mục sở thị ngôi nhà trên đỉnh Thiên Cầm. Xe vừa dừng dưới chân núi, những chỏm đầu trái đào ùa xuống ríu rít: “Con chào thầy! Con chào cô!” và ôm chầm lấy thầy. Đứa xách tay nải, đứa cầm quạt giấy giúp thầy, có đứa nhanh nhảu hỏi: “Thầy có mua quà cho tụi con không?”… mỗi đứa một câu làm thầy Hạnh Nhẫn không kịp trả lời. Không khí nhộn nhịp ấy cứ kéo dài mãi lên đến tận đỉnh núi.
Tranh thủ lúc những đứa trẻ đang ngồi tụng kinh, tôi đi vòng quanh chùa thì bắt gặp một cậu bé đang cặm cụi ngồi tô tô vẽ vẽ. Hỏi thì biết em tên Vũ Long, 11 tuổi, đến ngôi nhà chung này được hai năm và đang học lớp 2. Thấy tôi ngạc nhiên, Long kể: “Vì trước đây con không có cha mẹ, con không được đến trường. Về đây, thầy cho con đi học, con biết ước mơ. Con coi thầy như bông hoa hồng của con vậy”.

Tôi nhìn xuống bức tranh Long đang vẽ, đó chính là bãi biển Thiên Cầm, với ngọn núi đang nghiêng mình đón ánh nắng mặt trời, xa xa là vị sư thầy cùng 22 đứa trẻ đang vui đùa trên bãi cát.

TheoSgtt.vn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2020(Xem: 6920)
Lời Bạch: Hiện nay số lượng sách nói về cuộc đời Đức Phật nhiều như một đám rừng. Cuốn sách nhỏ bé này chỉ có mục đích khiêm tốn là giới thiệu một cách vắn tắt cuộc đời Đức Phật cho các bạn trẻ qua hình thức Hỏi-Đáp. Nó không thể thay thế các cuốn sách nói một cách đầy đủ về cuộc đời của Đức Phật. Qua hình thức Hỏi-Đáp có thể các bạn trẻ dễ nhớ. Trong các buổi sinh hoạt như của Gia Đình Phật Tử hay Câu Lạc Bộ Thanh-Thiếu-Niên Phật Tử, chúng ta có thể gợi ý các em qua các câu hỏi và qua sách, chúng ta đã có sẵn câu trả lời…không cần phải suy nghĩ. Sách này được hình thành qua sự sưu tầm, cộng thêm với sự đóng góp riêng, rồi biên soạn theo thứ tự. Rất mong được sự chỉ giáo, góp ý của các bậc thức giả.
11/09/2020(Xem: 7066)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát '' ..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết -Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa chư Tôn Đức và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay (10.Sept-2020) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Gaya, Khổ Hạnh Lâm (MahaKala Cave) và Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/09/2020(Xem: 5489)
Corona đã giam lỏng tôi từ ngày này qua ngày khác, thần kinh của tôi vẫn còn bình thường là may mắn lắm rồi! Hết đi vào rồi lại đi ra, chưa bao giờ thấy thời gian trôi qua nặng nề như vậy. Cả ngày phải kiếm việc để làm, hết lau cửa lớn đến chùi cửa sổ, chùi đến nỗi không còn cửa để mà chùi nữa. Lòng buồn hoang mang, mong chờ tình hình sáng sủa hơn nhưng vẫn không thấy một tia sáng cuối đường hầm; ngày 28.03.2020 số người chết ở Đức mới 399 người mà nay trong vòng tháng rưởi đã lên hơn 7000 người rồi!
09/09/2020(Xem: 6725)
Thiền sư Minh Am Vinh Tây (明菴榮西), (1141-1215), Đạo hiệu Minh Am (道號明庵), Phòng hiệu Diệp Thượng Phòng (房號葉上房), Vị giai Quyền Tăng Chính (位階權僧正), Phong hiệu đại Hòa thượng Pháp Ấn (封號法印大和尚), Tôn xưng Thiền sư Vinh Tây (尊稱榮西禪師), Thụy hiện Quốc sư Thiên Quang (諡號千光國師), Trú tích tại Thánh Phúc Tự, Kiến Nhân Tự, khai sơn Kiến Nhân Tự, vị cao Tăng Phật giáo thời đại Liêm Thương tại Nhật Bản (1185-1333), Ngài được tôn vinh đệ nhất Tổ trồng Trà hay thủy Tổ Trà đạo, Thủy Tổ Thiền phái Lâm Tế tại Nhật Bản (是日本臨濟宗的初祖), là người có công truyền thừa dòng Thiền phái Lâm Tế vào Nhật Bản. Ngài kết hợp giáo lý đạo Phật với văn hóa bản địa Nhật Bản; Ngài củng cố mối quan hệ Trung-Nhật.
06/09/2020(Xem: 8113)
Trì danh “Quán Thế Âm Bồ-tát” (Nếu tâm hồn biết thầm lặng tự kết bạn với các nhà hiền triết tâm linh, thì điều mầu nhiệm sẽ xảy ra, là tâm hồn giảm bớt rất nhiều khổ đau-xấu ác-mê lầm) Trì danh Ngài Quán Thế Âm Trí-bi hội nhập Chân Tâm đất trời Vơi bao nghiệp chướng cõi đời Ngày về Tịnh độ tiếp lời Tâm kinh… Niệm thầm theo hơi thở thiền Tháng ngày an lạc như hiền triết xưa Trăng tâm lặng lẽ bốn mùa Hương trà thấp thoáng Chân Như vĩnh hằng.
05/09/2020(Xem: 5763)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6510)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6609)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8361)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6379)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]