Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Cộng sản xâm chiếm

27/11/201311:57(Xem: 18467)
24. Cộng sản xâm chiếm

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



24. Cộng sản xâm chiếm






Người Trung Hoa lấn chiếm tỉnh Tsongkha vào năm 1950. Dân Lhasa hốt hoảng với những tin đồn quân lính Trung Hoa đang chuẩn bị tấn công chúng tôi qua Chamdo, là nơi sắp rơi vào tay họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Lhasa và dựng trại ở Dromo (còn gọi là Yatung). Trước khi chúng tôi đi Dromo, các đại biểu của Cộng Sản Trung Hoa đã tới đóng ở Lhasa với máy truyền tin vô tuyến điện của họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma, các viên chức, các nhà quý tộc và gia đình tôi rời đi Dromo cùng với nhau.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trú ở tu viện Dunkhar, còn gia đình tôi trú ở một tu viện gần đó. Hai con trai của tôi, Lobsang Samten và Tendzen Choegyal ở cùng với chúng tôi. Con gái lớn của tôi đã đi Ấn Độ để chữa bệnh. Cô ta mang theo hai đứa con và Jetsun Pema con gái nhỏ của tôi, để cho chúng vào trường nội trú ở Darjeeling. Khi nghe tin chúng tôi tới Dromo, họ đã tới đó với chúng tôi, và chúng tôi ăn tết Losar cùng với nhau. Tám tháng sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định trở về Lhasa, vì ngài không muốn ở xa những người dân của mình quá lâu. [1]

Đầu năm 1951, Hội Đồng Bộ Trưởng Kashag khuyến cáo rằng vì sự an toàn của ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma hãy thành lập chính phủ lâm thời ở Dromo, một thị trấn nhỏ ở cách biên giới Ấn Độ và Sikkim khoảng bốn mươi cây số. Ở ngay bên kia biên giới là những khu định cư của người Tây Tạng ở Kalingpong và Darjeeling, Ấn Độ. Trước khi ngài chỉ định hai thủ tướng ở Lhasa, dành cho họ trọn quyền điều hành chính phủ và bảo họ chỉ hỏi ý kiến của ngài về "những vấn đề quan trọng nhất". Ngài dự định trở về Lhasa ngay khi đạt được thỏa thuận với người Trung Hoa[2].

Sau đó tôi đi hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal. Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị tôi mời hai người bạn của tôi là ông bà Taring đi cùng để làm thông dịch viên. Họ là các nhà quý tộc đã ở cùng với chúng tôi ở Dromo. Từ Dromo chúng tôi đi Gangtok, chúng tôi đã để lại ngựa và những con vật khác. Ở Gangtok, thủ phủ của Sikkim, chúng tôi trú ngụ tại nhà của Yaba Tsen Tashi và một cái nhà khác ở phía sau tu viện. Sau khi ở đó một tuần, chúng tôi đi Kalimpong, Ấn Độ. Nơi đây, vị tiểu vương của Sikkim thời đó đã tiếp đón chúng tôi nồng hậu và mời chúng tôi ăn bữa tối. Chúng tôi ở lại Kalimpong một tháng, sửa soạn cho cuộc hành hương. Chúng tôi đã được tiêm chủng ngừa bệnh đậu mùa, khi đến Nepal, vết chủng ngừa của tôi sưng lớn và tôi ngã bệnh thực sự.

Chúng tôi ở Nepal một tuần, ở đó vị quốc vương tiếp đãi chúng tôi tại cung điện của ông. Ngoài gia đình chúng tôi còn có nhiều người đi cùng: ông bà Taring, bà Surkhang, Sadutsang, Ngari Changzo, Changzo Daking và mấy người hầu. Nhà vua nói với chúng tôi rằng bây giờ chưa phải là lúc để đi thăm Lumbini, nơi Đức Thế Tôn đản sinh, nhưng nếu chúng tôi muốn đi, ông sẽ cho một đoàn năm mươi vệ binh hộ tống chúng tôi. Nhưng tôi không dám nhận sự giúp đỡ đầy hảo tâm này, vì như vậy là làm phiền nhà vua, và tôi cảm tạ sự ân cần của ông.

Chúng tôi đi từ Nepal đến Patna (Hoa Thị Thành) bằng máy bay, rồi đi Calcutta bằng xe lửa. Ở Calcutta con gái của Gya Lama làm thông dịch viên cho chúng tôi. Cô ta nói tiếng Tây Tạng không giỏi, nhưng cô ta đã cố gắng hết sức. Từ Patna chúng tôi đã đến chiêm bái Vườn Lộc Uyển, nơi Phật giảng pháp đầu tiên, Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo, và những Phật tích khác. Sau một tuần chúng tôi trở về Darjeeling và rồi Kalimpong. Khi chúng tôi đến đó, tôi quyết định trở về Tây Tạng để ở cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng người bạn Trung Hoa hỏi tôi muốn trở về để chết chắc hay sao, và bảo tôi cứ ở lại đó. Vì sợ, tôi đã ở lại Kalimpong một năm.

Trong khi ở đó tôi bị một loại bệnh tê liệt. Con gái tôi đi tới Gangtok để gọi điện thoại tới Dikilingka tìm một bác sĩ và thuốc chữa bệnh. Trong sáu ngày thuốc đã đưa tới. Bà Panda nghĩ là tôi sắp chết, bà khóc rất nhiều và đưa cho tôi chuỗi hạt của ông Panda để đeo. Con trai út của tôi cũng tới bên tôi và bảo tôi đừng ngủ. Khi tôi bị bệnh, tôi đeo chuỗi hạt đó, khi tôi khỏe hơn, cậu ta đeo chuỗi hạt. Sau hai tuần chữa bệnh bằng thuốc và cầu nguyện, tôi đã khỏe hơn.

Gyalo Thondup

Gyalo Thondup và nhà lãnh đạo Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình (phải)


Sau đó chúng tôi đi Darjeeling và ở đó ba tháng. Tôi viết thư bảo con trai Gyalo Thondup tới Ấn Độ, vì tôi định trở về Tây Tạng sớm. Tôi không gặp cậu con này từ khi cậu ta đi Trung Quốc. Một đêm, sau khi tôi đã đi ngủ, tôi nghe tiếng xe hơi chạy tới cửa nhà, người hầu gái của tôi chạy vô phòng nói với tôi rằng có người tự xưng là con trai của tôi đã tới, cô nói con trai tôi giống như một người ngoại quốc cao lớn. Trước khi tôi ra khỏi giường, con trai tôi đã tiến tới bên tôi, tôi đã không gặp cậu ta nhiều năm, cậu đã thay đổi nhiều. Lúc đi Trung Quốc, cậu ta là một thiếu niên, bây giờ cậu là người đàn ông rồi, và lại rất cao. Cậu ta đã đi với vợ và con gái của mình.

Chúng tôi cho con trai Gyalo Thondup đi Trung Quốc năm cậu mười sáu tuổi. Tôi đã không muốn để con trai của mình đi, vì Trung Quốc quá xa xôi, và tôi có nhiều tình cảm của một người mẹ. Nhưng chồng tôi nghĩ rằng đi Trung Quốc sẽ là kinh nghiệm tốt cho cậu ta. Cậu ta cũng rất muốn đi, và như vậy, chúng tôi đã cãi nhau nhiều. Cuối cùng thì việc này được quyết định: Gyalo Thondup sẽ đi Trung Quốc. Tôi đã có linh cảm là mẹ con chúng tôi sẽ không gặp lại nhau sớm. Tôi chỉ đã gặp lại cậu ta một lần, sau khi cậu ta cưới vợ ở Trung Quốc vào năm hai mươi tuổi.

Gyalo Thondup đi cùng với chúng tôi về Lhasa, để vợ con ở lại với con gái tôi. Vợ của Yaba Tseten Tashi rất ân cần khi chúng tôi rời Gangtok. Bà nhất định bảo tôi dùng cái khăn và bao tay của bà, vì chúng tôi trở về trong mùa đông, chuyến đi sẽ rất lạnh. Ngay trong lúc này gia đình chúng tôi đã thực sự quyết định sẽ tị nạn ở Ấn Độ.

Khi Gyalo Thondup trở về Lhasa với chúng tôi, cậu ta đã nói chắc chắn rằng Tây Tạng không còn là nơi an toàn và lập kế hoạch rời khỏi Tây Tạng một lần nữa. Lúc này không ai biết về điều này trừ tôi. Cậu ta đã không tiếp xúc mặt đối mặt đối với những người Cộng Sản, và có những người Trung Quốc tức giận nói rằng cậu ta phải được cải tạo. Đây là một sự đe dọa gián tiếp, và con trai tôi nói với tôi rằng sẽ tới lúc Cộng Sản Trung Quốc "thuyết phục" cậu ta cải tạo tư tưởng. Cậu ta xin tôi cho cậu trở lại Ấn Độ. Tôi lưỡng lự đồng ý[3].

Trước khi đi Ấn Độ, Gyalo Thondup đi một vòng thăm tất cả những cơ sở ruộng đất của chúng tôi và lấy tất cả những gì chúng tôi có trong kho mang cho các nông dân nghèo (miser), nói với họ rằng họ không còn thiếu nợ chúng tôi một cái gì cả. Ở trước mặt họ, cậu ta đốt hết tất cả những giấy tờ quy định bổn phận của họ trước đây. Ba tháng sau khi từ Trung Quốc về cậu lên đường đi Ấn Độ qua ngỏ Duntse. Cậu chọn ngày có hội chợ được tổ chức để ra đi. Con trai tôi xin tôi đừng giận cậu ta. Chỉ có tôi và con trai Lobsang Samten biết việc cậu ta rời khỏi Tây Tạng. Chúng tôi không nói việc này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma biết, vì Lobsang Samten nói rằng nếu người Trung Quốc hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ngài có biết anh Gyalo Thondup của ngài ở đâu không, ngài sẽ đỏ mặt như người có lỗi và do đó tự để lộ mình ra, vì ngài vẫn còn trong tuổi non trẻ.

Gyalo Thondup đi tới Jayul trước hết, kế tiếp tới Jova và rồi đến Tawang ở miền Đông Tây Tạng. Pemba Rimshi ở Dikilingka đã giúp cậu ta rất nhiều bằng việc đưa cho cậu ta một bức thư để vượt biên sang Ấn Độ ở Tawang. Tất cả đã được giữ bí mật vì nếu người Trung Quốc biết ý định ra đi của con trai tôi, họ sẽ không cho cậu ta rời Lhasa.

Khi nhóm của Gyalo Thondup tới Tawang, viên chức Ấn Độ mà cậu ta cần phải gặp không có ở đó. Con trai tôi và nhóm của cậu ta bị nhốt lại, những khẩu súng mà họ mang theo bị tịch thu. Đến ngày hôm sau viên chức đó mới về tới, và ông ta đã đón tiếp họ rất nồng hậu. Con trai tôi bảo những người hầu đi theo mình trở về Lhasa còn cậu ta sẽ đi tiếp ở Ấn Độ. Những người này xin cậu ta trở về với họ, vì họ sợ nếu cậu ta không trở về tôi sẽ nổi giận với họ. Họ ôm chân cậu ta, hỏi cậu rằng họ sẽ phải nói sao với Đức Đạt Lai Lạt Ma đây. Cậu ta bảo họ cứ nói với tôi rằng cậu ta bị tiêu chảy, phải đi Ấn Độ để chữa bệnh.

Khi mấy người hầu đó trở về đến Lhasa, họ nói với tôi rằng con trai của tôi không chịu trở về. Dù đã biết sự việc, tôi giả vờ nổi giận và khóc thật nhiều để không ai nghi là tôi đã biết trước về vụ đào tị này. Tôi không dễ khóc, và tôi đã chỉ khóc vì sợ, vì hoàn cảnh khó khăn. Tôi bảo mấy người hầu báo tin này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và cho các viên chức Trung Quốc.

Người Trung Quốc rất tức giận và họ tới gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc đó đang ở cung điện Mùa Hè Norbulingka. Họ nói rằng họ sẽ viết thư cho Gyalo Thondup yêu cầu cậu ta trở về Tây Tạng. Rồi họ tới gặp tôi để an ủi tôi. Lúc đó tôi khóc vì sợ chứ không phải vì điều gì khác. Sau đó tôi nhận được tin của Pemba Rimshi ở Dikilingka cho biết con trai tôi đã đến Ấn Độ an toàn.



[1]Sau khi Cộng Sản Trung Hoa chiếm được Trung Hoa Lục Địa vào năm 1949, họ quyết định "giải phóng" Tây Tạng. Khi chính phủ Tây Tạng tìm sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Anh Quốc và Ấn Độ, tất cả đều từ chối giúp đỡ. Vào mùa thu 1950, quân Cộng Sản tấn công miền Đông Tây Tạng. Ngay sau đó, các vị tiên tri Nechung và Gadong khuyên Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp thu chính phủ từ tay của nhiếp chính Taktra. Đức Đạt Lai Lạt Ma lưỡng lự vì thấy mình còn quá nhỏ tuổi mà tình trạng thì khó khăn, nhưng ngài nhận ra rằng sự lãnh đạo của ngài là hy vọng lớn nhất cho việc thống nhất đất nước. Ngài nắm quyền lực vào cuối năm 1950, ở tuổi mười lăm.

[2]Khi ngài đi rồi, do bị đe dọa với võ lực, chính phủ ký Hiệp Ước Mười Bảy Điểm với Trung Quốc (Seventeen Point Agreement with the Chinese). Trung Quốc bác bỏ mọi đòi hỏi về độc lập của Tây Tạng nhưng cho quyền tự trị địa phương. Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Lhasa vào tháng tám năm 1951, hy vọng tình trạng sẽ tốt đẹp hơn. Ngài đã quyết định rằng đối với sự gây hấn của Trung Quốc, người Tây Tạng vốn thiếu lực lượng và thiếu chuẩn bị, chỉ phản ứng một cách bất bạo động (nonviolence).

[3]Vào đầu thập niên 1950, ngoài việc cho quân đội xâm chiếm miền Đông Tây Tạng, Trung Quốc còn phát động một chiến dịch tuyên truyền nhồi sọ rộng khắp, bao gồm loa phóng thanh oang oang khắp nơi, cho nông dân vay tiền không trả lãi, làm bệnh viện, trường học, và đường giao thông mới, để phá hoại chế độ tu viện và sự trung thành của người dân với chế độ này. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng đặc biệt là làm sao để gia đình của Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận chế độ Cộng Sản, vì họ cho rằng như vậy những người Tây Tạng khác sẽ làm theo.

Cuộc xâm lược Tây Tạng của Trung Quốc quá dễ dàng vì ba nguyên nhân: người Tây Tạng không đoàn kết với nhau, chính sách cô lập của Tây Tạng và sự thiếu quan tâm của thế giới đối với Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2020(Xem: 5711)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
16/10/2020(Xem: 6343)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6335)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 5640)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 6675)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6193)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7783)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7266)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
12/10/2020(Xem: 12809)
Biển đêm dậy sóng cuồn cuộn dâng cao Sợ hãi khôn xiết tìm đâu nơi ẩn náu Sóng yên biển lặng: hồng danh nhiệm mầu Quán Âm linh hiển khổ nạn đều tan biến
11/10/2020(Xem: 15062)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]