Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Thổ ngữ và y phục

27/11/201311:37(Xem: 19672)
07. Thổ ngữ và y phục

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


7. Thổ ngữ và y phục




Ở Amdo có vô số thổ ngữ. Vì là người quận Tsongkha, chúng tôi nói tiếng Tsongkha, nhưng cha mẹ tôi cũng biết nói tiếng Amdo. Hai ngôn ngữ này khác nhau rất nhiều. Ở quận Tsongkha, vì có nhiều người Hoa nên thế hệ trẻ nói tiếng Hoa và thường quên tiếng Amdo. Ở Guyahu, người già nói tiếng Amdo, người trẻ nói tiếng Hoa. Không có phần trùng nhau giữa tiếng Hoa và tiếng Amdo của chúng tôi. Chúng tôi có thể hiểu vài tiếng Hoa nhưng ngôn ngữ của họ giống như một người nói tiếng Tây Tạng không đúng.

Sau khi người Hồi Giáo rời khỏi xứ này, phần lớn cư dân là người Amdo và người Hoa, với một số người bộ tộc, những người du mục nuôi trâu yak, làm phô mai và bơ. Tôi vẫn nhớ những sự khác biệt giữa các chủng tộc chúng tôi, đặc biệt là sự khác nhau trong kiểu y phục. Người Amdo chúng tôi đội "hari" truyền thống có hình dạng giống như một cái bình, gắn những món trang sức, và dài xuống tới bụng. Người Hoa đội khăn len "baochidue", che phía sau đầu của họ. Họ cột tóc theo kiểu "dzachiba", một búi tóc nhọn ở gáy, trang điểm lông ngựa, thêm những món trang sức bằng vàng và bạc, tùy theo điều kiện giàu nghèo và giai cấp xã hội. Họ cũng đội "jalung" và "tungduntze", tương tự "hari", được làm bằng vải và được gài vào bím tóc.

Tôi nghe nhiều người cho rằng Amdo vay mượn nhiều tập quán của người Trung Hoa, đặc biệt kiểu y phục, nhưng tôi nghĩ điều này không đúng. Người Hoa mặc áo dài có nút áo và thắt lưng, còn phụ nữ Amdo mặc áo Tây Tạng truyền thống "chuba", kiểu áo tôi mặc ngày nay tại Ấn Độ. Vào mùa Đông, áo của chúng tôi có lót lông thú và được đệm bông dầy. Gấu áo có viền nhiều màu trắng, đỏ, vàng, xanh và bên dưới là một đường viền bằng da con hải ly. Ở quê hương chúng tôi, phụ nữ không mặc tấm che đằng trước, hay "pangden" như phụ nữ ở thủ đô Lhasa vẫn mặc.

y phuc tay tang

Đồ trang sức là thứ thiết yếu của đàn bà. Chúng tôi đeo nhẫn ở cả mười ngón tay, xỏ hai lỗ ở mỗi tai, một trên một dưới. Lỗ dưới đeo một bông tai dài hơn một tấc, lỗ trên đeo bông tai nhỏ. Nhưng món trang sức quan trọng nhất là nón "hari". Sau khi lấy chồng, tôi thường đội nón "lenpai hari", kiểu nón được gắn đủ đồ trang sức khác nhau, và một cái đai "tangyo" gắn vào nón "hari". Thêm vào đó chúng tôi đeo "jalong", hai miếng vải, thường được dùng để cột tóc, dài từ bụng tới đất và được trang trí với bạc, lục ngọc và san hô. Chúng tôi cũng mặc "rawang", một loại áo khoác với hai mảnh ở hai bên và một mảnh rộng ở giữa. Tất cả những loại trang phục này chỉ dành cho phụ nữ đã lập gia đình.

Khi thức dậy vào buổi sáng, chúng tôi đội ngay nón "hari", nếu không chúng tôi không được vào gian nhà thờ để tụng kinh cầu nguyện. Đàn bà không được bỏ nón "hari" xuống trước sự hiện diện của một vị trưởng thượng, kể cả cha mẹ chồng. Đàn bà không được đội mũ, nón trước mặt người nhà chồng, dù chỉ là một cái khăn tay ở trên đầu cho dù trời nắng bao nhiêu, vì như vậy là vô lễ. Ngay cả khi làm việc ở ngoài đồng, đàn bà cũng không được đội mũ nón. Những cô gái đang ở ngoài đồng khi không có mặt người trên có thể đội khăn tay trên đầu. Đây là loại khăn vải dầy, gấp làm bốn, và những bím tóc được cột xung quanh nó.

Đàn ông và đàn bà đều thắt bím tóc dài. Khi làm việc họ vấn bím tóc quanh đầu, nhưng khi có một vị trưởng thượng đến, họ thả bím tóc xuống lưng để tỏ lòng tôn kính.

Tóc của đàn bà được kết thành bảy mươi bím nhỏ. Sau khi gội đầu, chúng tôi mất cả ngày để kết tóc và trang điểm bộ tóc. Ở hai bên đầu chúng tôi kết khoảng năm mươi bím nhỏ, ở phía sau đầu chúng tôi kết hai mươi bím lớn. Chúng tôi gội đầu mỗi tuần, và những bím tóc được kết cho tới lần gội đầu sau. Nếu chúng tôi bận làm nhiều việc thì những bím tóc sẽ được giữ trong một tháng.

Kiểu giày ống của chúng tôi khác kiểu giày "somba" của những phụ nữ Tây Tạng khác. Giày ống của chúng tôi gọi là "yohai" được trang trí cầu kỳ và buộc cao tới đầu gối. Chúng tôi tự tay làm đế giày bằng sợi gai bọc vải, dày khoảng năm phân. Phần trên của giày có thể làm bằng nhung, lụa hay một loại vật liệu khác, và được trang trí bằng những đường thêu. Là nông dân, chúng tôi đi chân không trong mùa hè, nếu lúc đó chúng tôi đi giày thì sẽ bị các vị trưởng thượng trong làng gọi là "bà nội".

Khi còn trẻ, y phục của tôi cũng giống như của người lớn tuổi, trừ cái "hari". Con gái nhỏ kết năm bím tóc, với hai bím nhỏ ở hai bên và ba bím ở phía sau. Thắt lưng của chúng tôi được thắt cao một chút ở phía trên eo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2019(Xem: 8025)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7878)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6737)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7959)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 8021)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
15/06/2019(Xem: 9500)
Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc, với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ.
15/06/2019(Xem: 6095)
Tôi luôn luôn nói trong cung cách bình thường như bổ sung cho tiếng Anh không lưu loát của tôi. Tôi không thích nghi thức. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng là những con người từ thân thể, tinh thần đến cảm xúc. Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
13/06/2019(Xem: 6115)
Cái đề của bài viết “Giọt Nước Mắt Sa Di”, thoạt nghe, cứ tưởng như tiếng vọng ai hoài của một cuốn phim truyện đầy tình cảm éo le như Dạ Cổ Hoài Lang hay Hồi Chuông Thiên Mụ… vào một thuở xa xưa!
13/06/2019(Xem: 8042)
Chúng tôi đã dành mấy tháng nay để đến với miền quê các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh và huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi đến những cánh đồng để quan sát. Mà kết quả là rác nhiều vô cùng. Rác ở đây là túi ni lông, vỏ gói thuốc và vỏ chai lọ đựng thuốc trừ sâu. Tại rất nhiều nơi, hai bên đường và cả dưới kênh, mương, bờ ruộng à vô vàn bịch ni nông đựng rác (không rõ bên trong là loại rác nào). Chúng tôi thật sự bất ngờ về túi ni lông bay khắp nơi, bên bờ ruộng, bên đường làng. Nhiều kênh, mương, sông nhỏ ở một số vùng quê này cũng đã bị ô nhiễm, không thể tắm được như hồi chúng tôi còn nhỏ. Giật mình đau xót.
28/05/2019(Xem: 6325)
Vườn Yêu Thương thực hành hạnh yêu thương với chương trình “ĐIỀU ƯỚC CHO EM” tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Chúng tôi là những thành viên của Vườn Yêu Thương nên luôn thực hành hạnh yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi là những người con Phật nên luôn thực hành lời Phật dạy. Và chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]