Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự gìn giữ cho mình

09/12/201306:27(Xem: 8623)
Tự gìn giữ cho mình
hoa_sen (41)

TỰ GIỮ GÌN CHO MÌNH


Nguyễn Duy Nhiên

Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Một hôm vị thầy nói với người học trò: ”Này Kathulika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau, để tránh khỏi tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn.” Đứa bé gái trả lời: “Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này thì đúng hơn: Trong hai thầy trò ta mỗi người nên tự gìn giữ lấy mình, giữ gìn lấy mình tức là gìn giữ cho nhau tránh được tai nạn, và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn cơm”.

Quay về nương tựa trong ta

Đức Phật kể câu chuyện này trong Kinh Tương Ưng Bộ(Samyutta Nikaya47.19), để ví dụ về sự tu học của chúng ta. Hình ảnh về một trò trình diễn đầy nguy hiểm này, nói lên được những đặc điểm trong sự giữ gìn chánh niệm. Ý thức về giữ thăng bằng cơ thể là một kinh nghiệm trực tiếp, và rất gần gũi, lúc nào cũng có mặt với ta trong mỗi phút giây của sự sống.

Mỗi khi ngồi xuống toạ cụ thì sự thăng bằng cơ thể là yếu tố đầu tiên mà ta tiếp xúc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, bây giờ chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai, cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể, lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một biến đổi lớn. Người hát xiệc ấy, cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta, nhưng thông thường lại bị lãng quên. Quay trở về để thấy được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.

Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm về hạnh phúc của mình, trước khi phê bình hay trách móc về những việc làm của người khác. Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: chúng ta không bao giờ có thể nào kiểm soát sự quân bình của người khác được. Và hơn thế nữa, cô gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình, nếu người thầy, mà cô đứng trên vai, cũng vững vàng và tin cậy được. Nói một các khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho người học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong, và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời của ta nữa.

Sự sống là một hành động giữ thăng bằng

Ví dụ mà đức Phật kể cũng có thể áp dụng đến những vấn đề khác như là ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. Như chúng ta biết, những bậc cha mẹ có thể giảng thuyết cho con mình nghe về thế nào là đúng hay sai, cái gì là nên làm và không nên làm, nên nói và không nên nói. Nhưng không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển tâm tánh của những đứa trẻ cho bằng sự sống và tấm gương của chính những bậc cha mẹ. Chỉ khi nào người cha hay mẹ biết giữ cho cảm xúc của mình được quân bình, có một đời sống đạo đức thăng bằng, thì người con mới có thể tập đứng vững vàng trên đôi vai của họ, và hiểu được những sự nhắc nhở ấy.

Và việc ấy cũng có thể được áp dụng cho những mối quan hệ như là bác sĩ và bệnh nhân, thầy và trò, chánh trị gia và người dân, tác giả và người đọc… mà thật ra nó đúng cho hết tất cả bất cứ một mối tương quan nào trên cuộc đời này. Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn, khi mỗi bên biết tự săn sóc cho chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững vàng của bên kia. Sự sống tự chính nó là một hành động giữ thăng bằng. Mỗi chúng ta đang đi trên một thanh tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình.

Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng, và lấy tâm tĩnh lặng, trong sáng làm gốc rễ quân bình cho tất cả. Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại – thanh tre mà chúng ta đang đứng – có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động, lúc ấy, sự an toàn của ta và của những người nương tựa vào ta sẽ được vô cùng bảo đảm. Và ngược lại, thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, nó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết.

Tuệ giác soi sáng tình thương

Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ. Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệcho người học trò của chính mình. Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải đượcsoi sáng bằng tuệ giác.

Cũng như một người đang bị lún sâu trong sa lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa. Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước cái đã (đây cũng là một ví dụ khác trong tạng kinh Pali.) Khả năng giúp đỡ người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình. Cũng như khi ta đi phi cơ, người tiếp viên hàng không lúc nào cũng nhắc nhở ta rằng, trong trường hợp khẩn cấp, ta phải mang mặt nạ dưỡng khí vào cho mình trước rồi mới bắt đầu giúp cho kẻ khác.

Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác
Khi ta đang hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta
Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì người khác?
Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình?
Bằng cách nhẫn nhịn,bấthại và tình thương.
(Kinh Tương Ưng Bộ47.19),

Bạn có nhận thấy cái ranh giới giữa mình và người khác biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với kẻ khác là ta đang ban rãi tâm từ đến chính mình. Thật vậy, giúp đở kẻ khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho kẻ khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình.

Sự thăng bằng bắt đầu ở nơi ta

Theo giáo lý của đức Phật, thì mọi hành động của ta, mọi karma, đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới “bên ngoài” mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh, qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. Thật ra, theo tôi hiểu bài kinh này, thì ta không cần thiết và cũng không thể nào nói được rằng, cái ranh giới giữa trong và ngoài nó bắt đầu ở nơi nào và chấm dứt ở nơi đâu.

Như vậy thì đâu là một phương cách hay nhất để ta bảo vệ con em mình, chăm sóc cho vợ hay chồng mình, đóng góp cho cộng đồng chung quanh, và ban rãi tâm từ đến cuộc đời này? Quay lại nhìn vào bên trong, một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. Tất cả đều tùy thuộc vào ý thức trong sáng ấy của ta.

Nguyễn Duy Nhiên
(http://nguyenduynhien.blogspot.com/)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2018(Xem: 11791)
Ngôi chùa nọ trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
05/05/2018(Xem: 5249)
Tin vui nóng hổi dừng chổi đứng nghe: "Tâm Không chuẩn bị tuyển chọn thêm nhiều truyện ngắn Phật giáo để in tiếp một tuyển tập thứ hai nhé!"
05/05/2018(Xem: 5208)
Cuộc sống không ai tránh khỏi những phiền muộn, rắc rối. Phước duyên lớn thì chướng duyên nhẹ. Thế gian xem nhẹ phước báu, hành động tội lỗi, gây nhiều ác nghiệp, dĩ nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống.Người tin nhân quả, cân nhắc từng lời nói, ý nghĩ, hành động tránh gây đau khổ cho kẻ khác, làm nhiều việc thiện, chướng duyên cũng sẽ giảm thiểu.
02/05/2018(Xem: 6230)
Anh à, chiều hôm qua, chị và cháu đến nhà em. Chị đứng ngoài cửa sổ gọi vọng vào: "Chú Hữu ơi... Chú Hữu ơi!" Tiếng gọi thân quen của chị thường gọi em qua điện thoại, hôm nay nghe sao có gì đó dè dặt rụt rè, không như bao lần mang âm sắc hốt hoảng, lắp bắp, nghẹn ngào mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, việc chẳng yên.
01/05/2018(Xem: 7808)
1- Mỗi lần bị anh Hưng ăn hiếp, nghĩ mình là em, thân nhỏ bé ốm yếu không thể chống cự lại cái ông anh to đùng và mập thù lù kia, ức quá nên Thịnh chỉ còn biết nước… khóc. Khóc thật là to và “đã”. Khóc xong thì thấy nhẹ hẳn cả người, không còn thấy bực tức nữa.
01/05/2018(Xem: 4836)
Tối hôm qua là một tối đáng nhớ trong đời. Một buổi tối thật vui, đầy tiếng cười và cả nước mắt. Chú Thạc đột ngột trở về từ một phương trời xa xôi cách nửa vòng trái đất, sau hơn ba mươi năm sống tha hương nơi đất khách quê người. Chú rời xa quê hương khi Thuý Loan còn là một hạt bụi nhỏ nhoi bay lơ lững ở một khoảng không mênh mông nào đó. Hai chú cháu chỉ biết mặt nhau qua mấy tấm ảnh kèm theo trong những lá thư đầy tình thương nhớ mà thi thoảng chú gửi về, cũng như bố mẹ gửi đi…
01/05/2018(Xem: 13381)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11190)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8379)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7329)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]