Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Một đời sống mới bắt đầu

27/11/201311:52(Xem: 18775)
18. Một đời sống mới bắt đầu

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



18. Một đời sống mới bắt đầu




Năm tháng sau khi chúng tôi đến Lhasa, Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển tới cung điện Potala. Đây là một kiến trúc trông thật to lớn, nhất là vì cung điện này được xây dựng trên một quả đồi. Lúc đầu tôi đã sững sờ khi nhìn thấy Potala. Tôi mất hai mươi phút để đi lên những bậc đá tới tầng trên cùng của mười ba tầng. Dường như có vô số những món trang trí bằng vàng, bạc và những bức tranh "thangka" treo đầy trên tường những căn phòng. Đây là một viện bảo tàng mà sự vĩ đại của nó tôi sẽ không bao giờ được nhìn thấy lại. Tôi đặc biệt bị thu hút bởi những bức chân dung bằng vàng khối của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba. Khi tôi mới tới Potala, tòa cung điện này đã có vẻ quen thuộc đối với tôi, cứ như là tôi đã ở đó trước kia. Khi còn ở Tsongkha, trước khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ra đời, tôi đã nằm mộng thấy cung điện Potala rất nhiều lần, và tôi ngạc nhiên khi thấy những căn phòng giống hệt như những căn phòng mà tôi đã trông thấy trong các giấc mộng.

Ở mọi mặt của cung điện Potala là những cửa gỗ với những ổ khóa lớn bằng sắt. Có những điều lệ khi vào cung điện được ghi trên những tấm bảng lớn ở lối vào chính: không được đội nón, mũ hay mang giày ngoại quốc, không được mang dao, súng vào cung điện. Giày, nón, mũ của Tây Tạng thì được phép.

Chúng tôi thường đến cung điện Potala bằng ngựa trong tất cả những buổi lễ. Vào dịp vui tết Losar Tây Tạng, vì có quá nhiều sự kiện nên chính phủ dành cho chúng tôi một căn phòng ở tầng trên cùng của cung điện, với một nhà bếp và một phòng tiếp khách.

Lúc đầu tôi không quen nhiều tục lệ ở Lhasa, vốn rất khác tục lệ ở Tsongkha. Tôi cẩn thận quan sát những gì mà người khác làm, như vậy tôi sẽ không làm sai. Tôi có thể đi ra ngoài và đi bất cứ nơi nào tôi muốn, mang theo một người hầu gái. Đời sống của tôi chỉ bị giới hạn bởi những điều luật về xã hội. Tôi không bao giờ đến chợ hay những tiệm bán hàng nhỏ. Tôi chỉ đi ngựa qua những chỗ đó. Tôi đã tới tu viện Sera, Drepung, Ganden, tất cả đều là những tu viện nổi tiếng. Hai tu viện hạng nhất là Sera và Drepung.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được mười một hay mười hai tuổi, ngài dự những kỳ thi về giáo lý Phật học đầu tiên của mình ở Drepung. Tôi đã ở đó mười ngày với ngài. Vì phụ nữ không được ở trong những tòa nhà chính của tu viện, nên tôi ngụ ở một nhà khách trong khuôn viên gia đình tôi. Mấy ngàn người chứng kiến cuộc thi của ngài. Những kỳ thi tương tự cũng được các học giả của Sera và rồi Ganden tổ chức. Là một người mẹ, tôi chỉ lo Đức Đạt Lai Lạt Ma không làm tốt khi trả lời những câu hỏi của các vị học giả hàng đầu, nhưng nỗi lo của tôi dường như vô ích, vì ngài luôn luôn làm tốt như được mong đợi.

Tôi không biết nhiều về ngoại giao, và còn phải học nhiều về xã hội Lhasa. Là một nông dân, tôi đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí yêu thương và thành thật, hai đức tính được coi trọng ở Tsongkha. Tôi không biết mưu mô là gì, và tôi đã chưa biết rằng thế giới có thể độc ác và khó khăn. Dần dần tôi biết được rằng xã hội Lhasa không phải là xã hội mà hạng người như tôi tin tưởng.

Bà Lalu thuộc một gia đình quan trọng ở Lhasa, trở thành một người bạn tốt của tôi. Bà là một trong những người ở Lhasa đã cho tôi những lời khuyên quý giá là phải thận trọng và dè dặt khi tiếp xúc với những người quý tộc. Lúc đó tôi không biết nói tiếng Lhasa và tôi không muốn lời nói của mình bị dịch sai nên tôi phải mất hai năm để học tiếng Lhasa. Bà mẹ của ông Tsaron là một người bạn tốt, cũng như bà Ragashar, cả hai thuộc giới quý tộc. Tất cả ba bà này đều khuyên tôi không nên quá thẳng thắn hay nói ra quá nhiều ý kiến với những người tới thăm tôi. Tôi rất biết ơn ba người bạn tuyệt vời này vì lời khuyên tử tế của họ, và cũng vì vậy mà tôi lo lắng, sợ hãi về tương lai.

Bà Ragashar thường đến thăm, hỏi tôi có bận việc gì hay không. Tôi sẽ nói là tôi không có nhiều việc để làm, và bà ta rủ tôi chơi cờ. Rồi bà ta kể chuyện cho tôi nghe và có thể nói chuyện vặt một chút, giống như tất cả những người đàn bà thường làm khi họ ngồi với nhau.

Sau khi chúng tôi đến Lhasa, người ta giao cho chúng tôi một thửa đất mà trước đây là của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba. Tòa Công Sứ Anh Quốc đã hỏi mua thửa đất này, nhưng ngài từ chối và nói rằng thửa đất sẽ rất có ích cho ngài về sau. Thửa đất này được gọi là Changseshar, có nghĩa là "Vườn Hướng Đông". Đây là một thửa đất lớn có nhiều cây cối. Vị tiên tri Nechung đã coi bói tìm những địa điểm thuận lợi nhất để xây nhà. Nhà của chúng tôi được xây bằng đá, có ba tầng và nhiều cột. Ngôi nhà này do chính phủ xây dựng. Ở bên ngoài sân của ngôi nhà này, một ngôi nhà hai tầng cũng được xây. Sau ba năm ở Norbulingka, chúng tôi đã chuyển tới ngôi nhà mới này, binh sĩ hộ tống trong một đoàn gồm hai trăm người cùng các nhạc công. Chúng tôi trú ngụ ở đây cho đến năm 1959.

Ở Lhasa chúng tôi có nhiều người phục vụ. Chúng tôi có một "chang-zo", tức là người nhận và trả lời thư từ, một người quản lý tài chánh, và một thư ký giúp việc cho viên quản lý đó. "Nyerpa", là người trông coi những vật dụng để trong nhà kho. Tôi có hai người hầu gái, con gái tôi có hai người hầu và một hầu gái trông coi bọn trẻ, chồng tôi có sáu người hầu, và con trai tôi, Gyalo Thondup, có bốn người hầu. Chúng tôi có hai nhà bếp, một cho người hầu và một cho những người trong gia đình. Trong mỗi nhà bếp có một đầu bếp, một người rửa chén, và một người rửa rau. Người quản lý chuồng ngựa với nhiều người giúp việc trông coi năm trăm con ngựa của chúng tôi.

Ở Tsongkha chúng tôi có ruộng đất riêng, và chúng tôi canh tác với sự giúp đỡ của các tá điền (nông dân làm ruộng thuê)Nhưng ở Lhasa, những "miser" (nông dân không có ruộng đất)làm tất cả công việc, trong khi các địa chủ sống bằng sức lao động của những người này. Tôi đã tức giận khi thấy một số gia đình đối xử tồi tệ với "miser" của họ. Có khi "miser" phải đi sáu hay bảy ngày đường để đưa nông sản về cho chúng tôi, mà viên "chang-zo" và viên "nyerpa" của tôi cũng không thèm nói chuyện với họ, hay không thèm biết sự có mặt của họ. Tôi bảo những người này phải gọi "miser" bằng tên của họ đàng hoàng, chứ không được gọi họ là "kei" và "mei" ("người nam" và "người nữ").

Gyalo Thondup


Gyalo Thondup (trái) & Đặng Tiểu Bình

Tôi thức dậy lúc sáu giờ, lễ Phật hai trăm lạy rồi tụng kinh. Dùng điểm tâm lúc tám giờ rưỡi. Gần như suốt ngày tôi ở trong vườn Changseshar, tôi chỉ đi ra ngoài khi cần thiết, như đi thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma, đi lễ chùa hay đi đến cung điện Potala trong những dịp lễ quan trọng. Tôi đi ngủ lúc chín giờ tối.

Sau khi sống ở Lhasa được khoảng một năm, tôi cho con trai Gyalo Thondup đi học ở trường Seshing. Cậu ta học ở đó hai năm rồi đi du học ở Trung Quốc. Ở trường cậu rất nghịch ngợm, hay trốn học đi thả diều với bạn bè. Một hôm thầy giáo bắt gặp cậu ta đang trốn học và đánh cậu ta bằng roi. Tôi đã nổi giận vì tôi nghĩ rằng người ta không được đánh trẻ con mạnh tay, nhưng rồi tôi thấy rằng đó là lỗi của con tôi. Sau đó cậu ta không trốn học nữa.

Một năm sau khi chúng tôi đến Lhasa, chồng tôi bảo con gái và con rể của chúng tôi tới ở với chúng tôi. Khi có mấy thương gia trở về Tsongkha, chồng tôi nhờ họ đưa hai đứa con này đi Lhasa cùng với họ. Tsering Dolma là con gái độc nhất của chúng tôi lúc đó, và chúng tôi muốn cô ta ở cùng với chúng tôi. Một năm sau khi cô ta đến Lhasa, con trai tôi, Thubten Jigme Norbu cũng đến ở với chúng tôi, và như vậy mọi người trong gia đình đã đoàn tụ. Norbu ở với chúng tôi một năm rồi đi tu ở Tu viện Drepung. Sáu năm sau cậu ta trở về Kumbum và trụ trì ở đó ba năm. Con trai tôi, Lobsang Samten ở cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma hơn hai năm rồi được cho đi học ở Seshing một năm và sau đó cũng đi tu ở Drepung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 10241)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7248)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 15874)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8676)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9498)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9208)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9062)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 11812)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 11644)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10322)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]