Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin nhân quả, tạo phước đức....

12/12/201317:30(Xem: 7677)
Tin nhân quả, tạo phước đức....
TVQD_ Tuong Dong Phat Thich Ca

Tin nhân quả, tạo phước đức, sống chân thường


Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc.

Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.

1. Tin nhân quả:

Hạnh phúc không do may rủi, ngẫu nhiên. Người nào nói hạnh phúc tôi đang có là do may rủi ngẫu nhiên thì đó là người theo chủ nghĩa hư vô, đoạn kiến. Đoạn kiến vì cho là có quả mà không có nhân. Còn cho là ông Trời ưu đãi tôi, ban cho tôi nhiều hạnh phúc thì đó là chủ nghĩa hằng hữu, thường kiến. Số tôi may mà. Thường kiến vì cho mọi sự đã được xếp đặt rồi, không do nhân quả nào cả. Kết quả hạnh phúc đang có phải có do những nguyên nhân của hạnh phúc mà tôi đã tạo được. Hành động làm ra, tạo ra chính là nhân, và nhân phải sinh ra quả. Hành động (karma, nghiệp) tốt thì ra quả tốt, hành động xấu thì ra quả xấu.

Tin nhân quả và hành động theo luật nhân quả là tự điều khiển đời mình. Muốn quả nào thì gieo nhân đó. Muốn có quả nào thì làm nhân đó. Muốn người khác tin mình mà hay nói dối thì quả đó không thể có được. Muốn không ai làm hại mình mà hay làm hại người khác thì chuyện đó không thể có được, Sự lựa chọn nhân tốt hay nhân xấu tạo nên “số phận” của chúng ta. Khi lựa chọn nhân quả là chúng ta đã tự do. Như thế chúng ta đã thoát khỏi nhân quả, theo ý nghĩa là chúng ta đã thoát khỏi những nhân quả xấu, những tai họa tương lai cho chúng ta. Từ đây chúng ta tự do, không còn “bị”, “chịu”, “phải”… Với luật nhân quả, từ đây chúng ta chỉ có lời, không bị lỗ, trong cuộc đời nhiều rối rắm này.

Tin nhân quả là tin yêu đời sống, vì sẽ không có quả xấu nào xảy đến với ta nếu chúng ta không có nhân xấu ấy. Tin yêu đời sống vì sự công bằng của đời sống chính là luật nhân quả, chẳng ai có thể ăn gian ai, chẳng ai có thể gian lận được với luật nhân quả. Tin nhân quả thì không có hối hận, đổ thừa, trách móc. Ý nghĩa của cuộc đời là dám nhận trách nhiệm với cuộc đời mình. Từ đó mới có tiến bộ, đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Với luật nhân quả, chúng ta có thể điều khiển, chọn lựa cuộc đời mình một cách tự do. Đó là hạnh phúc.

2. Tạo phước đức:

Tạo phước đức là làm một cái gì đó có lợi ích cho người khác. Theo đúng luật nhân quả, làm lợi ích cho người khác là một nhân, thì nhân đó sẽ thành quả, tức là mình cũng sẽ được lại một lợi ích nào đó. Suốt ngày luôn luôn có thể tạo phước đức, làm cho người khác và môi trường chung quanh một chút gì đó đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Buổi sáng quét ngoài hàng rào, vứt vào trong một cục đá có thể làm té người đi đường. Lượm một giấy rác bỏ vào thùng rác công cộng. Săn sóc một chậu hoa trong vườn cho người khác vui thích khi đến nhà…Nhưng làm lợi ích cho người khác và môi trường chung quanh không chỉ vì lợi ích để dành về sau cho mình. Bên dưới hành động đó còn có động cơ là lòng từ bi. Người ta làm phước đức do lòng từ bi. Khi có lòng từ bi hiện diện thì khi ấy có hạnh phúc.

Không chờ đợi kết quả ắt phải đến, ngay khi làm lợi ích cho người khác chúng ta liền có niềm vui, hạnh phúc vì lúc đó chúng ta có từ bi. Tạo phước đức là sự thể hiện của lòng từ bi thành hành động. Nếu làm lợi ích cho đời với một tâm thức có trí huệ, nghĩa là không tham, không sân, không si, không bám chấp, thì càng làm lợi ích chúng ta càng giải thoát, càng tự do. Lúc ấy phước đức được gọi là công đức vì gắn với trí huệ và cũng gắn với từ bi. 
Làm việc phước đức có thể gắn liền với thực hành trí huệ. Kinh Kim Cương nói: “Bố thí (phước đức) mà không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (trí huệ)”. Khi tâm không trụ vào các tướng, tâm ấy bao la, do đó phước đức cũng trở nên bao la. Kinh nói tiếp: “Nếu Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí thì phước đức ấy không thể tính lường”. Phước đức được gắn liền với trí huệ thì đây là con đường Bồ-tát, Bồ-tát hạnh. Nơi Bồ-tát hạnh, trí huệ và từ bi hợp nhất.

3. Sống chân thường 

Phước đức nào được hưởng thì cũng có ngày hết. Quả tốt bao nhiêu cũng theo luật vô thường có sanh thì có diệt rồi cũng không còn. Khi ý thức điều đó, chúng ta nhắm đến một hạnh phúc cao hơn, bền vững hơn, thường trực hơn. Hạnh phúc ấy nói theo kinh điển Pali là “hạnh phúc tối thượng”, “vĩnh cửu”, “bất hoại”, “bất diệt”, “không tùy thuộc thế gian”…Tất cả mọi con đường, mọi pháp môn, mọi tông phái Phật giáo đều để đưa đến Quả này. 
Tất cả đều nói rằng Quả hạnh phúc tối thượng này nằm trong chính thân tâm mỗi người. Thực hành là khám phá ra điều đó. Cho nên hạnh phúc này là bình đẳng tuyệt đối. Không phải tranh giành nhau, không phải hơn kém nhau, không phải nơi đây mới có nơi kia không có, chỗ này ít hơn chỗ kia nhiều hơn. Không tùy theo thế gian là như vậy.

Sống chân thường là:

Dầu sống một trăm năm
Không thấy cái Bất diệt
Không bằng chỉ một ngày
Thấy được cái Bất tử

Dầu sống một trăm năm
Không thấy pháp tối thượng
Không bằng chỉ một ngày
Thấy được pháp tối thượng 

(Kinh Pháp Cú, phẩm Ngàn)

Kinh điển Sanskrit gọi “pháp tối thượng”, “cái bất tử” này là “pháp tánh” hay “thật tướng của tất cả các pháp”. Đã gọi là thật tướng của tất cả các pháp mà các pháp thì chỗ nào cũng có, cho nên nơi bất cứ pháp nào cũng có thể gặp và sống cái thật tướng này. Nơi bất cứ cái gì của đời sống, nơi không gian nào thời gian nào cũng có thể thấy ra và sống cái thật tướng này. Nhờ cái thật tướng của tất cả các pháp này, đời sống mới tìm thấy ý nghĩa đích thật của nó. 
Nếu không có ý nghĩa đó, mà kinh điển gọi là Đệ nhất nghĩa đế, đời sống chỉ là vô thường, sanh trụ dị diệt, khổ đau và trôi về hướng hư vô. Cho nên phải nói rằng đạo Phật cứu đời sống, gồm ta, người và thế giới, ra khỏi hoại diệt hư vô bằng pháp tối thượng, cái bất tử, bằng thật tướng và thật nghĩa của tất cả các pháp. Sống được cái pháp tối thượng, cái bất tử, cái thật tướng của tất cả các pháp này gọi là sống chân thường. Đời sống chân thường này ở khắp tất cả.

Ở trên là ba con đường đi đến hạnh phúc. Ba con đường đó không riêng rẽ mà thật ra không lìa nhau, có thể hợp nhất thành một con đường lớn tiến đến mục đích tối hậu của đời người. Chúng ta có thể cùng một lúc đi cả ba con đường, vì cả ba cùng là một, trong cái này có cái kia. Cụ thể là người ta có thể vừa sống chân thường, vừa làm theo luật nhân quả, và vừa làm lợi ích cho những người khác.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 190

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2015(Xem: 14950)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 15325)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
06/10/2015(Xem: 11166)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 9685)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
03/10/2015(Xem: 14691)
Cuốn sách "Hạnh phúc đích thực" tập hợp những bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh xung quanh chuyện tạo dựng hạnh phúc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên cách tìm hạnh phúc tự thân / 'Kết một tràng hoa' đi tìm những điều vi diệu của cuộc sống Năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, các khóa tu tại nhiều nơi như Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook... Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong hành trình đó và thực hiện những cuộc phỏng vấn để đăng báo.
03/10/2015(Xem: 9353)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
03/10/2015(Xem: 19058)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
03/10/2015(Xem: 9279)
(1) Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹp là vị bổn sư tử tế, hoàn hảo và thanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu. Nhờ thấy rõ điều này và gắng sức, Xin hộ trì cho con thành kính nương tựa nơi ngài.
03/10/2015(Xem: 8272)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau.
03/10/2015(Xem: 10270)
Xin đảnh lễ chư đạo sư đáng tôn kính nhất! (1) Tôi sẽ hết lòng giảng giải, Các điểm trọng yếu trong tất cả Kinh điển của Đấng Chiến Thắng, Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]