Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Allan Molly , một bác sĩ Phật tử người Úc

20/10/201417:48(Xem: 21358)
Allan Molly , một bác sĩ Phật tử người Úc

Dr_Allan_Molloy


Alan Molloy
Một Bác Sĩ Phật Tử Người Úc

Thích Nguyên Tạng











Làm thế nào bạn có thể áp dụng việc tu tập trong đời sống bận rộn hằng ngày

Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay. Trong bài nói chuyện này, ông chia sẻ với độc giả những kinh nghiệm tu học của mình trong đời sống hằng ngày.

Bác sĩ Alan Molloy đang làm việc toàn thời gian ở một bệnh viện ung thư lớn nhất tại tiểu bang Melbourne, Úc và khoa Lão ở một viện dưỡng lão. Gần đây, ông còn là giảng viên thỉnh giảng về môn "Tôn giáo Tỷ giáo" ở các đại học Australia.

Công việc vẫn không ngưng khi bác sĩ Alan về nhà. Nhà ở đây là Viện Phật học Tara (VPH Tara), nơi ông đã cư trú chín năm qua với một nhóm ba mươi lăm thành viên khác. - VPH Tara, Alan là một trong những giáo viên Phật học đứng lớp hằng tuần và ông cũng phụ trách giảng dạy giáo lý ở nhiều trung tâm khác. Và như một học trò, Alan đang theo học lớp Phật học cao cấp hằng tuần do TT Geshe Doga và HT Tsong Khapa hướng dẫn. Năm rồi, Alan đã thành lập và điều hành một cơ sở in ấn tài liệu cho viện. Năm nay, Alan là một thành viên trong ban tổ chức chuyến viếng thăm Úc của đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 9 tới.

Lần đầu tiên, BS Alan tiếp xúc với Phật giáo vào năm 1975. Lúc đó, ông thấy tờ áp-phích quảng cáo dán ở Đại học Melbourne về một buổi diễ thuyết của một Tăng sĩ Tây Tạng. Ông đã đến nghe và liền xin theo học giáo lý ở một ngôi nhà nhỏ ở ngoại vi Melbourne, đó là tiền thân của VPH Tara bây giờ. Năm 1979 trong kỳ nghỉ phép, Alan cùng với ba người bạn sang thăm Nepal và kết thúc chuyến đi này bằng một quy y. Alan trở thành một tín đồ Phật giáo và lời phát nguyện giữ năm giới.

Trở lại Melbourne, ông tiếp tục học giáo lý với TT Dawo và năm 1985 TT Dawo thuyên chuyển về Ấn Độ và TT Geshe Doga thay thế. Nói về vị thầy này, Alan cho biết "TT Doga là giáo sư thuộc phái Hoàng Mạo, xuất thân từ Phật học viện Sera, có công đào tạo nhiều thế hệ Tăng sĩ Tây Tạng. Ngài rất thông hiểu tập tục và ngôn ngữ của người Tây phương. - Sera, Ngài là thầy của chúng tôi, chúng tôi thực sự rất may mắn".

Năm 1985, BS Alan đi Thụy Sĩ dự khóa tu Mật tông Kalachakra do đức Đạt Lai LạMa làm đàn chủ và sau đó theo hầu TT Zopa Rinpoche trong một chuyến đi hoằng pháp thế giới. Tiếp đó, Alan làm việc năm tháng trong một bệnh viện nhi đồng ở Dharamsala, Ấn Độ. Sau đó, Alan đi Anh quốc để tu nghiệp về một khóa học đặc biệt thuộc ngành Y.

Hoàn tất khóa tu nghiệp ở Luân Đôn, Alan trở lại Melbourne và đi làm ở bệnh viện. Sau đó ông được cử là Trưởng ban điều hành công trình xây dựng VPH Tara. Ông bắt đầu tìm kiếm, vận động và mua một miếng đất để xây dựng VPH Tara. Vì lúc ấy, Tara quá nhỏ không thể làm nơi sinh hoạt cho số lượng Phật tử đang gia tăng.

Lúc đầu công việc gần như bế tắc, vì không có nơi thích hợp và không đủ kinh phí. Nhưng cuối cùng BS Alan cũng tìm và mua được một nơi đàng hoàng, đó là một dinh thự được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 19 trên một mẫu đất nằm ở ngoại ô Melbourne. BS Alan nhớ lại việc mua lúc đó: "Mua được VPH Tara, theo tôi, đó là một bước nhảy vọt phi thường ngoài khả năng của chúng tôi. Viện đã cung cấp cho chúng tôi thêm sức mạnh trong công tác truyền bá PG vào thế giới phương Tây. Lúc đó chúng tôi không có một đại thí chủ nào ủng hộ. Nhưng với tấm lòng thành, nỗ lực và kết hợp của hàng ngàn Phật tử, họ đã làm việc đều đặn, cặn cụi trong nhiều năm để đóng góp kinh phí cho Tara. Chính tính cần cù và đều đặn này của Phật tử đã giúp cho VPH Tara thành công".

Thật vậy, trong khoảng mười năm qua, VPH Tara ở Úc là một trong những Trung tâm PG lớn nhất thuộc PG Tây Tạng ở phương Tây. Chương trình học giáo lý hàng tuần vẫn diễn ra đều đặn gồm tối thứ hai giới thiệu các lớp, tối thứ ba môn triết học PG, tối thứ tư thảo luận những gì đã học, cuối tuần là thời gian để tụng niệm và thiền định. Tuần lễ đông nhất là có trên 300 Phật tử về dự.

VPH Tara cũng điều hành các khóa học thiền cho người bệnh kinh niên và các khóa học cho những người tình nguyện giúp đỡ người lớn tuổi và người bệnh. Viện cũng ủng hộ cho các tổ chức cộng đồng địa phương và điều hành một ngân quỹ từ thiện. Đặc biệt, VPH Tara đã cung cấp nhiều giảng viên Phật học để làm công tác giảng dạy cho nhiều cộng đồng ở Úc.

Về công tác chuyên môn ở bệnh viện, BS Alan đối diện với cái chết hằng tuần thậm chí hằng ngày. Theo kinh nghiệm ông cho rằng người già trong xã hội phương Tây luôn đối diện, cô đơn và sợ hãi trước cơn vô thường của bệnh tật và chết chóc. Đó là một nhu cầu rất lớn cho các trung tâm ở thành phố như Tara phải cung cấp và hướng dẫn họ về đời sống tâm linh. BS Alan nói "tuổi già là cái mất mát kéo theo những mất mát khác như sức khỏe, tính năng động, nhục dục, cha mẹ, vợ con, tài sản... Cái chết, vô thường và nghiệp lực là cái đáng sợ hãi của tuổi già. Điều quan trọng là người ta có được giải thích tại sao họ chết và cái gì xảy ra sau khi chết ?".


Thich Nguyen Tang_Dr Alan Molloy

TT Thích Nguyên Tạng & Bác Sĩ Allan Molloy

tại lễ mừng sinh nhật lần thứ 75 của Đức Đạt Lai Lạt Ma

tổ chức tại thủ đô Canberra, Úc vào ngày 6 July 2010.



"Cái chết thường đi kèm sau cái bệnh, có nghĩa là chúng ta không thể tu tập được. Vì thế rất quan trọng để nghĩ rằng hiện tại chúng ta đang khỏe mạnh, ta đang có cơ hội để tu tập, chuẩn bị con đường tâm linh cho mình. Tôi may mắn trong nghề nghiệp chuyên môn của tôi, tôi nhận ra điều này trong mọi lúc và tôi không ngừng được nhắc nhở về điều đó. Chính nó đã tạo cho tôi có một sức mạnh để tu tập. Người Tây phương cần được hiểu về cái chết và giáo lý vô thường để họ có thể vượt qua khổ đau trong giai đoạn cuối của cuộc đời". Hiện nay, BS Alan đang chờ đợi sự tái sinh của vị thầy bổn sư ông, đó là HT Geshe Dhargyey vừa viên tịch vào năm rồi ở Tân Tây Lan.

Năm nay, BS Alan bận rộn cho công tác chuẩn bị chuyến viếng thăm và truyền pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma ở Úc (từ 16/9 đến 1/10/1996). Ông cũng là người tổ chức hai chuyến viếng thăm trước đây (năm 1982 và 1992) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Đặc biệt, năm 1992 BS Alan muốn cho mọi người tận mắt thấy đức Ngài, nên ông đã tổ chức buổi diễn thuyết tại Trung tâm quần vợt quốc gia, có trên 20.000 người về dự trong dịp đó.

Phật giáo là một tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Úc. Với hàng trăm ngàn tín đồ của 18 triệu dân. Phật giáo Tây Tạng có mặt ở Úc từ giữa những năm bảy mươi của thế kỷ này và đến nay đã có mười ba Trung tâm PG của người Tây Tạng ở Úc.

BS Alan rất hồ hởi và nói về chuyến viếng thăm lần này của đức Đạt Lai Lạt Ma. "Lần này chắc sẽ vui lắm. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất thương mến và quan tâm đến Phật tử ở Úc châu. Lần này Ngài trở lại Australia giống như ghé thăm một người bạn cũ. Nhiều người sẽ đến nghe Ngài giảng và cuộc sống của họ sẽ thay đổi".


(Theo Tạp chí Mandala, tháng 4/1996)

--- o0o ---


Dr_Allan_Molloy

DR ALAN MOLLOY

Dr Alan Molloy is a medical practitioner working in Melbourne, Australia. He has studied Buddhism for over 30 years and lives with his wife and daughter in a Tibetan Buddhist centre in Melbourne - Tara Institute. Alan has worked on all the previous Tours of His Holiness to Australia. In both 2002 and 2007 he was the National Director for the Australian tours. He brings a wealth of experience in major event management to the Board but also has extensive contacts and liasons with the Buddhist groups around Australia.

Dr Alan Molloy is a Melbourne University graduate. He is the Practice Principal of Eastbound Clinic in Melbourne’s Inner South Eastern suburbs. Eastbound Clinic is one of Australia’s most modern and forward looking family medical practices. Years ago Eastbound took the step to adopting total electronic records and since then has never looked back. In addition they are currently working with the Dept of Veterans’ Affairs on their Tele-monitoring program. This exciting program is funded by DV. Innovative monitoring technology is installed in Veterans’ homes and allows health providers to do real time monitoring of their patients’ health status and deal with any medical issues as they arise.

Alan is also the Director of Moorabbin Specialist Centre and trains Registrars and Medical Students. He is highly committed to Private General Practice being at the forefront of primary medical care and that technology adoption is a key ingredient to achieve this central role.

 


***

Trở về Mục Lục sách Phật Giáo Khắp Thế Giới

(tác giả Thích Nguyên Tạng)


11.Phat Giao The Gioi12.Phat Giao Quoc Te





***

vu tru2
Trở về Mục Lục "Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới"
do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ năm 1990
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 8690)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
01/04/2013(Xem: 13653)
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
01/04/2013(Xem: 8088)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
01/04/2013(Xem: 4376)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
01/04/2013(Xem: 7481)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
31/03/2013(Xem: 8003)
Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).
30/03/2013(Xem: 7077)
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.
29/03/2013(Xem: 7577)
N ăm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm
29/03/2013(Xem: 8077)
Trong buổi thiền tọa hôm nay chúng ta đã kết nối được với tổ tiên. Chúng ta biết tổ tiên đang có mặt trong từng tế bào cơ thể. Một người mất gốc, một người bị cắt đứt liên hệ với tổ tiên không thể là một người có hạnh phúc. Cũng như cây không có gốc rễ thì cây không thể sống, nếu chúng ta không tìm tới gốc rễ thì chúng ta không sống được. Tết là một dịp để chúng ta tìm về nguồn và tiếp cận được với gốc rễ của mình.
29/03/2013(Xem: 8841)
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]