Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buông đao thành Phật

13/12/201310:32(Xem: 9071)
Buông đao thành Phật
buong-dao-thanh-Phat
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức? Tất nhiên, người đọc cũng hiểu, thành ngữ này có tính thậm xưng, nói quá hơn sự thật, để nhắc nhở rằng mọi người đều có Phật tính; chỉ cần nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, quyết tâm từ bỏ, thì có thể thành Phật. Kinh điển nhà Phật có đề cập trường hợp phạm ác nghiệp nặng nề nhưng khi biết hối cải thì đã đạt được thánh quả.

Trường hợp thứ nhất được nêu trong kinh Angulimala, bản kinh số 86 thuộc Trung bộ, nói về một sát thủ nổi tiếng có biệt danh là Daku Angulimala (Kẻ đeo xâu chuỗi bằng ngón tay người). Dưới thời Đức Phật, ở xứ Kosala của vua Pasenadi, một dạo, có một kẻ chuyên giết người để chặt lấy một ngón tay, sau đó xâu các ngón tay ấy vào thành một chuỗi đeo ở cổ. Người này hoạt động đơn độc, không cướp của, nhưng có sức mạnh và khéo lẩn tránh. Hành vi của người này khiến dân chúng khắp cõi Kosala đều hoang mang. Dân chúng xứ Kosala cầu xin nhà vua truy lùng để trừ họa hại cho dân nhưng quan quân mấy lần vây bắt đương sự mà không thành công. 
buong-dao-thanh-Phat

Theo kinh Bổn sanh thì Đức Phật quán sát biết người này trong các tiền kiếp cũng từng có quan hệ thân tộc với Ngài và vốn là người có thiện tâm, chẳng qua vì có tà kiến rằng cần phải kiếm đủ 1.000 ngón tay để làm lễ vật dâng người dạy thần thông cho mình thì thần thông ấy mới có hiệu nghiệm nên mới trở nên tàn ác. Đức Phật quyết tâm thu phục Angulimala, vừa giải thoát tà kiến cho người này, vừa tiêu trừ họa hại cho dân chúng. Lúc ấy, Angulimala đã thu thập đủ 999 ngón tay và đang bị truy bắt ráo riết. Lệnh truy bắt Angulimala đến tai một người là phu nhân của một vị đại thần trong triều của Pasenadi; tuy không biết Angulimala là ai nhưng vị phu nhân này đoán rằng đó chính là con trai của mình, vốn có tên là Ahimsaka (Kẻ không gây hại), cái tên đã được đặt nhằm giải trừ một điềm báo khi con bà mới sanh rằng đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành một kẻ giết người không gớm tay. 

Cũng theo kinh Bổn sanh thì người con này đã được nuôi dạy rất cẩn thận để trở thành người hiền, nhưng khi trưởng thành, lại được gửi đến cách nhà vài trăm dặm để theo học một vị thầy nổi tiếng đương thời, và lập tức trở thành sát thủ ngay sau khi rời khỏi nhà thầy nên gia đình không biết về hành vi tàn ác của người con. Bà mẹ thương con, khẳng định Angulimala là con mình, tìm cách báo cho Angulimala biết lệnh truy bắt của nhà vua. Nghe tin Angulimala trốn tránh tại một khu vực hẻo lánh, bà lên đường tìm con. Bấy giờ cũng là lúc Đức Phật quyết định cứu giúp Angulimala. Đức Phật dùng thần thông tiến vào con đường nơi Angulimala rình rập chờ giết người thứ 1.000. Nhiều người thấy Đức Phật đi vào con đường ấy đều năn nỉ Ngài không nên đi tiếp vì sợ Ngài bị Angulimala làm hại. Từ chỗ ẩn nấp, trước hết Angulimala thấy có một người đang đi trên đường và nhận ra đó chính là mẹ mình. Kẻ sát nhân vừa lóe lên ý định sát hại bà để thành tựu xâu chuỗi 1.000 ngón tay thì trông thấy Đức Phật cũng đang đi tới. 

Trong một thoáng, anh ta nghĩ rằng không nên giết mẹ mà hãy cố giết vị sa-môn kia, mặc dù giết vị sa-môn thì khó khăn hơn là giết mẹ, một người phụ nữ yếu đuối. Anh ta đuổi theo Đức Phật, nhưng càng đuổi thì khoảng cách giữa anh ta với Đức Phật càng xa, mặc dù Đức Phật vẫn đi theo nhịp thiền hành. Ngạc nhiên, Angulimala gọi lớn, “Sa- môn, hãy đứng lại!”. Đức Phật trả lời y, “Ta đã đứng lại rồi, này Angulimala. Còn ngươi, cũng hãy đứng lại!”. Câu trả lời của Đức Phật làm Angulimala hoang mang. Và thiện tính của người này bừng sáng. Những câu đối đáp tiếp theo giữa kẻ sát nhân và Đức Phật đã củng cố ý thức của anh ta. Angulimala xin được theo Phật, từ bỏ ác nghiệp. Kinh Trung Bộ cho biết sau đó Angulimala tu tập tinh tấn, nhẫn nhục chịu nhiều quả báo đau khổ, rồi đạt thánh quả A-la-hán.

Trường hợp thứ hai được ghi trong kinh Đại Bát Niết- bàn thuộc Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, chỉ nhắc qua trường hợp một người làm nghề bán thịt ở thành Ba- la-nại có tên là Quảng Ngạch, mỗi ngày đều giết không biết bao nhiêu là con dê; một hôm gặp được Tôn giả Xá-lợi-phất, xin thọ Bát giới kinh một ngày một đêm, nhờ nhân duyên ấy, sau khi qua đời, được thác sanh lên cõi trời của Tỳ-sa-môn thiên vương ở phương Bắc.

Đấy là những sự tích lấy từ trong kinh điển nhà Phật, cho thấy những người làm ác một khi nhận thức được ác nghiệp, quyết tâm từ bỏ, đều có thể đạt tới sự giác ngộ tối thượng. Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ còn ghi nhận trường hợp vua Asoka (A-dục), một vị vua nổi tiếng tàn bạo, giết sạch ngay cả những người anh em cùng cha khác mẹ của mình để chiếm ngôi, mở rộng đế quốc của mình bằng những chiến dịch chinh phạt hung hãn; nhưng cũng chính cảnh tang tóc của chiến tranh đã khiến nhà vua hối hận. Ông quay đầu về với lý tưởng hòa bình của Phật giáo, trở thành một Phật tử thuần thành, một vị hoàng đế của lòng từ, góp phần truyền bá Phật giáo ra ngoài đất Ấn Độ, được người đời xưng tụng là bậc hộ pháp vĩ đại nhất của Phật giáo.

Nhìn từ góc độ cá nhân, con dao chỉ là vật để giết mổ. Nhưng đứng ở góc độ xã hội như trường hợp vua Asoka, đao trong câu thành ngữ dẫn trên có thể được hiểu là biểu tượng của quyền lực. Con người có quyền lực có thể vì tham vọng, vì vô minh, vì tà kiến mà trở nên tàn bạo. Nhưng ngay khi nhận thức được ác nghiệp, thì chính quyền lực đem lại phúc lợi lớn cho nhiều người.

Lịch sử luôn lên án những cuộc chinh phục vì tham vọng, những hoạt động buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ quy mô toàn cầu, những cuộc chiến tranh xâm lược tiêu diệt hẳn một vài dân tộc và nền văn hóa, vì tà kiến cho rằng chỉ có đấng thượng đế mà mình tôn sùng mới chính đáng, còn tất cả những niềm tin khác biệt đều là tà giáo. Lịch sử cũng phê phán gay gắt những bạo chúa sử dụng quyền lực giết hại nhiều người, cưỡng đoạt của nhân dân làm kiệt quệ đất nước chỉ phục vụ cho cá nhân và dòng tộc. Lịch sử cũng kết tội những nhà tư bản chỉ biết lũng đoạn đầu cơ bóc lột người lao động, người tiêu thụ để làm giàu cho chính mình, tập trung những khoản của cải kếch xù mà không biết giúp đỡ ai.

Nhưng lịch sử cũng ghi nhận công ơn không ít những nhà chính trị, quân sự phải giải quyết vấn đề độc lập, tự do, phú cường cho đất nước, biết sử dụng công cụ quyền lực để trừng trị kẻ xấu xa hại dân hại nước một cách chính đáng, biết giảm thiểu thiệt hại trong mọi quá trình tranh chấp, biết dưỡng sức dân trong chiến tranh để hướng đến lúc xây dựng trong hòa bình.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 143
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 7888)
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học, và hầu như khoa học ảnh hưởng đến mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta. Kể từ cuộc cách mang khoa học thế kỷ mười bảy, khoa học đã không ngừng vận dụng những ảnh hưởng lớn lao của nó trên những gì chúng ta nghĩ và làm.
27/06/2011(Xem: 9391)
Tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trongâm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong thángnày, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêu độ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?”
23/06/2011(Xem: 7750)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa đượcphát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-độngcủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay nhằm giải thoát cho quê hương Tây Tạngcủa Ngài. Ngài kêu gọi thế giới ủng hộ cuộc tranh đấu của Ngài chống lại mộttrong những tệ trạng bất công khả ố và lộ liễu nhất trong thời đại chúng ta : đấylà tội ác diệt chủng đối với dân tộc Tây Tạng và sự hủy diệt nền văn hóa ngànnăm của quê hương đó. Khí giới của Ngài vỏn vẹn chỉ có "lòng can đảm, công lý và sự thật".
20/06/2011(Xem: 9423)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 12841)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
17/06/2011(Xem: 5690)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắng có dụng ý khi thiền định không là thiền định.
14/06/2011(Xem: 7842)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có những nghiên cứu riêng chỉ ra rằng, Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội, lớn hơn cả Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo - tới 300 tuổi. Nội dung này nằm trong bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".
12/06/2011(Xem: 7230)
Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.
11/06/2011(Xem: 5339)
Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
11/06/2011(Xem: 6482)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]