Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khẩu nghiệp

09/02/201422:42(Xem: 13382)
Khẩu nghiệp
hoasen3



KHẨU NGHIỆP





Tục ngữ Việt nam có những câu:

“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

hoặc:
“Tiếng chào cao hơn cổ”

hoặc
“Ngọt mật chết ruồi”. .v. v...

Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.

Khẩu nghiệp là kết quả của cái miệng. Mà nhiệm vụ của cái miệng bao gồm sự ăn uống và cách diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người. Khẩu nghiệp muốn ám chỉ hậu quả của lời nói, và hậu quả của lời nói có thể tốt hoặc xấu.
Sau đây là một câu chuyện trong quốc văn giáo khoa thư. Một hôm ông phú hộ ra lệnh cho người làm giết heo và chọn phần quí nhất của con heo làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông một món ăn mà phần quí nhất là cái lưỡi heo. Ông phú hộ hỏi tại sao thì người làm trả lời rằng cái lưỡi là bộ phận quí nhất, vì nhờ cái lưỡi mà con người có thể diễn đạt những tình cảm chân thành, những ý tưởng cao siêu, ích nước lợi dân và có ích cho nhân loại. Ít lâu sau, ông phú hộ lại ra lệnh cho người làm giết heo và chọn một bộ phận xấu xa nhất làm cho ông một món ăn. Người làm vâng lời và sau đó dâng cho ông phú hộ một dĩa đồ ăn mà bộ phận xấu xa nhất lại cũng là cái lưỡi heo.
Ông phú hộ hỏi tại sao, người làm bèn trả lời rằng vì cái lưỡi có thể nói lên những lời nói xấu xa nhất tàn ác nhất làm tan nát gia đình xã hội và có thể khuynh đảo nước nhà ngay cả làm hại cho nhân loại. Ông phú hộ vô cùng ngợi khen sự thông minh của người làm. Thật là cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo.

Người xưa có nói “nhứt ngôn khả dĩ hưng bang, nhứt ngôn khả dĩ tán bang” nghĩa là một lời nói có thể xây dựng nước nhà, mà cũng có thể làm tan nát nước nhà.
Phật giáo cho rằng con người có ba cái nghiệp chánh, thân, khẩu và ý, mà xem ra khẩu nghiệp lại có thể gây nên tai hại nhiều nhứt hơn cả hai nghiệp kia tức là thân nghiệp và ý nghiệp. 
Nghiệp tốt của lời nói được gọi là thiện khẩu nghiệp. Nếu miệng người đọc những lời cầu nguyện cùng các đấng thiêng liêng cầu nguyện cho chúng sanh cùng thế giới thì những lời cầu từ miệng nói ra như là phun châu nhả ngọc. Nếu miệng nói ra điều lành, điều tốt cho mọi người và cho chúng sanh, hoặc nói lên lời giáo hoá, dạy dỗ con người như phát ra ánh sáng đẹp đẻ phá trừ ngu si tăm tối, hoặc thốt lên lời nói thành thật biểu lộ tình thương yêu an ủi kẻ khổ đau, thì những lời nói ấy là thiện nghiệp.

Cái lưỡi là một lợi khí không nhỏ của nhơn sanh. Nó có thể tạo lợi ích mà cũng có thể gây tai hại. Muốn làm hại người khác, người ta không ngần ngại dùng cái lưỡi để bóp méo sự thật để biến kẻ ân thành oán, tạo nên sự giận dữ, hận thù, dẫn đến chỗ tương sát tương tàn, biết bao thảm kịch nước mất nhà tan cũng đều do miệng lưỡi, cái lưỡi có thể tạo những sự chia rẽ, những sự phân tranh phá tan sự đoàn kết, tình thân yêu của nhơn loại, nó cũng là nguồn cội của bao sự bất hòa, hiềm khích.

Khẩu thì có bốn nghiệp: nói thêu dệt, nói không thật, nói lời ác, nói lưỡi hai chiều.
Nói lời thêu dệt thì đại khái như đặt ra những chuyện xấu nhằm làm tổn hại danh dự của người nào, khiến người khác có ấn tượng xấu về người này.
Nói không thật, hay vọng ngữ, là điều mọi người dễ phạm phải. Nhiều khi nói không đúng sự thật, nói lời dối ngụy mà vô tình không hay biết.

Nói lời ác, là dùng lời thô lỗ mắng người khác, chọn những câu thật tục tĩu khó nghe, hay những lời độc địa, như vậy gọi là ác khẩu.
Nói lưỡi hai chiều, cũng như kẻ mang hai bộ mặt, trước mặt anh A thì nói xấu anh B, trước mặt anh B thì nói xấu anh A, gây mâu thuẫn giữa hai người, làm cho họ xích mích với nhau như nước với lửa, trong khi ấy thì mình đứng ở ngoài bàng quan xem hai bên kình địch nhau, nghêu cò tranh chấp cho ngư ông thủ lợi.

Những lời nói nhiều khi rất ngọt ngào, làm cho người khác dễ dàng tin theo, nhưng sự thật thì toàn là những dối trá thêu dệt, gây nên sự hiểu lầm giữa con người và con người. Người ta hay gọi là ngọt mật chết ruồi, hay còn gọi là khẩu mật phúc kiếm, nghĩa là lời nói ngọt ngào như mật, mà bụng thì chứa gươm đao. 
Tục ngữ Việt Nam cũng còn có câu khẩu Phật tâm xà nghĩa là miệng nói lời hiền lành như Phật, mà lòng dạ độc ác như rắn độc. Khẩu Phật tâm xà chỉ loại người nham hiểm, miệng giả bộ nói lời hiền từ mà lòng dạ ác độc như rắn rít.

Khẩu Phật tâm xà đồng nghĩa khẩu mật phúc kiếm, chỉ người nham hiểm, miệng nói ngon ngọt là lòng dạ rất ác độc. Trái ngược với khẩu Phật tâm xà là khẩu tâm như nhứt là lời nói và lòng dạ như một, nghĩa là lòng suy nghĩ thế nào thì nói ra thế nấy.

Tất cả những lời nói đều do tâm mà ra. Khi tâm điên đảo xấu xa, tàn ác muốn mưu hại người khác, tâm sẽ khiến cho miệng lưỡi dùng đủ mọi mánh khoé, hoặc ngọt ngào, hoặc hung dữ, hoặc dối trá thêu dệt, nói xấu người khác và có thể làm tan nát cả cuộc đời của con người.

Trong một bối cảnh rộng lớn hơn, lời nói có thể làm tạo nên hiềm khích giữa các quốc gia hoặc cộng đồng nhơn loại, tạo nên sự tàn sát giữa quốc gia, nhà tan cửa nát, nhân loại điêu linh.

Sau đây là câu chuyện từ quyển quốc văn giáo khoa thư. Một người khách cưỡi ngựa qua một làng nọ, tiếng vó ngựa làm giật mình một con chó đang nằm ngủ bên đường. Con chó hoảng sợ sủa vang, người khách tức giận, bèn la lên “chó dại, chó dại,” người đi đường tưởng thật bèn rượt theo đập chết con chó. Nguy hiểm thay! chỉ vỏn vẹn mấy tiếng để vu cáo con chó mà có thể giết chết được con vật. Còn trong lịch sử, ta cũng thường thấy nhiều vị hôn quân nghe lời dèm xiểm của kẻ nịnh thần mà giết kẻ tôi trung.

Về phương diện nhân sinh, khi người khác nhận ra những lời giả dối, lường gạt hại người, họ sẽ không còn tin tưởng, mà trái lại sẽ khinh miệt, ghê tởm và sợ hải những người giả dối. Không còn ai muốn giao tiếp với người giả dối, và họ sẽ nhận nhiều đau khổ từ hậu quả của những việc mình làm. Luật lệ Hoa kỳ phạt tội nặng những người giả dối tuỳ theo hậu quả của những hành động gian dối. Khi nói dối trước toà án, người nói dối coi như lũng đoạn công lý và có thể bị phạt tù tới năm năm. Ở Anh quốc, tội nói dối trước toà có thể bị phạt tù chung thân khổ sai.

Tôn giáo coi nói dối là một tội lỗi, và là một Giới cấm mà ta có thể thấy trong bất cứ tôn giáo nào, từ Phật giáo, đến Khổng giáo, đến Thiên Chúa giáo.

Đạo Cao Đài coi Giới cấm vọng ngữ là một Giới cấm vô cùng quan trọng.
Đức Chí Tôn có dạy rằng: Thầy đã nói rằng nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng: đấng chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Ðấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa phán xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả; lại nữa, các chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình đã chẳng phải giữ gìn các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi là "lộn lương tâm" là đó. Bởi vậy chư Hiền, chư Thánh Nho nói rằng: "Khi nhơn tức khi tâm," "Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã." Như các con nói dối, trước chưa dối với người, thì các con đã nói dối với lương tâm, tức là chơn linh.
Thầy đã nói chơn linh ấy đem nạp vào Tòa phán xét từ lời nói của các con, dầu những lời nói ấy không thiệt hành mặc dầu, chớ tội hình cũng đồng một thể. Nơi Tòa phán xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể”.

Lời dạy này cho thấy rằng khi ta dối người, thì là đã dối mình, tức là dối lương tâm của mình. Lương tâm của mình là một phần linh quang của Đức Chí Tôn, nên dối lương tâm tức là dối Đức Chí Tôn. Ngày xưa dối vua là phạm tội khi quân phải bị chém đầu, mà dối Đức Chí Tôn thì tội lỗi biết là bao.

Con đường tu hành có nhiều giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là Giới, có giữ Giới được mới có thể bước qua giai đoạn kế tiếp tức là định, huệ, tri kiến và giải thoát. Mà nếu ta không giữ Giới được thì mong gì tiến tới trên con đường tu hành, còn mong gì được hiệp một cùng Đức Chí Tôn. Ngoài ra, nói dối có thể gây nên tội ác, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Mà đã gây nên tội tình thì lương tâm dày vò cắn rứt làm cho mình bị đau khổ triền miên.

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành, là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo, là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất, là nghiệp lực chính yếu đưa con người đọa xuống ác đạo, khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng, khiến cho con người không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh, làm chúng sanh mất đi đạo tâm, làm mất đi thiện căn con người.
Tội gây ra bởi khẩu nghiệp sâu nặng không gì sánh bằng. Người tu hành nếu không dứt đoạn được khẩu nghiệp thời vĩnh viễn phải bị đọa vào đường ác, gánh chịu “khổ khẩu vô lượng” không có ngày ra khỏi.

Cũng có trường hợp nói dối không hại người, mà nhiều khi nói dối có thể giúp người và được gọi là thiện nghiệp. Khẩu nghiệp có thể tốt hoặc xấu, tuỳ theo sự nói dối làm hại hay là làm lợi cho người. Những lời nói tốt đẹp dạy dỗ hướng dẫn người đời sống hợp theo đạo lý là một hành động đạo đức tốt đẹp và cao thượng và được coi như là thiện nghiệp. Những lời nói tốt đẹp hay xấu xa đều do nơi tâm của con người mà ra. Người ác tâm nói lên lời lẽ ác độc có hại cho người, nhưng nhiều khi lời nói ác độc trở thành thói quen và sẽ duy trì hoặc tạo thêm tánh ác. Do đó, con người muốn tu tâm sửa tánh trước phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, đừng để lời nói của mình gây nên ác nghiệp.

Phật giáo coi thân, khẩu, ý là ba trở ngại lớn trong con đường tu hành và khuyến khích người tu nên tịnh thân, tịnh khẩu, và tịnh ý.
Muốn tịnh khẩu để tu hành con người phải quyết chí. Sau đó là tĩnh lặng. Tĩnh lặng là một trạng thái tự nhiên của mọi vật. Âm thanh là sự náo động, nhiễu loạn. Sự nhiễu loạn của tư tưởng và âm thanh làm tiêu hao khí lực của con người.

Đạo giáo có dạy rằng khẩu khai thần khí tán, thiệt động thị phi sanh, nghĩa là mở miệng thì thần khí hao tán, lưỡi động thì sanh thị phi. Do đó tịnh khẩu là một biện pháp bảo vệ khí lực, phục hồi sức khoẻ bản thân và làm cơ thể trở nên trẻ trung. Hơn nữa nếu ta muốn chứng nghiệm về Đạo để đi vào cốt lõi bên trong của sự sống thì không có cách nào tốt hơn là im lặng.
Như một vị thầy từ xưa đã nói “Tiết kiệm lời nói là trở về với tự nhiên”, và “Những người nói nhiều là những người hiểu ít”. Đức Lão Tử dạy rằng lời thật thì không đẹp, lời đẹp lại không thật, người tốt thì không hùng biện, người hùng biện lại khộng tốt, kẻ biết thì không cần học rộng, kẻ học rộng lại không biết. Có nhiều cách để trau dồi lời ăn tiếng nói:

- Thứ nhất là nên hiểu giá trị của lời nói, mỗi ngôn từ phát ra đều là dạng khí, nó biểu trưng cho sức sống. Nếu muốn có sức mạnh ta cần phải bảo vệ khí lực của mình bằng cách đặt một giá trị vào từng lời nói, không nên nói nhiều, nói thừa và nói tràng giang đại hải. Có nghĩa là ta sẽ không nói nếu không cần thiết phải nói. Ta phải cố tìm ra lời nói thích hợp và chính xác cho từng trường hợp giao tiếp.
Bằng cách đó ta sẽ biết được khí lực của mình.
Lời nói của ta sẽ có tiếng vang và ảnh hưởng. Hơn thế nếu muốn lời nói có giá trị, ta phải biết giữ gìn lời nói. Có nghĩa là để nói sao mà không bị lỡ lời, không phải xin lỗi người khác. Cuối cùng, ta đừng nói lời khoác lác khuếch trương.

- Thứ hai là im lặng, vì khi im lặng ta càng tiến gần tới sự thật. Vì Đạo là vô vi nên ta không thể nói một điều gì về nó cả mà chỉ có thể cảm nhận nó.

- Thứ ba là không đua tranh, hơn lời và tranh cãi: Nên để cho mình thấp hơn người khác. Thánh nhân không bao giờ tranh lời. Khi ta không nói, tư tưởng ta được bình yên, nó sẽ tìm ra lối xử lý thích đáng.

- Thứ tư là đừng chỉ trích và phê phán: Đạo là không phê phán chỉ trích. Người có Đạo không chỉ trích kẻ khác, họ có một sự từ bi vô lượng. Họ yên lặng chấp nhận mọi thứ, mọi người khác trong yên lặng và ủng hộ mọi người làm theo cái lý của họ. Sự chỉ trích và bình luận kẻ khác làm tiêu phí năng lực, khuấy nhiễu tâm hồn của ta làm con người bị mệt mỏi.
Thứ năm là khi cần phải nói, hãy nói vắn tắt, gọn gàng.
Muốn giữ gìn lời ăn tiếng nói, ta cần tịnh khẩu một ngày mỗi tuần. Khi tịnh khẩu ta sẽ tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn.

Tâm là chính yếu, muốn tịnh khẩu trước phải tịnh tâm. Trong con người, tai ghi nhận âm thanh; mắt chụp lại hình ảnh; vị giác (lưỡi) xúc giác báo cáo cảm giác; tất cả đưa về não bộ (Tâm hay Ý). Chính Tâm (Ý) sẽ quyết định rồi thân và miệng sẽ phát động.
Do đó khi tịnh tâm, ta có thể dùng tâm chế ngự lời nói để tạo nên thiện nghiệp.

Sau đây là một đoạn trong bài Kinh Sám Hối:

Gìn lòng ngay thẳng thật thà,
Nói năng minh chánh lời ra phải nhìn.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Dối người nào khác dối Trời.
Trời đâu dám dối ra đời ngỗ ngang.

Tất cả đều do tâm, con người phải mở rộng tình thương yêu đến với tất cả mọi chúng sanh. Khi thương yêu tất con người sẽ có những lời nói êm đềm, tốt đẹp và xây dựng. Tình thương yêu chân thật là giải pháp tốt đẹp cho tất cả những vấn đề ở thế gian.

BÙI ĐẮC HÙM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2018(Xem: 6455)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7649)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7658)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8683)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9149)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10071)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
19/12/2017(Xem: 8333)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10413)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 7931)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8533)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]