Phải Lên án Cuộc đàn áp Tôn giáo ở Trung Quốc
(Religious Persecution in China Must Be Called Out)
Hình: Bên ngoài “Trung tâm giáo dục kỹ năng nghề” ở Dabancheng, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 2018. Ảnh: Thomas Peter / Reuters)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo.
Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Cuối tháng trước, Quỹ Jamestown (Jamestown Foundation) đã báo cáo về một chương trình tập thể hóa, và cải tạo mới của ĐCSTQ ở Tây Tạng, giống như chiến dịch lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Chỉ riêng trong năm 2020. có khoảng 600.000 người Tây Tạng ở vùng nông thôn phải chịu chương trình huấn nghệ vào đào tạo lại cho nhiều hình thức lao động chân tay.
Chương trình huấn nghệ kiểu quân đội đi kèm với chương trình luân chuyển lao động, nhằm phân bổ lại người lao động đến những nơi khác với quê hương của họ - thường là những nơi bên ngoài Tây Tạng. Tập thể hóa nhanh chóng nhằm tách con người ra khỏi vị trí, loại bỏ các cá nhân khỏi di sản của họ, thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ của họ bằng tiếng Quan thoại (tiếng Trung), định hướng lại và thế tục hóa truyền thống tôn giáo của họ để phù hợp với các nguyên lý và mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước đây, chúng tôi đã nghe câu chuyện này. Chắc chắn chúng tôi sẽ nghe nó một lần nữa. Không bao giờ nó có một kết thúc có hậu.
Vào năm 2017, các báo cáo cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt bớ tùy tiện những người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, đưa vào các trại tạm giam trước xét xử và nhà tù – là hai cơ sở giam giữ chính thức, cũng như các trại “cải tạo chính trị” – vốn không có cơ sở pháp lý nào trong pháp luật Trung Cộng. Các con số ước tính đáng tin cậy cho thấy có khoảng 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ vô thời hạn tại các trại cải tạo nói trên, nơi những người Hồi giáo gốc Turk bị bắt buộc phải học tiếng Trung Quốc phổ thông, ca ngợi Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc, phải từ bỏ rất nhiều khía cạnh của bản sắc riêng. Những người chống lại hoặc bị coi là không “học tập” được thì bị trừng phạt.
Những người may mắn được trả tự do sau đó đã chia sẻ những câu chuyện về việc nghe thấy tiếng la hét của những người hàng xóm dưới hành lang bị tra tấn, bị tiêm thuốc cưỡng bức khiến họ phải triệt sản và những nỗi kinh hoàng khác.
Giống như người Tây Tạng người Duy Ngô Nhĩ cũng bị lao động cưỡng bức. Trong số những người chưa bị đưa đến các trại cải tạo chính trị, những người Duy Ngô Nhĩ được giáo dục tốt đang bị buộc thôi việc và đưa vào dạng lao động tay chân. Và họ cũng phải chịu luân chuyển lao động có hệ thống.
Các biện cưỡng chế của ĐCSTQ nhằm hạn chế quy mô gia đình giữa những người Duy Ngôn Nhĩ, đã làm dấy lên lo ngại rằng mục tiêu cuối cùng của nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh là hạn chế đáng kể, hoặc có thể là loại bỏ hoàn toàn thế hệ tiếp theo.
Phụ nữ dân tộc thiểu số ở một số vùng xa xôi của Tân Cương thường xuyên bị cưỡng chế kiểm tra phụ khoa theo yêu cầu của các quan chức y tế địa phương, và phải thử thai mỗi 2 tháng. Các quan chức địa phương đã buộc những phụ nữ này đeo vòng tránh thai, thậm chí cưỡng ép thắt ống dẫn trứng hoặc phá thai, số nạn nhân e là lên đến hàng trăm nghìn người.
Dữ liệu cho thấy, trong khi số người đeo vòng tránh thai và thắt ống dẫn trứng trên toàn Trung Quốc đang giảm thì ở Tân Cương lại tăng đáng kể từ sau năm 2016.
Chính sách triệt sản cưỡng bức và kết hợp với hành động tàn bạo về việc cưỡng bức phá thai và làm dụng tình dục. Một số báo cáo cho biết về việc trẻ em dân tộc Duy Ngô Nhĩ phải bị tách khỏi gia đình để đưa vào các trường nội trú do nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc quản lý. Cưỡng chế giới hạn sinh sản và chuyển giao trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác có thể cấu thành tội ác diệt chủng hoặc tội ác chống lại loài người.
Đã từ lâu ĐCSTQ coi việc thực hành tôn giáo độc lập là một mối đe dọa đối với sự cai trị của họ. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc không tìm cách loại bỏ tôn giáo, nhưng họ lại tìm cách thay thế vị trí mà tôn giáo đã mãi trong trái tim và tâm thức của những tín đồ tôn giáo. Và nếu không thể thay thế nó, ít nhất nó sẽ cố gắng để từ chối nó.
Việc đàn áp những người có đức tin theo tôn giáo đã gia tăng theo chính sách Nhất thể hóa của Tập Cận Bình, nhằm mục đích thế tục hóa tôn giáo để đảm bảo rằng, tôn giáo đó đạt được các mục tiêu của ĐCSTQ. Chính sách này một phần đạt được điều này thông qua việc thiết lập các cơ sở tôn giáo được nhà cầm quyền Trung Cộng công nhận, nhằm kiểm duyệt và thậm chí sửa đổi cách thức mà mọi người thuộc mọi tôn giáo thực hành đức tin của họ.
Mưu đồ bành trướng chủ nghĩa Đại Hán (Sinicization) quy định và đã tăng cường can thiệp hoàn toàn vào thực hành tôn giáo. Những người theo đạo Thiên Chúa đã từng chứng kiến những cây Thánh giá bị đập sập từ trên đỉnh Nhà thờ, các tòa nhà của Nhà thờ bị phá hủy và các Mục sư, như việc tòa án tại tỉnh Tứ Xuyên, mục sư Vương Di (王怡牧師) của nhà thờ Early Rain Covenant thuộc Giáo hội Mưa sớm (秋雨聖約教會) bị bắt và bị kết án 9 năm tù giam vì tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” và điều hành Giáo hội bất hợp pháp.
Những người Công giáo Trung Quốc đã chứng kiến các nhà lãnh đạo của họ đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh hai năm trước, khiến ĐCSTQ lên tiếng về việc bổ nhiệm các Giám mục ở Trung Quốc. Và vào tuần trước đây, có thông tin rằng sách giáo khoa trung học do nhà cầm quyền Trung Cộng phát hành đã sửa đổi câu chuyện trong Kinh thánh để biến một trong những lời dạy quan trọng của Đức Chúa Giê-su:
Câu chuyện Người đàn bà ngoại tình (Pericope Adulteræ) theo truyền thống là tên được đặt cho đoạn Phúc âm Gioan 7:53-8:11. Đoạn văn ghi lại ý định ném đá một phụ nữ bị cáo buộc về tội ngoại tình của những người thuộc phái Pharisêu, và Chúa Giêsu nêu lên quan điểm về vụ việc này qua câu nói: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi."
Thế kỷ 21, với sự trỗi dậy kỳ diệu của nền kinh tế Trung Quốc, mưu đồ bành trướng chủ nghĩa Đại Hán (Sinicization) đã và đang được đẩy mạnh với phạm vi và quy mô ngày càng lớn với mục đích là lấy ngoài yên trong. Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao gồm” 1. Hiếu chiến, hống hách, ảo tưởng; 2. Ngụy thiện; 3. Trong danh hơn trọng thực.
Mặc dù ĐCSTQ có thể nhắm mục tiêu vào mỗi nhóm vì những lý do riêng biệt, nhưng điều thúc đẩy các hành động của họ chống tôn giáo, nói chung là mối đe dọa mà họ cho rằng tôn giáo gây ra rắc rối với chính quyền họ. Do đó, họ coi sự đàn áp tôn giáo là điều cần thiết cho sự ổn định nội bộ của họ.
Nhận thức được tầm quan trọng mà ĐCSTQ đặt ra trong việc hạn chế thực hành tôn giáo nên thông báo cho các phản ứng của Chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Trung cộng là một trong những quốc gia vi phạm nghiêm trọng nhất về các quyền con người được quốc tế xác nhận. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm ngoái, họ đã được bổ nhiệm vào một năm ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, nơi chọn các chuyên gia báo cáo về những nơi như Tân Cương và Tây Tạng. Và, với sự bổ nhiệm đó, Bắc Kinh đã sẳn sàng để chiếm một trong 47 ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Việc Trung Cộng vi phạm tự do tôn giáo tại quốc nội hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế mà Liên Hợp Quốc đã tán thành. Nếu Trung Cộng nắm quyền lãnh đạo Hội đồng Quốc tế Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights Council, UN HRC), những tiêu chuẩn đó có thể bị thay đổi ngoài sự công nhận.
Bất kể ai thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này, tự do tôn giáo phải tiếp tục là ưu tiên cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuần trước, 39 quốc gia đã ký một tuyên bố tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã lên tiếng việc lạm dụng của Trung Cộng ở Tân Cương; đây là thành quả của công việc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Chính phủ Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong nỗ lực này, và kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, bao gồm cả những người bị đưa vào trại cải tạo vì niềm tin tôn giáo của họ.
Duy trì quyền của tất cả con người được sống chặt chẽ theo niềm tin của họ, là điều cần thiết để đảm bảo tự do, hòa bình và an ninh. Bảo vệ tự do tôn giáo cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chống lại các âm mưu mà Trung Cộng và các chính phủ cùng chí hướng vạch ra để củng cố và gia tăng quyền lực của họ, vốn dẫn đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như diệt chủng và tội ác chống lại loài người.
Tác giả bài viết, cô Olivia Enos, một nhà phân tích chính sách cao cấp về nghiên cứu Châu Á tại Viện An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và Chính sách Đối ngoại Davis*của tổ chức Quỹ Di sản (The Heritage Foundation), nơi bà tập trung vào các vấn đề nhân quyền và tội phạm xuyên quốc gia. Chúng bao gồm nạn buôn người và buôn lậu người, buôn bán ma túy, tự do tôn giáo và các thách thức xã hội và nhân đạo khác mà châu Á phải đối mặt.
Cô Olivia Enos đã xuất bản nhiều bài báo về Nhân quyền tại Triều Tiên, dân chủ, các vấn đề quản trị tại Myanmar, Campuchia, và nạn buôn người ở châu Á cùng các vấn đề xã hội khác.
Cô là một cộng tác viên tại Forbes, nơi bà viết về sự giao thoa giữa nhân quyền và các thách thức an ninh quốc gia. Bài viết của cô được đăng tải trên các báo The Washington Post, Foreign Policy, The Diplomat, và The National Interest cũng như The Georgetown Journal of International Affairs (GJIA).
Cô Olivia Enos đã từng đến Singapore và Hà Nội để tham dự các Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên–Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 (tên chính thức: DPRK–USA Hanoi Summit Vietnam theo tiếng Anh, hoặc Hội nghị thượng đỉnh CHDCND Triều Tiên–Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ–Triều lần thứ hai hay còn được báo chí gọi là Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai) là cuộc gặp thượng đỉnh hai ngày giữa Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, được tổ chức tại Khách sạn Metropole tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa các nhà lãnh đạo của Triều Tiên và Hoa Kỳ, sau cuộc gặp đầu tiên vào năm 2018 tại Singapore.
Những bình luận của cô đã được giới thiệu trên các báo đài CNN, BBC và Fox News, trong số các hãng tin khác. Cô cũng đã được trích dẫn trong Washington Post, Wall Street Journal, New York Times và Atlantic, trong số các ấn phẩm khác.
Cô Olivia Enos thường xuất hiện trên các đài BBC, BBC World, CNN và Fox, và đã được trích dẫn trong The Wall Street Journal, USA Today và Politico, trong số các hãng tin khác.
Cô đã từng làm nhân chứng trước Tiểu ban Hạ viện về Châu Á và Thái Bình Dương về nền dân chủ đang trượt dốc ở Vương quốc Campuchia vào tháng 12 năm 2017.
Cô Olivia Enos tốt nghiệp từ Cao đẳng Patrick Henry vào năm 2012 với bằng Cử nhân Quốc gia, và bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Châu Á từ Trường Dịch vụ Ngoại giao Edmund Walsh tại Đại học Georgetown vào năm 2017. Cô đã lập gia đình và hiện cư trú tại. Boston, Hoa Kỳ.
* Trại Davis, mà trong một số tài liệu viết nhầm thành "trại David", là một địa danh để chỉ một trại quân sự nằm ở phía Tây Nam Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn, trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, nó thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là nơi đặt trụ sở của hai phái đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Tác giả: Olivia Enos
Thích Vân Phong
(Nguồn: National Review)
***