Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Để sống hạnh phúc

23/02/201408:33(Xem: 12880)
Để sống hạnh phúc
dalai_lama_135
ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển



Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc từ lúc đến phi trường và mỗi ngày ông đã hiện diện để nói lời chào mừng tôi và cho thấy một gương mặt với nụ cười mĩm và qua đôi mắt là một thái độ vô cùng thân mật. Nên tôi rất cảm kích. Một người bạn lớn của tôi là một nhà khoa học, một nhà khoa học Hoa Kỳ, tên ông ta hình như là Livingstone, bây giờ không còn với chúng ta nữa. Ông nói với tôi, khi chúng ta gặp gở những người với tình cảm thật nồng ấm, thì con ngươi của mắt, trở nên to hơn.
Và ông ta nói với tôi rằng, bất cứ khi nào ông ta gặp tôi, đôi mắt ông ta mở lớn ra. Và thật sự vào lúc ấy ông đề cập với tôi rằng, chỉ có hai người, một là tôi và thứ hai là vợ ông ta (mọi người cười), làm con ngươi ông nở rộng ra (cười). Nên kinh nghiệm tương tự khi ông ta gặp tôi, cũng như ngài thống đốc khi gặp tôi con ngươi của ngài chắc cũng nở to ra. (cười).
Thế nào đi nữa tôi cũng rất vui mừng và cảm ơn rất nhiều. Bất cứ vị trí nào trong hội trường này hãy nhìn vào những con người hay thấy, người nào cũng thật sự biểu lộ tình cảm nồng ấm nên tôi rất cảm kích. Cảm ơn rất nhiều.

Tôi muốn đề cập với quý vị rằng, trước nhất chủ nghĩa thế tục, khi tôi sử dụng chữ chủ nghĩa thế tục, theo truyền thống Ấn Độ, vì một số người bạn Hồi Giáo của tôi, một số Ki Tô, họ cảm thấy chữ chủ nghĩa thế tục[1]hơi tiêu cực cho tôn giáo của họ. Nên họ không thích dùng chữ ấy. Và rồi thì cũng có những người tin tưởng hay có những người có quan điểm rằng bất cứ đạo đức phải căn cứ trên niềm tin tôn giáo.

Theo truyền thống Ấn Độ, như chính trong hiến pháp đương đại căn cứ trên chủ nghĩa thế tục, điều ấy không có nghĩa là bài xích tôn giáo. Một cách tổng quát mà nói, tư tưởng công cộng Ấn Độ rất đượm màu tôn giáo. Và những người lãnh đạo Ấn Độ hiện đại như Thánh Gandhi, và những người khác đã viết nên hiến pháp Ấn Độ, họ là những người với tâm tư rất đậm tính tôn giáo. Theo sự thấu hiểu của Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục có nghĩa là tôn trọng tất cả mọi tôn giáo, không liên hệ tôn giáo này hay tôn giáo nọ. Và một trong những điều nổi bật nhất là, trên ba nghìn năm qua, chủ nghĩa thế tục ấy cũng tôn trọng quyền của những người không tôn giáo, không tín ngưỡng. Nên điều ấy là rất cởi mở trong tư duy. Do vậy khi tôi dùng chữ chủ nghĩa thế tục, là điều quý vị nên hiểu là rất cởi mở đến tất cả mọi người, mọi tôn giáo, tôn trọng sâu xa và đồng thời cũng nhìn nhận quyền của những người không tín ngưỡng.

Tôi muốn hỏi những người đang nghe hôm nay, ai đã nghe buổi giảng hôm qua xin đưa tay lên.

Tôi giải thích cách này, như những con người, ngay cả những con vật hay côn trùng đều khao khát sự hòa bình hơn, tĩnh lặng hơn, không muốn bất cứ sự quấy rầy nào. Và mọi người có quyền để đạt đến một đời sống hạnh phúc, mọi người có quyền vượt thắng bất cứ sự quấy rầy hay rắc rối nào hay bất cứ sự khó khăn nào. Điều ấy là phổ quát, không cần phải khảo sát, không cần phải thí nghiệm, không cần luận lý chứng minh. Tự nhiên là như thế.

Nhằm để đạt được mục tiêu ấy, mọi chúng sinh, thú vật và con người chúng ta cố gắng để đạt đến điều ấy. Nhưng rồi thì điều quan trọng là phương pháp. Cách để đạt được mục tiêu ấy phải là thực tiển. Bất cứ sự tiếp cận không thực tiển nào đều thất bại để đạt đến mục tiêu ấy. Chúng ta có thể thấy một số thú vật cố gắng để thoát khỏi hiểm nguy nhưng đi vào một phương hướng sai lạc và chúng ta cảm thấy, ô thương hại thế nào ấy. Chúng cố gắng để thoát khỏi nổi nguy hiểm nhưng thật sự lại đối mặt với hiểm họa ấy. Tương tự thế, con người chúng ta có óc thông minh kỳ diệu, chúng ta có khả năng hơn để đi theo sự tiếp cận thực tiển đấy là sự phân tích mọi sự việc, nghiên cứu sự kiện. Rồi thì sự tỉnh thức tốt đẹp hơn nên so sánh thì sự tiếp cận của chúng ta là sự tiếp cận thực tiển chúng ta không thấy sự việc trong mức độ trước mắt mà là trong trình độ lâu dài. Nên chúng ta có khả năng ấy và tôi nghĩ một số thú vật cũng thế, một sự mở rộng nào đó, nhưng chúng ta thuận lợi hơn, tỉnh thức hơn với những quan tâm lâu dài. Do đó, đôi khi chúng ta tự nguyện hy sinh những lợi ích tức thời để đạt đến mục tiêu lâu dài, điều này biểu lộ sự tiếp cận thực tiển được minh chứng.

Con người chúng ta do bởi sự thông minh chúng ta cố gắng để đạt đến những lợi ích về lâu về dài hơn là những thứ tức thời. Cảm nhận kinh nghiệm chính yếu là tạm thời, thí dụ, thấy những hình ảnh, hay một nơi nào đấy, hay những khách du lịch thăm viếng những nơi khác nhau, thấy những phong tục khác nhau, những lối sống khác nhau, hay những con người khác nhau, thì có những cảm nhận vui thích khác nhau chủ yếu là từ đôi mắt. Âm nhạc từ đôi tai. Tôi có một người bạn là tài xế ở Delhi, ông ta thường nói chuyện về những trận thể thao tường cầu cricket. Khi tôi hỏi, ông ngủ được mấy giờ, vào những đêm có cricket hay tối qua. Ông nói, bốn tiếng. Vì đến nửa đêm đôi mắt vẫn dán chặc vào màn ảnh truyền hình. Nên đôi khi tôi đùa với ông, như vậy là sai, tốt hơn ông nên ngủ một giấc ngon lành hơn là cứ xem cricket cho đến nửa đêm hay hơn nữa.

Nên đấy là một loại kinh nghiệm vui thú nào đó qua đôi mắt. Rồi thì âm nhạc qua đôi tai. Thức ăn qua miệng. Mùi hương qua lỗ mũi. Chạm xúc của thân thể. Những kinh nghiệm qua các giác quan. Cho đến khi mà nó vẫn ở đấy, chúng ta có những cảm nhận vui thích. Khi chúng chấm dứt chỉ còn là ký ức. Về mặt khác những kinh nghiệm trong trình độ tinh thần không tùy thuộc vào những trải nghiệm chúng sẽ duy trì lâu hơn. Nên thật là quan trọng để tỉnh thức hay nhận ra những kinh nghiệm vui sướng hay đau đớn, những kinh nghiệm ở hai trình độ, một thuần là cảm giác, cái kia là trình độ tinh thần.Tôi nghĩ là xã hội, xã hội hiện đại, chúng ta quá miệt mài ở trình độ cảm giác của giác quan đấy là tại sao chúng ta quá quan tâm đến chủ nghĩa vật chất. Quá gắn bó với những giá trị vật chất nên đôi khi chúng ta hờ hửng với những giá trị của trình độ tinh thần.

Một lần nọ nhiều năm trước đây, ở Bá Linh, đối diện với gian phòng tôi ngụ, thì phía bên kia là một hộp đêm (night club). Vào lúc 7:30 tối, tôi sắp đi ngủ, tôi có thể thấy ở bên ngoài ánh đèn màu xanh, đỏ,vàng,... rồi thì tôi nghe tiếng nhạc từng tưng, từng tưng,từng tưng,... rồi đến nửa đêm tôi thức dậy, tôi vẫn nghe tiếng nhạc từng tưng, từng tưng,từng tưng,... Rồi đến sáng hôm sau khoảng 4 giờ sáng, tôi thức dậy vẫn âm thanh ấy từng tưng, từng tưng,từng tưng,...như thế đấy (cười). Tôi nghĩ là tất cả năng lượng của họ mãi mê theo đuổi những cảm nghiệm ấy. Tôi nghĩ là ngày kế tiếp là họ hoàn toàn kiệt lực. (Cười)

Mới đây tôi gặp một gia đình người Ấn Độ trẻ với cha mẹ và những đứa con trai, con gái, với những câu chuyện ngẫu nhiên. Sau đó tôi đề cập trong ba thập niên qua tôi chỉ nghe đài BBC để biết tin tức mà không cần phải xem truyền hình. Những người gia đình ấy nói, thế thì ngài phải buồn chán lắm vài không nhìn vào truyền hình. Điều ấy có nghĩa là họ đã dành nhiều thời gian để xem truyền hình. Thế nào đi nữa, lối sống ngày nay, ở Hoa Kỳ, hay một cách phổ quát, đặc biệt là trẻ em xem truyền hình quá nhiều. Tôi nghĩ như vậy làm tổn hại việc phát triển khả năng tinh thần của chúng ta để phân tích hay tập trung hay làm sắc bén tâm thức, chỉ nhìn mà không suy nghĩ. Cho nên rất hữu ích để hoạt động hơn ở trình độ tinh thần chứ không chỉ dựa vào những giác quan (mắt, tay, mũi, lưỡi,...)

Tôi nghĩ đến một điểm khác thật sự quấy rầy đến cảm xúc không phải ở trình độ giác quan, giác quan tiếp nhận nhưng ở trình độ thật sự tạo ra cảm xúc quấy rầy chính yếu đến từ trình độ tinh thần. Nhằm để đạt đến một đời sống hạnh phúc tâm thức tĩnh lặng là rất căn bản. Vì nguồn gốc quấy rầy đến từ trình độ tinh thần nên chúng ta phải đối phó với trình độ tinh thần. Do vậy, trước nhất phải chú ý đến những giá trị nội tại, thế giới bên trong. Thế giới bên ngoài chúng ta biết khá rõ, nhưng thế giới nội tại, ngay cả hộp sọ này, một không gian nhỏ, nhưng chúng ta khám phá không gian ngoại tại, nhưng dường như chúng ta chưa thấu rõ bao hàm tất cả thế giới bên trong hộp sọ này ở đây. Nên thật quan trọng để nghĩ nhiều hơn về tâm thức chúng ta về chính cảm xúc.

Một ngày nào đấy tôi đã đề cập, một khi cảm xúc phát triển, rồi thì cố gắng xem xét cảm xúc, bằng một tâm thức khác (tâm quán sát tâm hay bằng sự chánh niệm). Rồi thì một cách đặc thù với khuynh hướng làm cho cảm xúc tiêu cực hạ xuống. Thí dụ khi chúng ta cảm thấy giận dữ mãnh liệt thì hãy cố gắng nhìn vào tâm giận dữ, và cố gắng, chúng ta có khả năng ấy, cố gắng quán sát nhìn vào tâm ưu thế với giận dữ. Ngay khi chúng ta nhìn vào nó, cường độ của sự giận dữ hạ xuống, như thế đấy. Thật là hấp dẫn để nhìn trở vào tâm.

Bây giờ chúng ta đang ở vào thế kỷ 21. Thế kỷ 20, tôi nghĩ là thế kỷ quan trọng nhất của nhân loại rất nhiều phát minh trong lãnh vực của khoa học kỷ thuật, nên tri thức của chúng ta về tự nhiên, tôi nghĩ là phát triển cao độ, phát triển rất nhiều, cũng như sự hiểu biết tăng trưởng rất nhiều. Tuy nhiên thế kỷ đó đã trở thành thế kỷ của những cuộc tắm máu, tôi nghĩ là những người Âu châu của các bạn đã trải nghiệm điều này, cha mẹ các bạn, ông bà các bạn đã trải nghiệm những vụ tàn phá khủng khiếp, sợ hãi, đau đớn. Nên theo lịch sử, thế kỷ 20 có hơn 200 triệu người đã bị chết vì bạo động. Bạo động khủng khiếp kể cả vũ khí nguyên tử.

Nếu những sự bạo động kinh khiếp ấy thật sự tạo nên một trật tự mới, một cơ chế tốt đẹp thì chúng ta có thể phán xét một cách tích cực về những sự bạo động ấy. Ngay cả vào đầu thế kỷ này, một số hoàn cảnh không lành mạnh ở Iraq, Afghanistan,... cũng bao gồm cả khủng bố, tất cả những điều ấy là triệu chứng của các sai lầm quá khứ, hay những sơ suất của quá khứ. Và cũng trong thế hệ trẻ, có một số sự bất an, đôi khi là giết chóc,... đây là những triệu chứng của sai lầm hay cẩu thả của quá khứ. Chủ yếu là do quá chú trọng về những thứ ngoại tại. Nên bây giờ, chúng ta phải nghĩ một cách rộng rãi bao quát hơn kể cả những giá trị nội tại chứ không chỉ những giá trị vật chất ngoại tại.

Và dĩ nhiên tôi nghĩ là khoảng cách giữa người giàu và nghèo. Sự phát triển vật chất ngoại tại chính nó thì tốt, nhưng đôi khi làm gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tôi nghĩ ở đây tốt đẹp hơn, không cách biệt quá. Nhiều quốc gia khác, như năm ngoái tôi viếng thăm Mexico, Argentina và rồi đến Brazil, và bộ mặt của nó khi tôi thuyết giảng tôi hỏi thính chúng, khoảng cách giữa người giàu và nghèo như thế nào, nhỏ hay lớn, thính chúng mọi chỗ đều giang hai tay ra, khoảng cách rất lớn. Tôi nghĩ ở đây (Áo Quốc) tốt hơn, khoảng cách nhỏ thôi, khoảng một gang tay. Khoảng cách giữa người nghèo và giàu, một gang tay hay một sãi tay? Lớn hay nhỏ? Okay không hề gì! Rồi thì mức độ tham nhũng. Cả ở Mỹ, khi tôi hỏi, mức độ tham nhũng lớn hay nhỏ. Thính chúng giang hai tay ra. Vậy thì Áo Quốc này, mức độ tham nhũng thế nào? (mọi người cười).

Những quốc gia dân chủ, luật pháp, chế độ pháp trị, tự do thông tin, tự do ngôn luận, những tệ nạn vẫn xảy ra. Tại sao? Là qua sự thiếu vắng kỷ luật tự giác. Là qua sự thiếu vắng nguyên tắc đạo đức. Tôi thường nói với một người bạn Ấn Độ rằng, Ấn Độ và người Ấn Độ so sánh tổng quát thi là một quốc gia tâm linh rất dồi dào, những người tâm tư rất tôn giáo nhưng có quá nhiều tham nhũng ở đấy. Nên tôi thường nói với người bạn Ấn của tôi rằng, mỗi người hay mỗi gia đình có sự tham nhũng, gia đình nào cũng có trong nhà họ một số tượng chư thần linh nam nữ (gods và goddesses), mỗi buổi sáng cúng dường bông hoa, nhang đèn và cầu nguyện. Tôi đùa với họ rằng, Ô sự cầu nguyện của bạn đến chư thần linh nam nữ của bạn gần như mong cầu sự tham nhũng của bạn thành công (cười).

Cho nên một đàng là tâm hồn tôn giáo, nhưng không ngại gì việc tham nhũng. Thật đáng buồn. Nên những người này, đúng là những người tín ngưỡng, nhưng không đủ nghiêm túc để quán chiếu về những nguyên tắc đạo đức hay nói một cách khác là không có sự sợ hãi đến thần linh. Một vài năm trước, trong một cuộc thảo luận với những nhà chuyên môn và học giả, cố vấn của một công ty quốc gia, và chúng tôi đàm đạo về sự tham nhũng ngay cả trong công ty ấy. Những sở hữu của họ không trong sáng lắm. Rồi thì tôi hỏi, Ô những người này đáng lẻ phải là những người biết sợ hãi thần thánh. Sau đó ông trả lời, những người đó đến nhà thờ cầu nguyện đến Thượng Đế, nhưng họ không thật sự nghiêm túc, không thật sự ngoan đạo, hay không chân thành.

Nếu chân thành thì cả cuộc sống của họ phải theo lời dạy của Thượng Đế hay thánh thần là yêu thương, toại nguyện, tự giác. Nên bây giờ, việc phán xét những điều này khoảng cách giữa người giàu và nghèo, thiếu chú ý đến môi trường, chỉ tiêu thụ mọi thứ,... Do vậy, những điều này rõ ràng cho thấy rằng chúng ta cần nổ lực hơn trong viêc thúc đẩy đạo đức luân lý. Với tính đạo đức hơn, tính tự giác sẽ hiện hữu. Tính tự giác có nghĩa là không phải do mệnh lệnh, không phải do sợ hãi nhưng là tự nguyện hay tôi không nên làm việc này, hay biết việc này sẽ có cơ đem đến một sự sai lạc, hay mang đến bất công. Nhưng biết rằng nếu tôi gây ra việc này sẽ đem đến một kết quả như vậy,như vậy,... thế là kỷ luật tự giác. Do vậy, chúng ta thật sự cần nổ lực hơn để xây dựng một tinh thần đạo đức hơn. Khác đi thì hoàn cảnh hiện tại sẽ tiếp tục, dân số sẽ gia tăng, đạo đức suy đồi, và rắc rối sẽ phát triển thêm, có thể sẽ xảy ra như vậy. Thế nên, bây giờ là lúc đã đến nhằm để xây dựng thế kỷ này là thế kỷ hạnh phúc, thế kỷ hòa bình, thế kỷ từ bi, và những việc này được căn cứ trên nguyên tắc đạo đức (vổ tay).

Bây giờ, càng đạo đức hơn càng tác động đến lòng nhiệt tình hơn. Nhiệt tình là lòng quan tâm đến lợi ích của người khác. Xem người khác giống như ta, thật sự là những người anh chị em loài người. Họ cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Chúng ta cũng là những động vật, hạnh phúc của mỗi cá nhân cũng lệ thuộc trên tất cả những người còn lại. Nên cộng đồng còn lại hay những người khác cũng chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Do vậy, chăm nom đến đời sống của họ, một khi mà loại suy nghĩ như vậy hiện hữu thì không có chỗ cho việc bóc lột, bắt nạt, lừa gạt, dối trá vì chúng ta tôn trọng họ, chúng ta phát lòng cảm nhận quan tâm đến sự cát tượng của họ.

Nên lòng nhiệt tình hay việc quan tâm đến sự cát tường của kẻ khác là vấn đề then chốt. Điều này đã được trang bị từ lúc ấu thơ, ngay lúc chúng ta ra đời, chúng ta tiếp nhận tình cảm tối đa từ bà mẹ của chúng ta. Nhân tố vật lý này (chỉ vào thân thể), tình cảm đã hiện hữu ở đấy cho thấy rằng chúng ta tồn tại nhờ tình cảm con người, chủ yếu là tình cảm của bà mẹ, với sửa của bà mẹ. Nên kinh nghiệm ấy thật sự hòa tan thâm nhập trong gene, trong thân thể, trong máu của chúng ta. Tất cả chúng ta đã sẳn có hạt giống ấy rồi. Câu hỏi là. Những người trẻ đây, tôi nghĩ họ đã quan tâm đến tình cảm của người khác hơn là tiền bạc của họ, quyền lực của họ, quá khứ xã hội của họ, họ không quan tâm những thứ này.

Khi chúng ta lớn lên, như vị thống đốc của chúng ta đây, có nhiều tóc trắng hơn, đường bệ hơn (cười). Chính tôi cũng già hơn. Rồi thì ngoại trừ chúng ta chú ý, không thì nhân tố thân thể này [với tình cảm từ bà mẹ] bị ngủ quên. Sự thông minh đôi khi mang đến những thứ khác. Ta nghĩ, nếu ta có thứ ấy thì ta được gì. Nếu không có gì lợi lạc thì chúng ta quên lãng. Rồi thì thái độ vị kỷ, tôi ,tôi, tôi trở nên quan trọng hơn. Cái kia là cái tôi lớn hơn. Đấy cũng là nhũng lạm, đấy cũng là rắc rối.

Nếu chúng ta có một cái chúng tôi lớn hơn, cái chúng tôi của một cộng đồng; một cái chúng tôi lớn hơn của một quốc gia; một cái chúng tôi lớn hơn của cả cộng đồng Âu châu, một cái chúng tôi lớn hơn của cộng đồng nhân loại, bảy tỉ người chúng tôi thì sẽ không có chỗ cho sự phân biệt giàu nghèo. Tôn trọng tất cả cùng là loài người. Cùng là anh chị em. Chúng ta nên có quyền bình đẳng. Chúng ta nên có sự chia sẻ bình đẳng. Trong lãnh vực kinh tế, trong lãnh vực tôn giáo,..., nếu chúng ta phát triển sự quan tâm đến quyền lợi của người khác. Đấy là nhân tố chìa khóa. (vổ tay). Điều này không cần đến phần của tôn giáo. Không. Tôn giáo là vấn đề cá nhân, chuyện riêng tư. Nhưng điều này quan tâm đến nhân loại, chúng ta sinh ra trong cách này (vổ tay), cả cuộc đời còn lại của chúng ta phải nên ở trong cảm giác mạnh mẽ này thì sự tự giác sẽ hiện hữu. Tôn trọng người khác, không lừa gạt, không bóc lột...

Và rồi xa hơn, sức khỏe thân thể cũng rất quan trọng, sự nhiệt tình này. Bởi vì, một số nhà khoa học nói rằng, sự sợ hãi liên tục, và giận dữ, thù hận thật sự xói mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Nên khi sợ hãi hiện diện, thái độ tự kỷ chỉ là tôi, tôi, tôi nên nhìn về phía này, hơi sợ hãi; thái độ ấy làm cho chúng ta xa cách với người khác; nhìn về phía nọ, sợ hãi; phía khác, không tin tưởng đưa đến kết quả cô độc. Một cảm giác bất an điều này mang đến sợ hãi, sợ hãi diễn dịch thành thất vọng, giận dữ... Nên một khi sự cởi mở, quan tâm đến sự cát tường của người khác, chăm sóc đến lợi ích của người khác thì càng tự tin hơn thì chúng ta có thể hành động trung thực, chân thật mở ra một sự trong sáng. Điều ấy làm giảm thiểu sợ hãi. Nhìn về phía này, ô, những anh chị em con người. Nhìn về phía này, những anh chị em loài người.

Thảng hoặc, khi chúng ta biểu lộ thái độ thân thiện, người đối diện không như vậy, tiêu cực, thì trường hợp ấy chúng ta có quyền hành động phù hợp với hoàn cảnh này. Có phải thế không? (cười) Nhưng trước tiên chúng ta phải chìa tay ra, và hầu hết mọi trường hợp, kể cả thú vật, nếu chúng ta cởi mở, nhiệt tình, một cảm nhận quan tâm đối với họ, họ cũng sẽ đáp ứng lại. Tính nhân bản chúng ta đột nhiên bừng dậy. Trong một vài trường hợp, tôi nghĩ là ở Đức Quốc, khi tôi đi ngang qua những con đường trên xe của tôi, tôi chỉ nở những nụ cười với mọi người, một ngày nọ, một người phụ nữ trẻ tuổi đi ngang qua, tôi nở nụ cười thông thường, nhưng người phụ nữ ấy cảm thấy nghi ngờ, chau mày (cười). Nên nụ cười của tôi thay vì làm sảng khoái người khác lại làm sợ hãi vì sự nghi ngờ. Thế là tôi quay về phía khác (mọi người cười).Cho nên, tôi thật sự tin rằng lòng nhiệt tình, trái tim tình cảm là điều chúng ta học từ những bà mẹ của chúng ta, điều này phải giữ gìn cho đến lúc chết. Một cách vật lý mà nói thân thể chúng ta cũng được lợi lạc. Thân thể chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, khỏe mạnh hơn.

Trong một cuộc gặp gở của những nhà khoa học, chúng tôi có châm ngôn: "Tâm hồn khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh"[2](Một tinh thần khỏe mạnh trong một thân thể cường tráng). Tâm hồn khỏe mạnh rất quan hệ với một thân thể khỏe mạnh. Rồi thì vào lúc khởi đầu, tôi thật sự đề cập rằng, "Nhằm để mang đến một sự tiếp cận thực tiển, chúng ta trước nhất phải biết thực tại một cách trọn vẹn. Nhằm để tri nhận thực tại một cách trọn vẹn, tâm thức chúng ta phải tĩnh lặng. Nếu tâm tư chúng ta liên hệ quá nhiều với cảm xúc, thế thì tâm hồn chúng ta trở nên thành kiến, qua cách ấy chúng ta không thể thấy mọi việc một cách khách quan. Cho nên nhằm để tiến hành việc khảo sát một cách khách quan, tâm tư chúng ta phải trở nên tĩnh lặng, phải là trung tính." Nên ở đây, lòng nhiệt tình có một vai trò quan trọng. Vì vậy, trong lãnh vực giáo dục cũng thế, tôi nghĩ sinh viên liên tục sợ hãi, một cách không thoải mái, điều ấy tôi nghĩ là một chướng ngại cho việc học tập. Tươi mát, sôi nổi, hăng hái, vui vẻ thì chúng ta có thể học hỏi tốt đẹp hơn.

Nên tôi nghĩ ở mỗi trình độ của đời sống con người, một nhà chuyên môn, một giáo sư, ... tâm tư chúng ta cởi mở hơn, tĩnh lặng hơn, thì chúng ta có thể tiến hành việc làm của chúng ta khoa học, chính trị, kinh tế,... hay mọi thứ, rồi thì sự thành công rất lệ thuộc trên sự tiếp cận thực tiển. Sự tiếp cận thực tiển xét cho cùng lại tác động cho sự tĩnh lặng của tâm hồn, lòng tự tin, sự cởi mở. Đấy là đạo đức thế tục bất chấp người ấy là một người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng. Hãy nghĩ thêm về những điều này. (vổ tay).

Xin chân thành cảm ơn. Đây là hạnh phúc chân thật. Những điều này thật sự có lợi cho tôi. Nếu quý vị thấy có ý nghĩa, lợi lạc thì hãy cố gắng thực tập, còn nếu thấy không có lợi ích gì thì hãy quên đi (mọi người cười).

Hết giờ cho hỏi đáp rồi! Một hay hai câu hỏi. Một câu hỏi nào đấy chứ!

HỎI: Tôi làm việc ở một Casino Âu châu. Khi người ta ghiền đánh bạc, thua nhiều tiền rồi thì nhiều năng lượng tiêu cực phát ra. Công ty của tôi phải làm gì với điều này? Và cá nhân tôi phải làm gì với việc này?

ĐÁP: Tôi thật sự không biết (mọi người cười và vổ tay). Thật sự thì những năng lượng tiêu cực ấy tự phát ra.

Nguyên tác: The Art of Happiness - Klagenfurt, Austria
Ẩn Tâm Lộ ngày 3/7/2012
http://www.youtube.com/watch?v=ZvTnNIO1BT0&feature=g-all-u


[1]Secularism: (thông thường là) sự đấu tranh cho tính không tôn giáo của nhà trường

[2]Healthy minh, healthy body

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2016(Xem: 10749)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
22/12/2016(Xem: 28573)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 8390)
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo. Phật nói cô giữ gìn 2 điều: Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. Hai là phải luôn soi gương. Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
18/12/2016(Xem: 6226)
Như thông lệ hằng năm, giữa tháng 12 là lúc thời điểm Pháp hội Puja of Merit Accumulation khai hội tu tập & cầu nguyện cho'' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này, chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 1 tuẫn lễ pháp hội diễn ra. (Dec 15 to Dec 22-2016)
14/12/2016(Xem: 13346)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
12/12/2016(Xem: 7051)
Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới? Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).
09/12/2016(Xem: 7241)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
09/12/2016(Xem: 6882)
"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự". Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.
03/12/2016(Xem: 5664)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêmtại đảo quốc xinh đẹp này. Và cũng kỳ lạ, Omar Perez, một nhà thơ và là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Cuba – con trai của lãnh tụ du kích Che Guevara – đã trở thành một tu sĩ Thiền Tông.
03/12/2016(Xem: 6232)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]