Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Giảng Sư Rāhula

27/11/201320:00(Xem: 22972)
06. Giảng Sư Rāhula
mot_cuoc_doi_tap_5


Giảng Sư Rāhula


Đức Phật nấn ná ở Kapilavatthu do có nhiều duyên sự phải giải quyết, nên hết mùa xuân mới cùng đại chúng trở về Kỳ Viên trong tiết trời đã bắt đầu nắng nóng. Tránh con đường xa lộ thương mãi, đức Phật và đại chúng đi theo những lối mòn trong các thôn làng, các sườn đồi và sơn lộ có nhiều cây xanh bóng mát.

Trên lộ trình này, đức Phật và đại chúng có nhiều chỗ phải dừng chân để nghỉ ngơi hoặc tá túc qua đêm. Và vào những lúc như vậy, thỉnh thoảng đức Phật cảm hứng thốt lên một vài câu nói nào đó nhưng không giải thích làm cho đại chúng rất thú vị, mà đồng thời cũng phải mệt mề đăm chiêu suy nghĩ.

Ví như có lần, đức Phật nói:

- Chà! “Nhờ vô thường” nên lá vàng lá lại xanh; “nhờ vô thường” nên hoa tàn rồi hoa lại nở. “Nhờ vô thường” nên hết tiết đông lạnh giá lại sang tiết Xuân ấm áp, dễ chịu...

Đức Phật bỏ lửng câu nói rồi bước đi.

Chư tỳ-khưu phàm tăng ở phía sau không ngớt bàn tán với nhau:

- Này, sao trước đây, đức Đạo Sư và chư vị trưởng lão thuyết giảng: Vô thường là khổ?

- Ai mà biết!

- Cái định luật nó vậy!

- Thì... thì lá vàng, lá xanh nó đâu có tri giác mà than khổ?!

Rồi họ lại tranh luận với nhau nhưng mà không đi đến đâu cả.

Lần khác, đức Phật lại nói trống không:

- Chà! Cái dòng suối này “chẳng có tác ý, chẳng có tư tác” gì mà nó chảy róc rách, róc rách nghe rất vui tai; nó lại còn biết lách bên này, len bên kia qua mấy kẽ đá, qua mấy mô đất... dường như có “thức tánh” đấy nhỉ?

Khi đức Phật đi xa rồi, một số vị tỳ-khưu còn ngồi lại bên suối, suy ngẫm câu nói vừa rồi của đức Phật. Chịu. Họ không giải thích được.

Hôm nọ, dừng chân nơi một khu rừng im mát, thiên hô vạn hát là chim, là tiếng chim... như là một khúc hòa tấu du dương tuyệt vời của bà mẹ thiên nhiên...

Đức Phật lắng nghe một hồi rồi nói:

- Chà! Con chim này “tư tác” hót kiểu này, con chim kia “tư tác” hót kiểu kia. Trăm ngàn cách. Trăm ngàn loại. Nhưng không biết chúng có tranh âm, tranh giọng với nhau chăng? Tự nhiên như thế chăng? Hòa hợp như thế chăng?

Thường thì sau câu nói của đức Phật, các bậc thánh lậu tận mỉm cười còn chư phàm tăng thì nhăn mày. Có một số vị vây quanh tôn giả Moggallāna hoặc Ānanda để mong nghe vài lời kiến giải thông tuệ; nhưng các ngài thường nói:

- Chỉ có đức Đạo Sư mới biết rõ lúc nào là đúng thời, đúng duyên nhất để lý giải những điều ấy.

Một số vị lại đến vây quanh tỳ-khưu Rāhula, vì họ “nghe nói” con trai của đức Phật đã thành tựu cứu cánh phạm hạnh để mong một sự chỉ giáo.

Tôn giả Moggallāna hướng tâm một lát là đã biết sự thật: “Tỳ-khưu Rāhula ‘thọ hành’ đã sắp mãn, đức Phật cốt ý bộ hành về Kỳ Viên để Rāhula nhập diệt trước sự chứng kiến của đại chúng tăng ni cùng hai hàng cư sĩ áo trắng! Những câu nói cảm hứng của đức Phật, nhất là câu đầu tiên, chỉ có bậc thánh lậu tận mới giải thích được. Trong số chư vị phàm tăng ở đây có người khởi nghi tâm là Rāhula chưa đắc quả A-la-hán. Và đây là dịp đức Đạo Sư muốn tuyên dương trí tuệ như thực, vô lậu của Rāhula để phá nghi cho chư vị phàm tăng kia”.

Khi thấy rõ, biết rõ sự thực như vậy nên tôn giả Moggallāna nói với Rāhula:

- Hãy trả lời cho họ nghe đi, Rāhula! Chính đức Tôn Sư muốn để giành vinh hạnh ấy cho ông đấy!

Được sự chuẩn nhận, chấp thuận của vị thầy A-xà-lê khả kính của mình, tỳ-khưu Rāhula mới dám trả lời. Và đoạn đối thoại giữa họ như sau.

Tỳ-khưu Rāhula nói:

- Về câu nói cảm hứng thứ nhất của đức Đạo Sư về lá xanh, lá vàng, hoa tàn, hoa nở... là ngài muốn nói đến cái lý vô thường tự nhiên của trời đất. Nhờ có lý vô thường tự nhiên ấy mà vũ trụ này có thành, có trụ, có hoại, có không; và nhờ có hoại, có không nên mới có thành có trụ! Vậy, nếu không có định luật vô thường tự nhiên này thì một hạt bụi cũng không có mặt, cũng không được thiết lập; và ngọn Sineru hùng vĩ kia cũng không cơ sở để tồn tại! Cho nên, sự vô thường ấy, sự chuyển đổi, thay đổi, dịch hóa ấy nó làm nên vạn hữu, tạo tác nên vạn hữu, chứ không đưa đến dukkha (khổ)(1), thưa chư tôn giả!

- Thế sao đức Thế Tôn giảng về tam pháp ấn vô thường, vô ngã, dukkha (khổ) là định luật của tất thảy pháp?

- Đúng vậy! Nhưng chư tôn giả phải để ý là có hai cái saṅkhāra, hai cái “hành” hai cái “hữu vi”, hai cái tạo tác khác nhau. Cái saṅkhāra, cái “hành” cái “hữu vi”, cái tạo tác của thiên nhiên trời đất là cái tất yếu, cái không thay đổi được; nhờ nó mới có thế gian, thế giới, tinh hà, nhật nguyệt, núi sông, vạn hữu! Cái vô thường, vô ngã ấy không đưa đến dukkha (khổ) thưa chư tôn giả! Chính cái lăng xăng tạo tác, cái saṅkhāra, cái hành, cái hữu vi của tâm niệm, của các trạng thái tâm lý, cụ thể là của thương ghét, buồn vui, tham muốn, giận dữ, đố kỵ, tị hiềm... hằng chục cái thay đổi, chuyển dịch vô thường ở trong tâm niệm mới đưa đến dukkha (khổ) này! Hãy hiện quán, hãy minh sát cái saṇkhāra, tức là của hành trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức là chư tôn giả sẽ thấy biết như thực như vậy!

Tỳ-khưu Rāhula giảng thế xong, không biết bao nhiêu là lời xít xoa bàn tán, khen ngợi, tán dương:

- Chà! Một vị thốt lên - thật là tuyệt vời!

- Cảm ơn “trưởng lão”!

- Thật không có gì rõ ràng như thế nữa!

- Minh nhiên! Như thị!

- Chỉ có bậc thánh lậu tận mới tường minh được như thế!

Rồi họ hỏi tiếp qua câu hỏi thứ hai:

- Thế còn cái dòng suối?

- Không tư tác, nó róc rách...?

- Không tác ý nó len lỏi...?

- Dường như nó có thức tánh?

Tỳ-khưu Rāhula mỉm cười:

- Xem nào, này chư tôn giả! Đất có chỗ cao, chỗ thấp; nước ở chỗ cao chảy xuống chỗ thấp là cái tự nhiên. Khi chảy xuống, tuôn xuống, do nó va đập vào đá nên có tiếng róc rách, đấy là cái tự nhiên. Cái dòng đang chảy bị một mô đất, một rễ cây, một lèn đá chặn ngang thì nó phải tìm cách len lỏi sang lối khác, đó là cái tự nhiên. Chẳng có tác ý, tư tác, thức tánh gì ở đó cả. Không những là những hiện tượng ấy, mà cho chí chuyện dịch hóa mưa nắng, ngày đêm, nóng lạnh, chuyển đổi bốn mùa; rồi ảnh hưởng của mặt trời, mặt trăng, tinh tú đến sông biển, ao hồ, muôn sinh, thảo mộc... đều bị chi phổi bởi những định luật tự nhiên của trời đất cả thảy. Những định luật ấy không có dukkha; chỉ có định luật nhân quả nghiệp báo mới đưa đến dukkha, thưa chư tôn giả! Giáo pháp của đức Tôn Sư xây dựng, kiến lập ở chính chỗ này, ngay tại chỗ này: Thấy rõ dukkha và chấm dứt dukkha ấy!

Chư vị tỳ-khưu xung quanh có vị bủn rủn, bàng hoàng; có vị bần thần suy nghĩ; có vị hỷ lạc phát sanh do thấy được giáo pháp bất tử.

- Vô cùng tri ân “trưởng lão”.

- Chúng tôi đã được vén mở con mắt pháp rồi đó!

Im lặng một lát, tỳ-khưu Rāhula nói tiếp:

- Còn tiếng chim các loại, các giống, thân hình, màu sắc, giọng hót khác nhau là do nghiệp khác nhau. Nếu trăm ngàn thảo mộc khác nhau từ cây, đến lá, từ hoa đến trái là do hạt giống khác nhau thì tiếng chim có sự khác nhau là do nghiệp khác nhau.

- Vậy tiếng chim có tư tác không?

- Có đấy, nhưng tư tác rất nhỏ nhiệm, đôi khi chỉ ở một vài giống chim có thức tánh cao; còn đa phần là do bản năng chi phối, và bản năng chính là quả dị thục do nghiệp tạo từ trước.

- Có loài chim cu ghét nhau tiếng gáy nên chúng thường tìm cách đấu nhau, hót tranh tiếng nhau để tranh giành lãnh thổ, làm oai cô mái!

- Có như vậy đấy!

- Không chỉ làm oai với cô mái mà còn gọi bạn, báo động nguy hiểm, báo động an toàn, báo động có thức ăn... thì sao?

- Có thể do tư tác hiện tiền mà cũng có thể do bản năng! Thất khó biết địch xác điều ấy, khi mình không phải là chim! Và nhất là mình không phải là đức Chánh Đẳng Giác.

Mọi người cười vui, hoan hỷ.

Có vị cắc cớ hỏi:

- Những cái thấy biết vừa rồi của “trưởng lão” do đâu mà có, trong lúc trưởng lão tuổi còn thanh niên, thọ đại giới vừa được một năm?

Tỳ-khưu Rāhula mỉm cười:

- Thưa, một phần do học hỏi, một phần do chiêm nghiệm, một phần dường như có sẵn từ quá khứ, như tự dưng mà biết thế thôi!

Moi người dường như ai cũng thỏa mãn, hoan hỷ toát ra ngoài mặt.

Tôn giả Moggallāna bước lại, tán thán:

- Đức Thế Tôn đi đã xa rồi! Nếu không ngài cũng phải khen ngợi, tán dương những kiến giải thông tuệ và uyên bác của “giảng sư” Rāhula!

Tỳ-khưu Rāhula cúi đầu:

- Đệ tử không dám!

Chư phàm tăng hôm ấy họ mới thật sự tâm phục, khẩu phục, kính trọng, tôn trọng Rāhula.



(1)Ở đây cần ghi chú thêm một lượt nữa. Dukkha thường được dịch là khổ, thường không nói hết nội dung ngữ nghĩa của nó. Có thể tóm tắt trong ba nghĩa chính: Một, tấm thân vật lý thường bị đau nhức, bệnh tật, già lão, tử vong... nên gọi là dukkha. Hai, sự biến đổi, thay đổi của các trạng thái tâm lý như buồn vui, thương ghét, nóng giận, khổ lạc...chi phối chúng ta nên đưa đến dukkha. Ba, sự bất toại nguyện, bất như ý, rỗng không, bất toàn của thế gian pháp nên gọi là dukkha.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2019(Xem: 5727)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5285)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6854)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6598)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6405)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 7909)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7776)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6617)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7845)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 7936)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]