Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tỳ-Khưu Rāhula Vô Dư Niết-Bàn

27/11/201320:04(Xem: 27014)
07. Tỳ-Khưu Rāhula Vô Dư Niết-Bàn
mot_cuoc_doi_tap_5


Tỳ-Khưu Rāhula
Vô Dư Niết-Bàn


Đêm hôm kia, đức Phật trú chân trong một khu rừng thì đột ngột tỳ-khưu Rāhula bước vào, đảnh lễ ngài rồi lặng lẽ quỳ xuống một bên.

Đức Phật ân cần hỏi:

- Có việc gì không, Rāhula?

- Chắc đức Thế Tôn biết rồi, đệ tử muốn xin phép để xả bỏ giả thân này!

Đức Phật im lặng, đưa mắt nhìn Rāhula một hồi lâu rồi nói:

- Ừ, Như Lai biết! Nhưng con nên duy trì thọ hành về đến tịnh xá Kỳ Viên hẵng hay!

- Thưa vâng, đệ tử biết là phải còn trình báo với thầy của con, là tôn giả Sāriputta; ngoài ra, tôn giả Moggallāna, chư vị trưởng lão, trưởng bối như Ānanda, Nanda, trưởng lão ni Gotamī, trưởng lão ni Yosadharā... cũng phải biết sự ra đi đột ngột của đệ tử!

- Không đột ngột đâu, Rāhula! Nhiều người biết lắm! Nhưng, những việc đáng làm trên cuộc đời này con đã làm xong rồi thì nhập diệt sớm hay muộn cũng không phải là vấn đề!

- Thưa vâng!

Về đến Kỳ Viên mấy hôm, tỳ-khưu Rāhula lần lượt đi đảnh lễ tất thảy chư tôn trưởng lão, sang ni viện thăm trưởng lão ni Gotamī và Yasodharā... để xin phép Nhập Diệt trước. Ai ai cũng bùi bùi, sự bùi ngùi của những bậc thánh lậu tận thường thì phàm tăng không thể hiểu được cảm xúc ấy nó ra làm sao!

Với tôn giả Moggallāna, ngài hỏi:

- Con muốn an nghỉ ở đâu vậy, Rāhula?

- Thưa, đệ tử thích ở cung trời Ba Mươi Ba!

Tôn giả gật đầu:

- Được rồi! Ta sẽ lên nói với thiên vương Đế Thích (Sakka) để ông ta nghinh tiếp cho đàng hoàng!

Với trưởng lão ni Gotamī thì bà nói:

- Sao sớm quá vậy, Rāhula?

- Thưa, đức Thế Tôn bảo: Khi mọi bổn phận đã làm xong rồi thì sớm hay muộn gì cũng vậy!

- Ừ, thôi thì thế cũng được! Người thấy rõ lẽ tử sinh, đã ly thoát khỏi tử sinh thì trên cuộc đời này còn gì đáng phải luyến lưu, quyến niệm để phát sanh phiền não nữa!

Với trưởng lão ni Yasodharā thì bà trầm ngâm một hồi rồi mới nói:

- Từ khi ta là một cô thôn nữ mười sáu tuổi cầm tám đóa sen chia cho đạo sĩ Sumedha ba đóa, rồi sau đó cả hai người cùng kết lời nguyền sinh tử dưới chân đức Phật Dīpaṇkāra, tính đến nay trải qua 24 đức Chánh Đẳng Giác; hiện tại mọi ước nguyện thuở xưa giờ đã tựu thành viên mãn. Ta đã thỏa nguyện và nay “con” cũng đã thỏa nguyện rồi, có phải như vậy không, Rāhula?

- Thưa vâng!

- Vậy thì “con” cứ đi trước, ta còn một số nhân duyên với hội chúng tỳ-khưu-ni, sẽ đi sau!

Với trưởng lão Nanda thì nước chảy mây trôi, hoa nở hoa tàn thảy đều bình thường; nhưng riêng tôn giả Ānanda thì ngài xúc động, nghẹn ngào không nói được; hồi lâu ngài cảm thán thốt lên:

- Úi trời đất ôi! Một vị tân tỳ-khưu mà nhiều người tôn kính gọi là “trưởng lão” này, tuổi đang còn thanh xuân, tóc đang còn đen nhánh mà lại sớm ra đi như vậy sao?

- Vô thường, vô ngã đều như thực, thưa trưởng lão!

- Biết rồi mà!

Tỳ-khưu Rāhula mỉm cười:

- Nếu cảm nhận cuộc đời qua cảm xúc của con tim sẽ đưa đến phiền não. Hãy minh sát chúng bằng tuệ giác, thưa trưởng lão!

- Biết rồi mà, nói mãi!

Với tôn giả Sāriputta thì tỳ-khưu Rāhula đợi ngài bên vườn, trên lộ trình ngài đi bát về.

- Ðã khá lâu thầy trò ta không gặp nhau, lúc này trông dáng dấp và thần sắc của con dường như có cái gì đó hơi mệt mỏi thì phải?

Tỳ-khưu Rāhula thưa:

- Đúng vậy! Quả đúng hiện giờ đệ tử là như vậy! Nhưng đệ tử thì chưa tìm thấy một nét nào là mệt mỏi ở nơi thầy cả.

- Thân xác này thì có mệt mỏi đấy chứ con!

Tỳ-khưu Rāhula kính cẩn thỉnh bát của tôn giả Sāriputta rồi cùng nhau bước đi.

Khi vào đến tịnh thất, Tỳ-khưu Rāhula quỳ sát đất, đảnh lễ tôn giả Sāriputta ba lần rồi nói:

- Đệ tử còn trẻ, thưa thầy! Thế mà cái thân của đệ tử đã mệt mỏi, đã quá suy kiệt, tuổi thọ của đệ tử cũng đã sắp hết rồi. Xin phép thầy cho con được Nhập Diệt.

Tôn giả Sāriputta im lặng một hồi.

- Con lại muốn ra đi trước ta?

- Thưa, đệ tử tự biết sự đổi khác, biến hoại ở trong cái thân thể tứ đại nầy. Đệ tử đã xin phép đức Thế Tôn cùng chư tôn trưởng lão rồi.

Im lặng.

- Con muốn Nhập Diệt ở đâu?

- Thưa, vì có duyên với cõi trời nên con đã có thưa với tôn giả Moggallāna là con sẽ an nghỉ bất tử ở cõi trời Ba Mươi Ba.

Lại im lặng.

- Ðức Thế Tôn có dạy bảo điều gì không?

- Ðức Ðạo Sư nhìn đệ tử một hồi lâu rồi ngài nói: “ Hãy duy trì thọ hành về đến Kỳ Viên rồi đi đảnh lễ các bậc tôn trưởng”.

- Các vị trưởng lão ni tôn đức, con cũng đã chào từ giã rồi chứ?

- Thưa vâng!

- Vậy thì con cứ tùy nghi!

Tỳ-khưu Rāhula chợt quỳ xuống đảnh lễ ôm chân bụi của tôn giả rồi nói:

- Từ ngày bước vô giáo hội cho đến khi thấy được đạo Bất Tử và cả sau này, đệ tử có lỗi lầm nào dầu vô tình hay cố ý, xin thầy hoan hỷ xá tội lỗi ấy cho đệ tử!

- Dĩ nhiên thế rồi! Có lỗi hay không có lỗi đối với tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì chúng đều như gió thoảng, như mây bay, con biết thế mà!

- Thưa vâng!

- Còn gì nữa không con?

- Thưa, còn một việc nữa!

- Vậy thì hãy ngồi lên đây mà nói chuyện - Tôn giả đứng lên, sửa soạn chỗ - Con hãy qua đây, bên cạnh ta đây!

Tỳ-khưu Rāhula từ chối:

- Không, đệ tử không dám ngồi! Đệ tử sẽ đọc cho thầy nghe một bài kệ thơ được cảm hứng tuôn trào sau giây phút chứng ngộ.

Tôn giả cười:

- Hay lắm! Thú vị lắm! Con hãy bắt đầu đi.

Thế rồi, tỳ-khưu Rāhula khi đứng, khi bước tới bước lui và đọc lên bài kệ thơ tâm đắc của mình cho tôn giả Sāriputta nghe.

“- Ôi! Hỡi này là vô lượng, vô biên thế giới!

Hỡi này là trời đất,

nhật nguyệt, núi sông!

Hỡi này là thiên hà,

tinh đẩu mênh mông!

Các ngươi có nghe chăng?

Có nghe trong mảy mảy vi trần?

Có nghe trong từng giọt nước sông Hằng?

Thời gian và hư vô cuồn cuộn chảy!

Cái gì cũng luôn luôn trở thành

Và chẳng có gì là tồn tại!

Thế mà có một ba-la-mật hiện thân

Thế mà có một xuất thế như chân

Chỉ như là một hạt bụi

Hạt bụi bé mọn diễm phúc ấy là Rāhula

Là sợi dây ràng buộc ái hà!

Được làm con trai

của đức Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu

Được là dòng dõi chân truyền

của đấng Thiên Nhân Sư

Xuất thân từ huyết thống anh hùng

của Thái Dương thần nữ

Người đã bước xuống

từ đỉnh Himalaya tuyết phủ
Là kẻ đã chiến thắng không ngai
Đã bước qua māyā sương khói dặm dài

Chiến thắng năm loại ma vương(1), quỷ dữ

Đã anh dũng vung gươm đại tuệ

Chém lìa Khổ Ðau và Sự Chết!
Là bậc Đại A-la-hán Vô Sanh
Và bây giờ

Ngay sát-na này

Con trai của Người cũng vậy

Cũng đã ly thoát biết bao nhiêu cám dỗ

của tuổi thanh xuân

Với ý chí bất khuất, kiên cường

Như chiếc chày vồ đại lực kim cương

Đập tan si mê ảo vọng

Với ý chí như nuốt sao Ngưu, sao Đẩu

Cất tiếng hống tuyên chiến với vô minh

Đi theo dấu chân Bất Tử của Người,

của Thầy và của chư tôn trưởng lão

Rāhula cũng xứng đáng được mọi người mến yêu,
tán dương và tôn trọng
Đáng thương thay chúng sanh
Bị bít bùng trong màng lưới của tham ái

Của si mê và khát vọng!
Như cá nằm trên thớt!
Như thỏ nằm trong rọ!
Rāhula đã quay lưng lại rồi
Không còn nghe tiếng gọi của trần gian,

của chập chùng căn nhà cái-ta-ngũ-uẩn!
Rāhula đã cắt đứt mọi sợi dây trói buộc
Chẳng còn cái mầm, cái chồi nào
cho các sợi dây leo và tua uốn
Gốc rễ Tử Sanh đã được bứng tận
Bao nhiêu lửa nóng đã bị vùi tro
Giữa bầu trời muôn xuân mát mẻ
Rāhula ca lên bài ca tự do!

Là bài ca tối thượng tự do!

Sát-na là vĩnh cửu!

Chỉ một lần thiên thu dừng lại!

Chỉ một lần và không bao giờ trở lại!”

Không gian chợt yên lặng như để cho hơi thở của sự sống giác ngộ và giải thoát rì rào tuôn chảy giữa hư vô. Bài kệ thơ chứng ngộ của Rāhula vừa chấm dứt thì giọng nói của tôn giả Moggallāna từ đâu đó vọng lại:

- Hay quá! Bài kệ thơ hay quá! Bài kệ thơ này cần phải được tuyên đọc trước đông đủ học chúng để được lợi lạc lâu dài về sau.

Tôn giả Sāriputta gật đầu:

- Đúng như vậy! Bài kệ thơ này cần phải được tuyên dương rộng rãi.

Không biết từ lúc nào, chư vị tôn giả Kāḷudāyi, Nanda, Bhaddiya, Anuruddha, Bhagu, Ānanda như cùng có mặt và đồng thốt lên:

- Ðúng là một kiệt tác, đúng là một tuyên ngôn bất hủ! Bài kệ thơ này rồi sẽ còn được truyền tụng nhiều ngàn năm sau đấy!

Sau đó, tôn giả Moggallāna bàn với huynh đệ trưởng lão là nên bố cáo rộng rãi ngày giờ Niết-bàn của Rāhula có đức Tôn Sư chứng minh, có đầy đủ đại chúng tăng ni cùng hai hàng cư sĩ áo trắng... Bài kệ thơ này của Rāhula phải được tuyên đọc hôm ấy để cho đại chúng cảm xúc chánh pháp...

Tỳ-khưu Rāhula bản chất khiêm tốn, chỉ muốn lặng lẽ ra đi; nhưng khi đã có quyết định của chư tôn trưởng lão rồi nên ngài không dám xen lời.

Thế rồi, ngày đi, đêm nghỉ, đức Phật và đại chúng về đến chùa Kỳ Viên. Chư tăng ni khắp nơi hay tin kéo đến đảnh lễ và thăm hỏi sức khỏe của ngài. Hai hàng cư sĩ, các gia chủ cũng lũ lượt đến thăm, nghe pháp từ sáng đến chiều.

Đại giảng đường tịnh xá Kỳ Viên hôm ấy trong ngoài chật cứng, ngoài đại chúng tăng ni, cư sĩ, còn có sự tham dự của hai vị đại thí chủ Cấp Cô Độc, bà Visākhā, cả phái đoàn của đức vua Pāsenadi và hoàng hậu Mallikā nữa.

Đức Phật thuyết một bài pháp không dài lắm, nói về sự tu tập các công hạnh ba-la-mật; nó có khác nhau giữa ba loại căn cơ trí tuệ, đức tin và tinh tấn. Và cũng trong thời gian dài đằng đẵng trong vô lượng kiếp luân hồi sinh tử tu tập ba-la-mật ấy, chính ngài và tất cả đại chúng có mặt hôm nay đều có nhân, có duyên với nhau. Cho chí sự liên hệ giữa thầy trò, cha mẹ, vợ chồng, con cái... cũng nằm trong sự duyên hệ ấy.

Rồi đức Thế Tôn kết luận:

- Trong rất nhiều kiếp sống, Rāhula đã từng là con trai của Như Lai, gieo duyên với Như Lai; thì nay, kiếp sống cuối cùng, trong giáo hội của Như Lai, Rāhula đã đặt được bàn chân trên mảnh đất bất tử! Ngày hôm nay, biết được thọ hành đã mãn, tỳ-khưu Rāhula, con trai của Như Lai xin an nghỉ Niết-bàn vô dư tại cung trời Đao Lợi. Trước khi ra đi, Rāhula xin phép Như Lai và các vị A-xà-lê, chư tôn trưởng lão để đọc một bài kệ thơ chứng ngộ...

Thế là tỳ-khưu Rāhula bước ra, đảnh lễ đức Phật và chư tôn trưởng lão rất mực cung kính. Sau đó ngài nhìn quanh một vòng, tầm mắt hướng về đại chúng, dừng lại một khắc nơi trưởng lão ni Gotamī và Yasodharā rồi cất giọng sang sảng, trầm hùng, ca lên, hát lên bài kệ thơ chứng ngộ nêu trên...

“- Ôi! Hỡi này là vô lượng, vô biên thế giới!

Hỡi này là trời đất,

nhật nguyệt, núi sông!

Hỡi này là thiên hà,

tinh đẩu mênh mông!

Các ngươi có nghe chăng?

Có nghe trong mảy mảy vi trần?

Có nghe trong từng giọt nước sông Hằng?

Thời gian và hư vô cuồn cuộn chảy!

Cái gì cũng luôn luôn trở thành

Và chẳng có gì là tồn tại...

..........................................

..........................................

Gốc rễ Tử Sanh đã được bứng tận
Bao nhiêu lửa nóng đã bị vùi tro
Giữa bầu trời muôn xuân mát mẻ
Rāhula ca lên bài ca tự do!

Là bài ca tối thượng tự do!

Sát-na là vĩnh cửu!

Chỉ một lần thiên thu dừng lại!

Chỉ một lần và không bao giờ trở lại!”

Đại giảng đường im lặng như tờ. Nhiều trái tim xúc cảm. Nhiều gương mặt hỷ, lạc, ái, mộ, thương, trọng... khác nhau.

Bài kệ thơ chấm dứt cũng trong mênh mông yên lặng. Tỳ-khưu Rāhula quỳ xuống đảnh lễ đức Phật và chư vị trưởng lão một lượt nữa, cậu nói:

- Giờ đã đến thời, đệ tử xin được Niết-bàn!

Tôn giả Sāriputta bước ra, cầm tay tỳ-khưu Rāhula đứng dậy. Khi bốn bàn tay vừa từ từ rời nhau thì Rāhula chợt biến mất, vô hình, vô ảnh... Chư vị thánh lậu tận, có thắng trí thì khuôn mặt an nhiên, trầm lặng; nhưng chư phàm tăng không có thắng trí thì bàng hoàng, ngơ ngác...

Tôn giả Moggallāna chợt nói lớn:

- Một bảo tháp lộng lẫy, trang nghiêm, huy hoàng tại cung trời Ba Mươi Ba, Đế Thích thiên chủ đã chuẩn bị đâu đó cho Rāhula rồi! Rāhula đã tịch tịnh vô dư rồi!



(1)Năm loại ma vương: Ngũ uẩn ma vương, pháp hành ma vương, phiền não ma vương, tử thần ma vương và chư thiên ma vương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12279)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 5806)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8105)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8003)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
08/04/2013(Xem: 8695)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
08/04/2013(Xem: 10601)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10070)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9704)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5399)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7259)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]