Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa việc xuất gia

12/12/201317:27(Xem: 7482)
Ý nghĩa việc xuất gia
Ý Nghĩa việc Xuất Gia 

Thích Thiện Chánh

Sc_Hoang_Nghiem1.Tại sao gọi là xuất gia

Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục. Ở Ấn Độ thời cổ đại, cũng có những đạo sĩ Bà –la-môn tu theo hạnh xuất gia, tuy có hình thức tương tự , nhưng chính Đức Thích Ca Mâu Ni đã mang lại cho đời sống của người xuất gia theo đạo Phật một ý nghĩa đầy đủ và thực tiễn hơn. Kinh Tăng Nhứt A-hàm có dạy: ”người xuống tóc xuất gia học đạo thì phải có niềm tin kiên cố, nếu không đủ ý nghĩa như tên gọi này thì chớ nên xưng là đệ tử của Đức Thích Ca “.

Thật vậy, sau khi xuất gia, Sa- môn Cồ-Đàm đã phát bốn lời hoằng nguyện, đó là nguyện cứu các khổ nạn của chúng sanh, nguyện trừ các chướng hoặc của chúng sanh, nguyện đoạn các tà kiến của chúng sanh, và nguyện độ chúng sanh ra khỏi vòng sanh tử . Sau sáu năm tìm kiếm, Ngài xác định con đương để thành tựu những lời hoằng nguyện ấy, được loài người tôn xưng là bậc giải thoát, là Phật.Như thế, xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sanh. Đã làm người xuất gia thì phải luôn luôn tự kiểm điểm mình bằng bốn lời hoằng nguyện trên.

Dựa vào hạnh nguyện của hành giả, cổ đức vẫn cho rằng người xuất gia có ba hạng.

a.Thân và tâm đều xuất gia:Xuất gia là do mỗi cá nhân tự nguyện, không ai và cũng không quyền lực nào có thể buộc một người xuất gia. Khi người xuất gia đã rời nhà vào ở trong chùa thì gọi là thân xuất gia. Khi tâm ngườii đó không còn hướng ra bên ngoài tham muốn các thú vui của năm dục, không còn màng đến danh lợi được mất, thì đó là tâm xuất gia. Thân và tâm của một người xuất gia đã đồng nhất, an bần lạc đạo, nên gọi là thân và tâm đều xuất gia. Đây chính là trường hợp lý tưởng nhất đối với một hành giả và cũng là bổn phận của người xuất gia.

b. Thân xuất gia mà tâm không xuất gia:Đây là trường hợp những người gởi thân trong chùa nhưng tâm của họ vẫn còn vọng tưởng, chạy đuổi theo cái vui của năm dục. Ngườii như vậy chỉ xuất gia vì cuộc sống hưởng lạc, vì tiếng thơm để người khác ngưỡng mộ. Đức Phật đã cho biết, vào thời mạn pháp thường thấy nhiều hạng người xuất gia như vậy.

c.Tâm xuất gia mà thân không xuất gia:Đây là hình thức xuất gia của các bậc thánh hay các vị Bồ-tát.Những vị này hoặc vì sợ lộ hình tướng khiến chúng sanh ngưỡng mộ mà trở nên mê tín, hoặc vì họ không còn chấp vào hình tướng mà chỉ chú trọng vào việc tu hành thực tiễn. Thân của họ không cần ở chùa, nhưng tâm của họ không còn ham thích các thú vui của năm dục và cũng không màng danh lợi. Hình thức này rất đặc biệt, người phàm phu không thể thực hành được, vì vậy không thể làm mô phạm cho người xuất gia thông thường.

Ở đây chỉ đề cập đến hình thức xuất gia lý tưởng nhất, đó là hình thức thứ nhất, thân và tâm đều xuất gia.

2. Xuất gia là trực tiếp đối mặt với sinh tử luân hồi

Cái mà chúng ta gọi là” nhà”t hì các bậc thánh gọi đó là lao ngục rang buộc. Kinh Niết-bàn có dạy: ” sống trong nhà thì bị bức bách rang buộc như lao tù, nó là nhân phát sinh ra các loại phiền lão. Người ra khỏi nhà thì thoải mái như hư không, nó là nhân làm tăng trưởng tất cả các thiện pháp”.Sự thể hiện rất rõ của việc xuất gia là việc từ bỏ đời sống trong ngôi nhà;cạo bỏ râu tóc,mặc áo cà sa, dùng tâm thành kính mà thọ trì giới luật Đức Phật đã chế.Nhưng đây chỉ mới là nghĩa đen, còn nghĩa bong của nó là nhờ vào việc thành kính thọ trì giới luật của Đức Phật mà có thể ra khỏi ngôi nhà phiền não, ra khỏi ngôi nhà năm uẩn, ra khỏi ngôi nhà ba cõi, được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứng đắc giác ngộ; như thế mới gọi là xuất gia đúng nghĩa. Dựa vào nhân xuất gia mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba đời chư Phật đều đã chứng thành Phật quả. Kinh Hoa Nghiêm dạy:”Người đời thường không hiểu biết gì về pháp của người xuất gia, chỉ ham thích cái vui rồi rơi vào sanh tử mà không biết cầu mong thoát khỏi. Còn Bồ-tát thì xả bỏ hết thảy thành quách tài sản, làm người xuất gia cầu mong giác ngộ”.Như vậy, xuất gia không phải là việc làm tiêu cực; mà ngược lại, đó chính là việc trực tiếp đối mặt với sanh tử luân hồi, tìm ra con đường giải thoát, gánh vác một sứ mệnh cao cả tự độ và độ tha, lợi lạc hữu tình không bao giờ mệt mỏi.

3.Xuất gia là tích cực đối diện với cuộc đời.

Xuất gia là ra khỏi sự ràng buộc của đời sống gia đình. Xưa kia, khi còn thị hiện làm Thái tử Tất-đạt –đa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy được cái khổ sanh già bệnh chết của cuộc đời; thế rồi Ngài quyết tâm từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ để xuất gia tìm cầu chân lý. Trải qua biết bao khổ hạnh để theo đuổi tất cả những phương pháp tu tập đương thời mà không kết quả, cuối cùng Ngài tự mình xác định một con đường của mình và chứng đắc giác ngộ vô thượng. Như vậy, xuất gia không phải là một việc dễ làm, càng không đơn giản để cả thân lẫn tâm đều cảm nhận được pháp lạc; cho nên, xuất gia là việc khó, phải trải qua nhiều công đoạn tu tập thực hành mới thành tựu được; là việc làm của bậc xuất trần thượng sĩ, không phải người có quyền uy hoặc giàu có là có thể làm được. Xuất gia là ra khỏi ngôi nhà đang bốc cháy của ba cõi, là ra khỏi ngôi nhà luân hồi sanh tử; muốn làm được điều này người xuất gia cần phải chuẩn bị cho mình một chí nguyện vững chãi, một tấm lòng thành kính để trau dồi phước huệ, nâng cao tính thiện trong con người; tinh tấn thực hành từ bi và hỷ xả để bước vào cảnh giới giác ngộ viên mãn.

Người xuất gia phải tự mình tháo gỡ rang buộc, dần dần thoát ly biển khổ, xả bỏ lợi danh cám dỗ, chỉ một lòng tầm cầu chân lý giải thoát tối thượng. Xuất gia là việc làm siêu trần thoát tục, luôn luôn phải tỉnh thức nội tâm, tham học cầu tiến, giải trừ cho được cái khổ sanh già bệnh chết, tiêu trừ cho được mê hoặc, thăng cao quả vị chứng đắc.Làm được như thế thì việc xuất gia mới tích cực đối diện với cuộc đời. Người xuất gia phải luôn tâm niệm rằng xuất gia là để vượt ra khỏi ngôi nhà phiền não sanh tử, ra khỏi ngôi nhà tà tri tà kiến, ra khỏi ngôi nhà tự tư tự lợi, để rồi hoàn thiện nhân cách, liễu ngộ cuộc đời tạm bợ vô thường, lợi lạc quần sanh. Bài kệ Thế phát(Xuống tóc) viết:”Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sanh, xa rời phiền não, liền đắc tịch tịnh”. Kinh Phước Điền trong Tỳ- ni Nhật dụng Thiết yếu cũng nói về năm đức tính của một người xuất gia:” một là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; hai là hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y; ba là cát ái từ thân, vì không còn thân sơ; bốn là không kể thân mạng, vì tôn sung Phật pháp; năm là chí cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người”.

Nhiều người sai lầm khi cho rằng chùa chiền là nơi trốn tránh trách nhiệm xã hội hoặc vào chùa thì liền được thanh tịnh giải thoát. Nghĩ như vậy thì quá ư nông nổi. Vào chùa, ngoài công việc bửa củi gánh nước, tụng kinh niệm Phật hàng ngày, người xuất gia còn phải biết tự câu thúc từng hành vi cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, trì nghiêm ngặt các nguyên tắc của thiền môn . Nếu người không đủ phước báo, thiếu quyết tâm hạ thủ công phu, hoặc không đủ thời gian tu tập và rèn luyện ngay từ đầu thì sẽ dễ dàng thất bại. Khi đó còn nói chi đến chuyện ngồi thiền, tĩnh tọa, kinh hành, nghiên cứu giáo nghĩa, thông thạo kinh điển, thuyết giảng độ sanh. Hoặc có người cho rằng vào chùa là trốn tránh được sự đời, có ngờ đâu trong tâm còn phiền não thì dù ở chùa, phiền não lại càng tăng them. Một lời cảnh báo cho thấy” khi chưa khoác áo cà sa rồi thì chuyện càng nhiều”.

Thật ra đây là một bài học hai mặt, khi tâm tịnh thì thế giới tịnh và khi tâm an thì thế giới an. Khi cái thấy biết của mình đã không đúng thì tâm làm sao mà tịnh; đức hạnh tu tập chưa thuần thì thân làm sao mà an. Nếu không hiểu giáo lý thì cho dù có xuất gia đi chăng nữa tâm cũng không thể nào thanh tịnh; đó mới chỉ là hình thức thân xuất gia mà tâm không xuất gia. Mặt khác, xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của Đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng. Muốn được như vậy thì người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sanh, giúp chúng sanh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sanh tử luân hồi.

4.Xuất gia là đại báo hiếu

Nếu bảo rằng chữ hiếu của đời thườnglà hiếu thuận cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ thì đạo hiếu của người xuất gia còn hơn thế, vì xuất gia là một nghĩa cử cao đẹp hơn cả, chứ không như mọi người vẫn tưởng rằng xuất gia là đoạn tuyệt thân bằng quyến thuộc. Thật ra, Đức Phật dạy chúng ta đoạn có nghĩa là đoạn trừ chấp trước hoặc chấp thủ, nghĩa là không khởi vọng niệm về chấp thủ tình cảm, chứ không phải là đoạn trừ thâm ân cha mẹ; thay vào đó, người xuất gia đem cái tình cảm bình thường thăng hoa thành đại từ đại bi. Nếu đoạn trừ theo cách nghĩ thông thường thì thành pháp tiêu diệt thì tu hành không có ích gì, như cây khô thì không còn ý nghĩa.

Đức Phật dạy chúng ta phải tôn trọng hết thảy chúng sinh,cảm ơn hết thảy chúng sinh, lấy sự tu tập giải thoát mà báo đáp thâm ân cha mẹ. Sau khi Đức Phật thành đạo. Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ báo hiếu cho cha mẹ kế. Khi vua cha lâm bệnh thì ngài nói cho vua cha nghe Phật pháp, đến lúc vua cha lâm chung thì Ngài tự vai mình gánh thi hài vua cha đi mai táng.Tăng sĩ Phật giáo báo đáp thâm âncha mẹ bằng cách dùng năng lực cầu nguyện và hướng dẫn cha mẹ đi theo Chánh đạo, làm lành lánh dữ, tạo phước tích đức. Chỉ có người không hiểu đạo lý mới nghĩ là Phật giáo không tôn trọng đạo hiếu. Trong Phật giáo nhấn mạnh”tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, người xuất gia luôn lấy từ bi làm bản hoài, phát Bồ-đề tâm, hành Bồ- tát-hạnh, lợi mình lợi người, cứu độ chúng sanh, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ muôn loài, thương yêu cả những côn trùng nhỏ bé. 

Người xuất gia dùng năng lực tu hành của mình để báo hiếu, nếu cha mẹ khó khăn, giới luật của Phật giáo cũng cho phép cúng dường cha mẹ, thậm chí có thể đem cha mẹ vào chùa để phụng dưỡng. Chúng ta nhiều kiếp luân hồi trong lục đạo thì cũng có rất nhiều cha mẹ, nếu kiếp này được may mắn xuất gia thì phải tinh tấn tu hành, hóa độ chúng sanh hữu duyên, trợ duyên hồi hướng cho cha mẹ nhiều đời. Người xuất gia phải biết cầu tiến, vượt ra khỏi ba cõi, dùng trí huệ liễu ngộ của mình mà phục vụ chúng sanh, làm cho chúng sanh được lợi ích thiết thực, từ vô minh mà đi vào giác ngộ. Dùng Phật pháp để hướng dẫn chúng sanh, lấy Lục độ để giáo hóa muôn loài; do đó, người xuất gia trước hết phải vì lợi ích cho chúng sanh, thành tựu Phật đạo, chỉ như thế mới là một người xuất gia chân chánh, không trốn tránh cuộc đời, không rời thế gian.

5. Ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia

-Ý nghĩa xuất gia đối với cá nhân: Người xuất gia nhờ giữ gìn giới pháp mà sinh định, do định phát khởi mà trí huệ tăng trưởng, cuối cùng thì chứng đắc giải thoát giác ngộ. Nếu chúng ta dùng niềm tin chân chánh để áp dụng lời Phật dạy vào thực tiễn của cuộc đời, đem lại lợi lạc cho cuộc đời thì chúng ta sẽ hòa hợp giữa mọi người; thế giới ta- bà được an lạc thì đó là tịnh độ nhãn tiền; người xuất gia đi đến đâu đều được tự tại, đó là một ý nghĩa cao quý của việc xuất gia. Xuống tóc xuất gia là chính thức dấn thân vào cuộc đời, vì cuộc đời đau khổ chúng ta nguyện xin cứu khổ, lấy niềm vui của mọi người để làm niềm vui của mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình, thực hành hạnh Bồ-tát không vì an lạc cá nhân mà nguyện giúp hết thảy chúng sanh hết khổ được vui. Như vậy chính là đi vào thực tiễn của cuộc đời. Người xuất gia báo ân Tam bảo bằng cách thông cảm và hòa nhập với mọi người, nhu hòa và hiểu được mọi người, dùng từ bi để đối với mọi người, cung kính tôn trọng hết thảy mọi người, cảm ơn hết thảy mọi người.

- Ý nghĩa xuất gia đối với Phật giáo:Phật giáo được lưu truyền trong thế gian là nhờ hàng ngũ Tăng sĩ, thêm một người xuất gia chân chánh thì thêm một sức mạnh hoằng pháp, làm cho Phật pháp ngày them hưng thịnh. Phật pháp được hoằng truyền rộng rãi cũng là nhờ sức mạnh của Tăng bảo. Kinh tán Dương Công Đức Tăng Bảo cho thấy người xuất gia có nhiệm vụ giữ gìn mạng mạch của Tam bảo, tiếp tục ngọn đèn trí huệ của chư Phật; kinh dạy: ”Người đệ tử xuất gia là người có thể đảm trách và kế tục Chánh pháp của Như Lai ở đời sau. Nếu đem tất cả công đức của người thế gian gộp lại cũng không thể sánh bằng một người xuất gia hoằng dương thánh giáo”. Lịch sử truyền bá Phật giáo đã khẳng định vai trò to lớn của Tăng bảo trong việc duy trì chánh pháp ở thế gian.

Ngày nay mặc dù kinh sách đầy đủ mà con người vẫn khó tiếp cận với Phật giáo. Chướng ngại lớn nhất của họ là không hiểu được Phật pháp, vấn đề này liên quan đến sự giáo dục lâu dài, đồng thời phản ảnh hoạt động hoằng pháp chưa hiệu quả. Hơn nữa, công việc hoằng pháp chưa song hành với nền giáo dục hiện hành, chưa có một phương tiện nào có đầy đủ tính chính xác và toàn diện để đưa Phật pháp phổ cập trong quần chúng. Cho nên công việc hoằng pháp lợi sanh là một trách nhiệm lớn lao mà người xuất gia phải gánh vác.

- Ý nghĩa xuất gia đối với toàn bộ xã hội:Xã hội phát triển không thể chỉ chú trọng văn minh vật chất mà còn phải kiến thiết văn minh tinh thần; nếu không, sự phát triễn của xã hội mất cân bằng. Hoằng dương phật pháp là tích cực đóng góp văn minh tinh thần cho xã hội. Phật pháp là tâm pháp. Thực hành Phật pháp là tự rèn luyện hòan thiện nhân cách và bình đẳng với tất cả chúng sanh trong pháp giới. Xã hội hiện đại nhấn mạnh vai trò của sự hài hòa, điều này rất khế hợp với tinh thần Phật giáo. Phật giáo không bao giờ nói đến đối lập mà nói đến dung hòa. Mọi người đều có thể học hỏi ở Phật pháp ; nếu thế gian này mọi người đều học Phật pháp thì thế giới này không còn chiến tranh,người với người hài hòa thương yêu.

Xuất gia là gánh vác sự nghiệp của chư Phật, tiếp tục thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp. Sức mạnh của một cá nhân tuy nhỏ bé, nhưng nếu có thể nói năng như Chánh pháp, làm những điều Phật dạy thì có thể cảm động tâm thức của nhiều người, cống hiến cho xã hội một giá trị hài hòa thân thiện. người xuất gia lấy việc lợi ích cho mọi người là sự nghiệp; giúp xây dưng xã hội thanh bình, cải thiện nhân tâm; dùng từ bi mà bổ chính, hỗ trợ cho những thiếu sót của giáo dục; góp phần xây dựng một quốc độ an lành, hạnh phúc cho mọi chúng sinh. Xuất gia là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo,là sự cầu tiến của con người,tìm tự tại giải thóat và chân thành sống với đời.Xuất gia hoàn toàn là một sự tự nguyện cá nhân không có bất kỳ một sự gán ép nào. Xuất gia là sống với một đoàn thể Tăng già hòa hợp, dung hòa một cá thể vào trong đại chúng để rèn luyện chất lượng bản thân, thực hiện lý tưởng giải thoát; đồng thời, đem năng lượng từ bi và trí huệ của đại chúng chuyển hóa thế gian, thúc đẩy cá nhân và cộng đồng không ngừng tinh tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2020(Xem: 6920)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
21/04/2020(Xem: 5307)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 5011)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5556)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5600)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7305)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
19/04/2020(Xem: 8139)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5626)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7491)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7542)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]