Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gia đình là vị Thầy Tâm Linh

07/02/201408:39(Xem: 9245)
Gia đình là vị Thầy Tâm Linh
lama_zopaGIA ĐÌNH
LÀ VỊ THẦY TÂM LINH

Lama Zopa Rinpoche

Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề. Dưới đây là những lời hướng dẫn của ngài Lama Zopa Rinpoche dành cho bác tài, nhưng chúng cũng có thể áp dụng cho chúng ta.

Ra là bác đang rất giận gia đình. Tuy nhiên tôi muốn nhắc nhở rằng phát khởi lòng sân hận là không tốt, bác phải tìm giải pháp khác. Bác phải có trách nhiệm ngăn chặn vấn đề đó. Ngay khi nhận ra điều đó, thì bác đã tiến một bước đến hạnh phúc và bình an. Không nhận ra điều đó sớm, bác cũng như các thành viên khác trong gia đình sẽ không có được an bình trong cuộc sống hằng ngày, trong từng phút giây. Chúng ta càng có thể giảm bớt sự nóng nảy, giận dữ thì chúng ta càng có thể mang hạnh phúc, bình an đến cho tất cả mọi chúng sinh trên thế giới này. Kể cả hàng tỷ người trên thế giới và cả tỷ người ở quê hương Ấn Độ của bác. Dĩ nhiên, khỏi nói, là kể cả gia đình, hàng xóm và bản thân bác nữa.

Nếu sân hận có thể hoàn toàn được diệt trừ bằng cách hành thiền và tạo công đức, có nghĩa là bác đã dừng được việc làm hại đến tất cả mọi chúng sinh, đem lại hạnh phúc, an vui cho mọi người, không chỉ trong kiếp sống này mà trong tất cả các kiếp sống tương lai. Điều đó thật khó tin, khó tưởng tượng là bác, chỉ một cá nhân bác, lại có thể mang lợi ích đến cho bao người như thế.

Đúng ra, bác nên xem gia đình là vị thầy tâm linh vĩ đại của mình. Đức Phật đã nói rằng: Ai là kẻ thù của bạn, ai khiến bạn phải sân hận, người đó là vị thầy tâm linh của bạn. Vì sao? Đức Phật giải thích, vì họ dạy cho bạn cách huân tập lòng kham nhẫn. Để bạn luyện tâm kham nhẫn với họ. Người duy nhất có thể giúp bác thực hành điều này là người gây hấn với bác. Bác sẽ không có cơ hội để thực tập điều này với thân hữu, với người xa lạ, và dĩ nhiên là không thể với chư Phật, những vị đã không còn lòng sân hận. Vì thế kẻ thù là những bậc thầy vĩ đại; họ giúp bạn tiêu trừ sân, giúp bạn dừng lại việc gây hại cho người khác. Nhờ thế bao người được an vui, hạnh phúc. Không có sân hận thì sẽ có được hòa hợp, hạnh phúc, ngay chính trong gia đình –trong cuộc sống và trong tâm của mọi người cũng như của chính bạn.

Như thế bác thấy rằng những người gây hấn với bác hoặc chỉ trích bác, những người có tâm sân giận, lăng mạ và chỉ trích bác bằng lời lẽ của họ, hay ngay cả dùng thân đánh bác, họ là những người tử tế và đáng quý nhất. Bác phải thấy rằng họ là những người tử tế nhất trong đời bác, những người đáng quý nhất trong đời bác. Ngoài ra, nếu khởi tâm sân hận, bác sẽ tạo cho mình nghiệp xấu, dẫn đến việc phải chịu khổ trong địa ngục. Nếu bác không có tâm tham, sân và si, thì không có địa ngục. Như thế có nghĩa là những người đã giúp bác hiểu về tâm sân, thực hành tánh kham nhẫn, thì họ là những người hộ trì cho bác, bảo vệ cho bác khỏi tái sinh vào địa ngục, nơi kẻ có tội phải trải qua những hình phạt đau đớn nhất trong a tăng kỳ kiếp. Vì thế, khi bác sắp sửa khởi tâm sân, khi bác cảm nhận được nó sắp xảy ra, hãy nhớ đến những gì sẽ xảy ra cho bác ở địa ngục, với bao đau khổ. Sân cũng khiến cho nhiều người khác phải hứng chịu cùng cảnh ngộ. Vì khi họ sân giận lại bác, họ cũng phải tái sinh vào địa ngục, thay vì một cuộc sống hạnh phúc, thay vì được tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp hơn.

Đôi khi bác cũng có thể đặt mình vào vai trò của họ; nghĩ rằng họ là mình khi họ đang bài bác mình. Nếu bác làm được như thế khi người khác đang phê phán mình thì thật thú vị. Chúng ta luôn nghĩ kẻ khác xấu, bất công đối với mình, nhưng chúng ta ở đâu? Ta không thể tìm thấy ‘bản ngã’. Ta không thể tìm được con người đang bị phiền não trong thân này, từ đỉnh đầu xuống đến gót chân. Ta không thể tìm thấy ‘cái ngã’ trong mũi, trong tai, hay trên đầu mũi. Dĩ nhiên là có một ‘cái tôi’ đang tạo nghiệp xấu, đang hoang tưởng và đang khiến nhiều chúng sanh phải rơi vào địa ngục bằng cách khiến họ giận dữ, nhưng đó là điều chúng ta không thể tin. Bác cũng không thể tìm được điều đó trong tâm hay nơi thân, hay trong cả hai nơi. Phân tích sâu sắc hơn về đề tài này là điều đáng làm. Nó sẽ là một khám phá sâu sắc và gây sốc. Cho đến giờ bác tin rằng có một ‘cái ngã’ ở trong thân này, trong lồng ngực, nhưng giờ khi bác khám xét, bác không thể tìm ra nó. Ở đây tôi muốn nói đến ‘cái tôi’ mà ta thường tin vào, theo cách mà ta thường tin.

Nhà đại học giả Ấn Độ, Shantideva, nói rằng khi bạn thực hành hạnh kham nhẫn, không để tâm sân khởi lên, bạn có thể ví như mình là khúc cây hoặc quán niệm về ngã như là món kem hay ly Coca-Cola. Cũng nên nghĩ đến sự tử tế của kẻ thù, người đang giận dữ với bác, đang lăng mạ bác hay bất cứ gì. Điều đó giúp bác thực hiện được tâm kiên nhẫn ba-la-mật, con đường đưa đến giác ngộ. Không làm được như thế, bác sẽ không thể đạt được hoàn toàn giác ngộ. Không làm được như thế, bác sẽ không thể trở thành một vị Phật để giải thoát bao chúng sanh khỏi biển khổ của luân hồi và giúp họ giác ngộ, niềm hạnh phúc vĩ đại nhất. Vì thế người mà bác coi là kẻ thù, và đánh giá tâm sân hận của họ là xấu xa, thực ra đang giúp bác thực hành kham nhẫn. Người đó thực ra là đang ban tặng bác sự tự do, sự giải thoát khỏi khổ và giác ngộ bằng cách giúp bác tu tập theo con đường Đại thừa (Mahayana), của kham nhẫn ba-la-mật.
Lama_Zopa_Rinpoche_0

Ngay chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và bao chư Phật khác trong quá khứ cũng là những chúng sinh bình thường như chúng ta, với những lầm lỗi, ảo tưởng và phiền não như chúng ta. Nhưng rồi họ giác ngộ được bản chất của khổ, thực hành kham nhẫn, phát triển tâm trên con đường đạo, và đạt được giải thoát, giác ngộ. Nhờ đó họ có thể giúp bao chúng sanh giải thoát khỏi khổ và đi đến giác ngộ. Các vị ấy đã chỉ cho chúng ta, cho bao chúng sinh trên thế giới này, con đường hoàn hảo để đi đến hoàn toàn giải thoát. Các vị ấy hướng dẫn chúng ta phương cách đạt được hạnh phúc, được tái sinh vào cõi tốt đẹp hơn, và hạnh phúc tuyệt đối của việc được giải thoát khỏi luân hồi và đạt được hoàn toàn giác ngộ.

Ngoài thiền quán, hãy cố gắng trì tụng OM MANI PADME HUM -chú tụng của Bồ Tát Quán Âm, vị giác ngộ của lòng Từ Bi- mỗi ngày cho tất cả chúng sanh, để mang tất cả mọi chúng sanh, mọi loài ngạ quỷ, a-tu-la, súc sanh, loài người và chư thiên đến giác ngộ. Một loại chú khác nữa là chú tụng của Đức Phật Di Lặc, vị Phật của Tình Thương –OM MUNI MUNI MARA SOHA. Chú tụng này sẽ giúp ta phát triển tình thương yêu đến người khác, giảm sân hận, tâm độc từ bao nhiêu kiếp. Tôi sẽ rất hoan hỷ khi bác biết trì tụng các chú này, cũng như hành thiền. Thực tập kham nhẫn và từ bỏ sân hận. Xin nhắc lại: Ngày nào mà bác dừng sân hận, bác sẽ mang đến cho gia đình, cho thế giới và cho bản thân nhiều hạnh phúc. Nếu không dừng lại, bác sẽ đem lại nhiều hậu quả, khổ đau cho bản thân và cho người.

Diệu Liên Lý Thu Linh
(chuyển ngữ từThe Family As One’s Spiritual Guru, Mandala April/May 2006)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2012(Xem: 7435)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 9965)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 19739)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 12600)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 8333)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 7423)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 11405)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
28/10/2012(Xem: 6421)
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và Tinh độ nơi trần gian.
27/10/2012(Xem: 7752)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm.
26/10/2012(Xem: 5979)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]