Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Những tục lệ lạ

27/11/201311:52(Xem: 18434)
19. Những tục lệ lạ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


19. Những tục lệ lạ






Xã hội nào cũng có tính nể sợ người trên, khinh thường kẻ dưới ở một mức độ nào, và xã hội Lhasa cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người thuộc những tầng lớp cao của xã hội Lhasa coi khinh chúng tôi xuất thân là nông dân. Vì đã từ Amdo tới đây, chúng tôi bị coi là người ngoài. Tôi nghe nói như vậy vài năm sau khi chúng tôi đến sống ở Lhasa. Tất nhiên những người coi khinh chúng tôi không bao giờ nói thẳng ra, nhưng mấy người bạn thân của tôi nói cho tôi biết như vậy.

Tôi biết chắc là các bà ở đây nghĩ rằng tôi đeo cái "hari" là hơi kỳ cục, dù các bà không nói như vậy. Lhasa là một xã hội kiểu cách, và chắc chắn tôi có vẻ hơi lạc hậu đối với họ. Các bà vợ của các nhà quý tộc và các viên chức có đầu óc thời trang, và có vẻ cố gắng ăn mặc sang trọng hơn người khác. Hồi mới tới đây, tôi đã sững sờ khi thấy họ mặc quá đẹp với những món trang sức rực rỡ. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là sự trang điểm của họ. Trước đó tôi chưa bao giờ thấy đàn bà tô son đánh phấn. Tôi đã tưởng là mấy cô đào hát tuồng, và tôi rất ngạc nhiên khi được biết họ không phải là đào hát gì cả. Họ trông giống như búp bê. Tôi nghĩ trang điểm như vậy là giả tạo.

Bà Lalu thường trang điểm rất nhiều, và bà bảo tôi nên dùng son phấn một chút. Tôi không bao giờ có thể làm được như vậy, tôi sẽ cảm thấy không tự nhiên và thoải mái trước mặt mọi người. Nhưng chồng tôi và Gyalo Thondup chịu ảnh hưởng của kiểu trang sức địa phương này, hai người xỏ lỗ tai bên phải để đeo bông tai lục ngọc.

Tôi cũng ngạc nhiên với những tục lệ khác. Tôi thấy các bà bầu một tháng trước khi sinh con khỏa thân ngồi ở ngoài nắng với cái bụng bôi dầu. Người ta nói rằng làm như vậy để sinh con được dễ dàng. Tôi cũng thấy các bà mẹ đặt đứa con sơ sinh của mình ở ngoài nắng, không mặc gì cả và được bôi dầu.

Vài năm sau khi tôi tới Lhasa, các bà bắt đầu cho bác sĩ khám khi họ có thai. Đa số bác sĩ là người Trung Hoa, và họ bảo các bà đến sinh con ở bệnh viện Trung Hoa, nhưng các bà thường ngần ngại khi làm như vậy, vì họ không muốn để lộ thân thể của mình trước người khác. Các bệnh viện Tây Tạng không bao giờ làm công việc đỡ đẻ. Các bà quý tộc hàng đầu thì sinh con ở bệnh viện Ấn Độ. Các bà này chỉ cho con bú ba ngày, rồi sau đó giao con của mình cho vú em.

Đứa con mới sinh được ba ngày, các bà ở Lhasa đã đun lỏng bơ, trộn với bột "tsampa" rồi đút cho nó. Ở Tsongkha, ngoài sữa mẹ, chúng tôi cho con ăn thêm sữa "dzomo" (trâu lai bò), và chỉ cho ăn thức ăn đặc sau khoảng năm tháng. Lúc đó chúng tôi nghiền đậu thành bột, rang lên, rồi trộn với sữa và mật mía. Chúng tôi cũng cho con ăn trái chà là đã được ngâm trong nước nóng.

Ở Tsongkha, đàn bà không được tham dự những lễ nghi ngay sau khi sinh con, vì họ bị coi là còn nhiễm ô, nhưng ở Lhasa, các bà mang đứa con của mình đến chùa hay tu viện sau khi sinh ba ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7144)
Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không.
10/04/2013(Xem: 7847)
Nói ngược trở lại thì tâm tức là tánh và thấy tánh là thành Phật , và con đường ( đạo) đi đến thấy tánh là Thiền (‘tánh’, nói cho đầy đủ là ‘tánh giác’).
10/04/2013(Xem: 8258)
Hôm nay chúng tôi học Kinh Pháp Bảo Đàn . Đáng lẽ phải gọi là ‘Ngữ Lục của Tổ Huệ Năng’ vì đây là lời Tổ nói, được ghi chép lại, không phải là Kinh (lời dạy của Phật) nhưng đệ tử của Ngài là thiền sư Pháp Hải trụ trì chùa Bảo Lâm đã y theo lời dạy của ngài mà đặt tên.
10/04/2013(Xem: 6697)
Đây là cuốn Kinh mà Anh Chị em chúng tôi ai nấy cũng đều đã hơn một lần đọc qua nhưng di sâu vào thì ai cũng ‘ngán’ cả ! Vì vậy Kinh Văn mọi người đều có
10/04/2013(Xem: 7010)
Sau khi được giới thiệu ‘bề ngoài ‘ của căn nhà Duy Thức, chúng tôi tiến sâu thêm một chút vào bên trong ; bắt đầu bằng bài kệ.
10/04/2013(Xem: 7605)
Như đã học trong bài đầu tiên về Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : ‘tu tâm’ là tu 2 ‘anh chàng ‘ này , 1 anh Ý thức thì ‘mơ tưởng bao la vũ trụ’ một anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng.
10/04/2013(Xem: 8005)
Nếu Duy Thức đối với ACE chúng tôi đã là một ‘khu rừng’ thì Hoa Nghiêm lại hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị ‘bát quái trận đồ.
10/04/2013(Xem: 7715)
Hôm nay ACE chúng tôi mới được thực sự đi vào giáo lý Hoa Nghiêm. Trước hết, chúng ta phải lược sơ qua ‘lịch sử thuyết giảng kinh Hoa nghiêm.
10/04/2013(Xem: 7461)
Theo chương trình học Kinh của Chúng, hôm nay ACE chúng tôi tiếp tục học Hoa Nghiêm , đi vào phẩm thứ 39 : Nhập Pháp Giới.
10/04/2013(Xem: 7133)
Tổ chức GĐPT nói chung, và ACE Huynh trưởng nói riêng, gồm đủ mọi thành phần, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thành thị hay thôn quê, học ‘cao’ hay học ‘thấp’ cho nên khi nói đến ‘Toán học’ hay ‘ khoa học hiện đại’ có nghĩa là Toán học và khoa học cấp phổ thông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]