Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


17. Đến Lhasa






Tôi đã để lại cái kiệu của mình ở Reting, và bây giờ tôi cưỡi ngựa. Đức Đạt Lai Lạt Ma được cung thỉnh đi trên một cái kiệu mạ vàng cầu kỳ hơn cái kiệu trước, và được tám người khiêng trên vai. Khi chúng tôi tiến vào Lhasa, những đám đông tràn ngập khắp đường phố chào đón chúng tôi. Có nhiều người đến nỗi chúng tôi khó mà tiến đến phía trước. Nhưng mọi người hoàn toàn im lặng, chắp tay và cúi đầu tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma của mình. Nhiều người khóc vì vui mừng. Tôi cũng gần rơi nước mắt. Tôi, một người đàn bà nông thôn, bây giờ được đưa lên địa vị cao nhất trong xã hội mà một người mẹ có thể đạt tới.


Norbulingka-2
Cung điện mùa Hè Norbulingka

Khi đến Lhasa, chúng tôi được đưa ngay tới Norbulingka (Cung điện Vườn Ngọc), nơi nghỉ ngơi vào mùa hè dành riêng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, diện tích rộng 36 hecta. Đức Đạt Lai Lạt Ma được hướng dẫn tới phòng riêng của ngài (phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 trước kia) và lễ chào mừng được tiến hành. Mọi người được mời trà Tây Tạng và bánh "domadesi". Sau đó gia đình tôi được đưa tới phòng của chúng tôi, rất gần phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khi vào phòng, chúng tôi thấy có nhiều bao gạo, bột mì, bơ, và trà, đã được gởi tới biếu chúng tôi. Lụa, gấm, và những tấm thảm cũng được mang đến, chúng tôi còn được tặng những khăn lễ. Ngày hôm sau nhiều người được chính phủ phái đến giúp đỡ chúng tôi, đó là các thư ký, thông dịch viên, người hầu, người giữ ngựa, người lấy nước, người làm bếp, hầu gái, và đầu bếp. Nhiều vật dụng cần thiết khác cũng được đưa tới.

Tôi ngạc nhiên thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma mở những dấu niêm phong của nhiều cái rương ở trong phòng của ngài, và tìm một vật gì đó. Cuối cùng ngài đã tìm thấy vật mà mình muốn tìm, một cái hộp nhỏ bọc gấm. Tôi hỏi ngài đang tìm gì vậy, ngài nói rằng trong cái hộp này có một cái răng. Khi ngài mở cái hộp, quả nhiên trong hộp có một cái răng, đó là cái răng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba.

Chúng tôi tới Lhasa vào tháng tám, khi trái cây đang chín và Norbulingka có đầy hoa. Trước đây không bao giờ tôi có thời giờ rảnh rỗi, còn bây giờ tôi như đang sống trên thiên đường, trong xứ hoa sen. Suốt ngày chúng tôi ở trong vườn hái táo, lê và hạt walnut. Con trai Lobsang Samten của tôi ở cùng phòng với Đức Đạt Lai Lạt Ma như một người bạn. Hai người ăn, học và chơi cùng với nhau.

3dalailama

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn


Trong tuần lễ đầu tiên ở Norbulingka, chúng tôi có nhiều khách đến thăm, họ là những viên chức, tu sĩ và các nhà quý tộc cùng với vợ của họ. Tôi thường bẽn lẽn khi được nhiều người chú ý tới mình như vậy, nhất là khi tôi phải tiếp chuyện với họ qua một thông dịch viên. Nhiều người cho thấy họ rất chú ý đến đời sống của tôi ở Tsongkha và cuộc hành trình tới Lhasa. Trong ba tháng chúng tôi có một đời sống sang trọng ở đó.

Sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì được người ta hầu hạ mà không làm việc gì cả. Dù giờ đây, vinh dự lớn lao và số phận đang mỉm cười với tôi, nhưng tôi khóc trong lòng vì nhớ nhà. Ở quê nhà tôi đã phải làm việc cực nhọc để giúp đỡ gia đình, nhưng tôi vui sướng và hạnh phúc. Còn bây giờ tôi được đối đãi như một bà hoàng, nhưng tôi không hạnh phúc như ở Tsongkha. Tôi hài lòng với công việc nặng nhọc và được thấy thành quả lao động của mình. Đối với tôi, thành công với nghề nông, với nhà cửa, và với gia đình chính là một cuộc sống tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2012(Xem: 6601)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11210)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11461)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6315)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8215)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 7110)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6487)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7856)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7614)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9305)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]