Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội

07/12/201306:48(Xem: 8963)
Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội
Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội 

Nguyễn Thế Đăng

suc-song-va-su-phat-trien-xh-contentKhông ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có:

- Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng.

- Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.

- Chia sẻ với nhau và cùng tham dự những giá trị chung.

- Tin tưởng nhau hợp tác với nhau để xây dựng, có những trách nhiệm chung.

- Phân công xã hội không phài để chia rẽ mà để đoàn kết, nghĩa là sự phân công không do áp đặt mà do tự nguyện.

- Sự chia sẻ hài hòa giữa trung tâm và ngoại vị, giữa trên và dưới, giữa mạnh và yếu…

Xã hội tốt đẹp là môi trường, là điều kiện sống để tạo lập Con Người viết hoa, con người phát triển về mọi mặt, và toàn thiện. Để có được một xã hội như vậy, như đã từng xảy ra trong lịch sử nhiều nước. Phật giáo có Năm giới và Mười Việc Thiện. Đây là những điều phổ quát cho cả loài người. chúng ta thấy rằng không có một tôn giáo nào, một nền văn hóa nào nói rằng giết người là tốt, nói dối là tốt..; rằng để hoàn thiện mình, cần phải giết người, cần phải nói dối.

Nội dung của giới là không làm hại bản thân, không làm hại người khác và sự sống chung quanh. Đó chỉ mới là yếu tố “không nên làm điều xấu ác”, còn yếu tố: “nên làm tất cả mọi điều tốt thiện” thì càng tích cực và tốt đẹp hơn nữa. Ở đây chúng ta chỉ nói về phần “không nên làm”. Tôi ăn uống một thứ gì rồi thuận tay vứt bao plastic bừa bãi. Nếu trong một trăm người mà có vài người như tôi thì trong cả nước, một ngày chúng ta vứt ra gần cả triệu bao, một năm là 300 triệu bao. Ai dọn? Chỉ một cử chỉ của cánh tay gây thiệt hại bao nhiêu về kinh tế?

Mỗi ngày có bao nhiêu tai nạn do uống rượu, lái ẩu? Một người bị thương đưa vào bệnh viện chăm sóc tốn bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu công sức của bác sĩ, y tá – thay vì lo cho những bệnh nhân khẩn cấp khác – thì phài hao phí vì điều không đáng có, có thể tránh được. Phạm giới là tự phá hoại mình, làm hao tổn tài nguyên và năng lượng của mình, thay vì dùng chúng để cống hiến cho sự tốt đẹp của xã hội. Chẳng lẻ càng phát triển người ta càng tốn thêm tiền để có thêm cảnh sát và xây thêm nhà tù? Những công ty lương thực biết chất kia là độc, pháp luật cấm, nhưng vẫn dùng vì rẻ, nên gây bệnh tật cho mọi người. Thiệt hại không nhỏ. Một công ty nhà nước lấy ngân sách thay vì mua máy móc mới thì đem về những thứ đáng ra đã phế thải chỉ sử dụng được một hai năm rồi bỏ. Thiệt hại cho xã hội.

Chỉ cần vi phạm hai giới mà thôi, giới tham (phạm điều thiện thứ tám) và giới dối trá (giới thừ tư) thì chúng ta đã làm thiệt hại về kinh tế đến không thể thống kê được. sự suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, từ Mỹ kéo theo cả thế giới cũng là hậu quả của lòng tham quá đáng và cách làm ăn không thật vượt quá những quy định của luật lệ trong nhiều năm của một số nhà kinh tế tài chánh. Hóa ra sự tham lam thái quá của một số rất ít người giàu đã gây ra sự nghèo khó của rất đông người khác.

Bệnh Sida và nạn nhân ma túy là do tà dâm và say sưa không tự chủ mà ra. Những căn bệnh này đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của và công sức của xã hội. Chúng ta phài kết luận rằng những tệ nạn xã hội làm tiêu hao sức sống và xã hội đều do không giữ giới mà có.

Một trong những sức mạnh kinh tế là tiết kiệm, nhất là ở các nước còn nghèo. KHông hoang phí, biết quý trọng tiền bạc, biết tiết kiệm nguyên liệu là một thái độ từ việc giữ giới.

Chúng ta không thể nói hết về những tổn hại do phạm giới gây ra trong mọi lĩnh vực của xã hội đi theo chiều xuống thấp. Mà làm tổn hại làm hư hỏng xã hội tức là làm tổn hại hư hỏng chính đời sống của mỗi chúng ta, vì mỗi chúng ta sống là sống trong xã hội. Trong viễn tượng này, chúng ta thấy rằng giữ được giới là những yếu tố tích cực để xây dựng một xã hội tốt đẹp và phạm giới là những yếu tố tiêu cực phá hoại một xã hội tốt đẹp. Nhưng những tác nhân nào làm cho xã hội biết giữ gìn giới? Đó là: 1. Xã hội, 2. Pháp luật, 3. Lương tâm, và 4. Sự nhận biết về định luật nhân quả và nghiệp báo. Trong đó, định luật nhân quả khiến người ta phải giữ giới từ trong tâm ý, cho nên tin và hiểu nhân quả là cái hữu hiệu nhất. Xã hội phải dạy cho những thành viên của nó tin và hiểu định luật nhân quả thì xã hội ấy mới tiến bộ đến chỗ ngày càng tốt đẹp hơn.

Xã hội luôn luôn đòi hỏi bình đẳng như là điều kiện để sống còn và để phát triển của nó. Người ta bình đẳng trước công luận xã hội, bình đẳng trước pháp luật. Nhưng người ta còn bình đẳng trước giới luật. Giới luật là bình đẳng, không chừa một ai dù người ấy đang ở địa vị nào, hoàn cảnh nào, vì giới luật đặt căn bản trên định luật nhân quả. Tất cả chúng ta đều bình đẳng trước định luật nhân quả, vi như Đức Phật nói: Chúng sanh là kẻ thừa tự duy nhất những hành động (nghiệp) của mình”.Không có sự bình đẳng nào tuyệt đối hơn.

Tất cả chúng ta đều bình đẳng trước giới luật, nghĩa là chúng ta đều bình đằng trước tự do. Đó là sự tự do không làm điều xấu ác, và tự do làm tất cả mọi điều tốt thiện. Đó là sự tự do của tiến bộ, chứ không phải tự do của thoái bộ. Nhờ giới mà một cá nhân trưởng thành, trở thành một công dân tốt. Trưởng thành là thế nào? Biết tự chủ, biết nói không với cái xấu gây tổn hại cho mình và cho người, và biết nói vâng với mọi điều tốt đem lại lợi lạc cho mình và cho người.

Xã hội hiện đại trên thế giới đã chuyển qua thời đại hậu công nghiệp hay như có người quan niệm là đã chuyển qua thời đại hậu khoa học (ý kiến của Christopher T.Hill, giáo sư về Công nghệ và Chính sách công, Đại học George Mason, Virginia, trong bài “Xã hội hậu khoa học và những gợi suy cho Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Quân, Tia Sángsố 18, tháng 9/2010) . chúng ta thì chưa đến đó. Chúng ta chỉ sắp bước vào thời đại công nghiệp. Nhưng mặc dù ở đâu trên con đường phát triển kinh tế thì giới cũng là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của xã hội.

Giới bao trùm mọi hoạt động của con người. Phạm giới là phạm chính chúng ta, làm tổn hại thân khẩu ý của chúng ta. Chúng ta cứ xem có một tổn hại nào, một tai nạn hay một tai họa nào của chúng ta mà không do từ phạm giới mà ra? Vì giới là nền tảng của sự phát triển và tiến hóa của con người nên nó vẫn gắn bó với con người chừng nào còn có con người.

Một xã hội mà không ai nói dối lừa gạt ai, không ai giết hại hay tìm cách giết hại ai, không ai tìm cách khơi gợi hay hành động tà dâm với ai, không ai say sưa khiến mất tự chủ và rủ rê người khác say sưa đến mất tự chủ…đó là xã hội lý tưởng mà con người mãi mãi hướng đến. Xã hội đó từng lúc hiện hữu trong những thời đại thịnh vượng mọi mặt của lịch sử Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa…Chúng ta biết xã hội đó rất khó thành lập trên trái đất này – nó cần có đủ phước đức và trí huệ của cả một dân tộc. Nhưng ít nhất xã hội ấy đang có mặt hiện giờ ở đây dù trong dạng tiềm năng. Nó là năm giới trong lòng mỗi chúng ta.

Giới thì rất cũ, nhưng vẫn luôn luôn mới. Như con người đã rất cũ nhưng vẫn luôn luôn mới. Bởi vì giới là con đường của con người.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 115

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 4932)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7361)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5633)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 6017)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5539)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7677)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
19/08/2018(Xem: 5521)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 5005)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8827)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5877)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]