Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Phật lịch 2500

27/11/201311:59(Xem: 18719)
26. Phật lịch 2500

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


26. Phật lịch 2500







Năm 1956, chúng tôi đi hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là năm Phật lịch 2500. Chúng tôi đi vào tháng chín với mấy ngàn người Tây Tạng khác. Chúng tôi đi xe hơi đến Gangtok. Đường đi dài năm ngày. Đức Đạt Lai Lạt Ma đi thẳng từ Gangtok tới Bombay bằng máy bay. Gia đình tôi và tôi đi tới Calcutta. Gyalo Thondup và Tsering Dolma đi máy bay từ Calcutta đến Bombay, Varanasi (Lộc Uyển) và Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng).

Dalai Lama and Nehru


Sau đó chúng tôi đến Lalimpong, trú ở nhà của Raja Dorje. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba đã từng trú ở đó. Trong chuyến hành hương một tháng này, chúng tôi đã viếng thăm hết những thành phố lớn và đi một chuyến tới miền Nam Ấn Độ bằng xe lửa. Ở miền Nam Ấn Độ con trai Samten của tôi được chữa bệnh trĩ và cháu họ của tôi được cắt amidan ở Bhakra Nangal. Ba hay bốn ngày một lần tôi làm món ăn quê hương của chúng tôi. Đức Đạt Lai Lạt Ma và hai vị giáo sư thích thưởng thức những món ăn này vì phần lớn thời gian ở đây chúng tôi ăn những món ăn của Ấn Độ[1].


Khi chúng tôi trở về Tây Tạng thì người Trung Quốc đã trở nên rất mạnh. Họ đã ra lệnh đưa các con trai của tôi về. Tôi lo lắng đến mức không ăn ngủ được. Con rể và con gái của tôi phải tham dự những cuộc họp tuyên truyền của cộng sản, khuân vác đá để làm đường và cày ruộng. Người Trung Quốc lấy của chúng tôi bất cứ cái gì họ muốn, và họ còn bắt đầu đốn cây của chúng tôi. Tất cả các nhà quý tộc phải lao động chân tay, kể cả bà Ragashar. Bà thường nói với tôi rằng bà sẽ không chịu đi lao động, dù có phải trả giá bằng cái chết. Nhưng sau đó bà bị cưỡng bách lao động như một phần công việc của hội phụ nữ. [2]

Người Trung Quốc đến Changseshar nói với tôi rằng nên chuyển ngôi nhà này thành văn phòng của chính quyền. Tôi bảo họ cứ lấy ngôi nhà vì tôi chỉ có một mình, không cần sống trong một ngôi nhà lớn như vậy. Họ muốn trả tiền cho tôi, nhưng tôi không nhận. Họ nói rằng nếu tôi không nhận tiền, về sau người ta sẽ nói là họ cướp nhà của tôi. Họ còn nói rằng họ sẽ mắc điện cho ngôi nhà. Họ gởi cho tôi những món quà biếu và tìm cách chinh phục tôi. Họ nói với tôi rằng vì các con tôi ở xa, họ sẽ chăm sóc tôi, rằng tôi có thể đi Kalimpong, Ấn Độ, để nghỉ vào mùa Đông và ngụ ở trong một ngôi nhà mà họ đã mua ở đó, và tôi có thể nghỉ hè ở Lhasa. Họ sẽ chịu hết mọi chi phí cho tôi. Họ tuyên bố rằng lãnh thổ của họ kéo dài đến tận Siliguri ở phía Nam Kalimpong. Tôi không có gì để nói với họ.[3]

Họ đến gặp tôi bất cứ lúc nào họ muốn. Khi nào họ báo cho tôi biết là họ sẽ tới, tôi lại lo lắng, không biết họ sẽ nói về chuyện gì. Khi họ đi khỏi tôi lại thở ra nhẹ nhõm. Tôi đã rất sợ. Tôi rất cẩn thận khi nói chuyện với họ, vì tôi có thể vô tình làm hại người khác qua những lời nói không cẩn thận của mình.

Dalai Lama tham an do

Tôi đã bị họ quấy rối với những lời mời dự "mít tinh", ăn tiệc, xem chiếu bóng, và những thứ khác. Tôi không bao giờ đi dự, dù họ nhất quyết mời tôi. Điều này khiến cho họ không còn "sủng ái" tôi nữa. Tôi lấy cớ là mình vốn không thích những cuộc vui từ thời còn trẻ hoặc mình đang bị bệnh. Khi tôi từ chối xem chiếu bóng với cái cớ thị lực của mình yếu, họ mang cả máy chiếu phim đến Changseshar để chiếu cho tôi xem. Họ nhất quyết mời tôi tham dự những cuộc họp của họ. Tôi nói với họ rằng việc này vô ích vì tôi không biết đọc, không biết viết. Tôi nói với họ rằng nếu họ muốn, tôi sẽ quét dọn phòng riêng và văn phòng của họ, và sẽ giặt quần áo cho họ. Tôi nói với họ một cách châm biếm rằng mời tôi cũng không ích lợi gì, vì có tôi, sẽ chỉ chiếm một cái ghế và tốn nước trà của họ mà thôi. Sau đó họ để tôi yên.




[1] Đức Đạt Lai Lạt Ma đi Ấn Độ trong thời gian này một phần là tìm sự ủng hộ cho nguyện vọng của người Tây Tạng từ thủ tướng Nehru của Ấn Độ, nhưng đã không có sự hỗ trợ nào. Gia đình của ngài thúc giục ngài nghĩ đến việc ở lại Ấn Độ, nhưng ngài cảm thấy mình cần phải ở cùng với nhân dân của mình trong lúc khó khăn của họ. Ngài trở về Lhasa vào đầu năm 1957. Bà Diki Tsering ở lại Ấn Độ cho đến tháng tám năm 1958, với hai con trai Norbu và Lobsang Samten. Con trai Gyalo Thondup đã sống ở Ấn Độ từ trước.

[2] Đến lúc này thì Cộng Sản Trung Quốc không cần giả vờ không dùng võ lực ở Tây Tạng nữa. Khi cuộc xâm chiếm bằng võ lực lan rộng thì cuộc kháng chiến của người Tây Tạng cũng lan rộng, một phần của cuộc kháng chiến này có sự hỗ trợ của CIA.

[3] Cho tới bây giờ, từ biên giới Tây Tạng và Ấn Độ xuống miền Nam là xứ Sikkim, rồi tới thị trấn Kalimpong, rồi sang Siliguri, hoàn toàn là lãnh thổ của Ấn Độ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 39909)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30081)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 25714)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41131)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 19103)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
14/10/2013(Xem: 19277)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 19943)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 10059)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 9318)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 10785)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]