Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời người dịch (T. Nguyên Tạng)

27/11/201309:48(Xem: 19826)
Lời người dịch (T. Nguyên Tạng)

bia_dalailama-1

Lời người dịch


Pt Quảng An diễn đọc



"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.

Trong cuốn sách này, cụ bà Diki Tsering đã kể lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mình, từ những năm đầu khiêm tốn của bà ở làng quê Amdo xa xôi ở miền đông Tây Tạng, những phong tục, những lễ nghi của người Tây Tạng, cho đến mười sáu người con mà bà đã sinh hạ (chỉ có bảy người con còn sống). Lời kể của bà thật cảm động về những vị khách đã đến ngôi làng Amdo của bà để tìm hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13; về hành trình di chuyển gian khổ của gia đình bà đến thủ đô Lhasa trước khi Trung Quốc xâm chiếm và kể lại cuộc trốn chạy và cuộc sống tỵ nạn lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ. Đây là những lời kể của một người đàn bà Tây Tạng với những chi tiết về lịch sử, văn hóa, hình ảnh, những kỷ niệm, những sự kiện mà không có ai khác ngoài người Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính thức bày tỏ cho thế giới bên ngoài biết được những gì đã và đang xảy ra cho quê hương và dân tộc của bà.

Danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là "Đạo sư trí huệ như biển cả". Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh.

Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là "Hộ Tín" có nghĩa là Người bảo vệ đức tin, "Huệ Hải" là Biển lớn của trí tuệ, "Pháp vương" là Vua của Chánh Pháp, "Như ý châu" là Viên bảo châu như ý...

Danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" được vua Mông Cổ Altan Khan tấn phong cho Ngài phương trượng của Tông Phái Hoàng Mạo Giáo (Gelugpa, phái Mũ Vàng) vào năm 1578. Từ năm 1617 đến nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã trở thành người lãnh đạo chính trị và tôn giáo của dân tộc Tây Tạng. Và kể từ đó, người Tây Tạng xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và Đức Ban Thiền Lạt Ma (hóa thân Phật A Di Đà) là người giữ chức cao thứ hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Ban Thiền Lạt Ma giữ nhiệm vụ đi tìm hóa thân mới của Đạt Lai Lạt Ma và ngược lại.

Việc đi tìm hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma, hay nói chung là việc tìm bất cứ hóa thân nào, luôn luôn là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng và Đức Đạt Lai Lạt Ma là người quyết định cuối cùng của sự lựa chọn.

Mỗi một vị Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước đó. Có lần Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 được báo chí Phương Tây hỏi Ngài bao nhiêu tuổi. Ngài trả lời rằng mình hiện đã năm trăm tuổi. Câu trả lời này hàm ý nói rằng dòng truyền thừa Đạt Lai Lạt Ma qua con đường tái sinh đã hơn 500 năm không hề gián đoạn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là vị thứ 14, tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của Ngài như là một định mệnh, đã thừa kế tước vị Đức Đạt Lai Lạt Ma ở trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong toàn bộ lịch sử của danh hiệu cao quý này. Vì đất nước của Ngài đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh chấp quyền lực trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 viên tịch và bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 còn quá nhỏ để đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia, trong khi các vị nhiếp chính thiếu tu, không có tài đức lãnh đạo, yêu nước thương dân, cuối cùng đã đưa đất nước Tây Tạng đi đến hố thẳm diệt vong của ngoại bang. Đến khi ngài đủ tuổi lên nắm quyền thì mọi việc đã quá trễ. Năm 1959, ngài đến tỵ nạn và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ. Từ đó, ngài đã ủng hộ triệt để cho chính sách bất bạo động. Chính vì thế mà năm 1989, ngài được trao giải thưởng Nobel về hòa bình và hiện nay, cũng trong thận phận người tỵ nạn, ngài thường xuyên đi đến nhiều miền đất trên thế giới để kêu gọi hòa bình, và khi có thể ngài nói lên tiếng nói tự do giải phóng cho dân tộc Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt qua những ngăn cách của địa lý, tôn giáo và chính trị bằng đạo phong oai nghiêm, giản dị, sâu sắc và giàu lòng từ bi của mình. Trong những bài giảng và những lần đi vòng quanh thế giới, mọi người đều cảm mến và kính phục. Ngài được xem là người đại diện Phật giáo xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay.

Từ ngày 13 đến 23 tháng 6 năm 2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ quang lâm Úc Châu để thuyết pháp, mang niềm tin yêu thương đến cho mọi người. Lịch trình giảng pháp như sau: Sydney (14-18/6); Melbourne (18-20/6); Adelaide (21/6); Darwin (22-23/6). Chi tiết liên lạc để lấy vé: (02) 9575 4888; đây là chuyến thăm Úc lần thứ chín của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Tám lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, 2007, 2008, 2009, 2011. Đặc biệt năm 2011 được xem là chuyến viếng thăm lớn nhất mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thực hiện tại Úc. Ngài đã viếng thăm và thuyết giảng tại Melbourne, Canberra, Brisbane, Sunshine Coast và Perth. Chuyến viếng thăm 10 ngày đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trực tiếp nói chuyện với 65.000 người và 100.000 người khác qua các phương tiện trực tuyến truyền thanh và truyền hình. Điểm nổi bật của chuyến thăm này là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói chuyện với 15.000 người ở Brisbane, nhiều người trong số họ đã bị ảnh hưởng bởi cơn lũ lụt tàn phá trước đó trong năm 2011 và Ngài cũng xuất hiện trên chương trình truyền hình phổ biến nhất của Úc, Masterchef, với hơn 2 triệu người Úc xem trực tiếp. Có thể nói Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà hoằng pháp vĩ đại nhất của PG trong thời hiện đại, và được xem là người có nhiều tác phẩm Phật học được người Tây Phương tiếp nhận và tìm đọc nhất.
thich nguyen tang and duc dat lai lat ma

Tập sách này được ấn hành trong mùa Vu Lan năm nay, là một món quà khiêm tốn kính dâng tặng đến Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân chuyến viếng thăm Úc của Ngài năm nay.

Bản thân của dịch giả có duyên may, đã đích thân tiếp kiến cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma ba lần trong dịp hướng dẫn phái đoàn hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ. Đó là năm 2006, 2008 và năm 2011. Cả ba lần này, trước cả năm, chính dịch giả phải viết thư xin phép văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ phủ lưu vong ở Dharamsala,và lần nào cũng vậy, chánh văn phòng, ông Tenzin Taklha đều phúc đáp và đồng ý cho phái đoàn về Dharamsala để đảnh lễ viếng thăm Ngài. Trong ba lần gặp gỡ này, tất cả những người trong phái đoàn đều được Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp đón nồng ấm, tặng quà, chụp hình lưu niệm và bày tỏ lòng tri ơn vô hạn của Ngài đối với dân tộc Việt Nam, luôn sát cánh bên cạnh người Tây Tạng trên con đường tỵ nạn tha hương.

Chúng con xin đê đầu đảnh lễ cảm tạ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc đã dành thời gian đọc và viết lời giới thiệu cho tập sách này. Dịch giả xin tạc dạ ghi ơn Mẫu Thân Tâm Thái đã cho con xuất gia tu học và luôn nguyện cầu cho con được yên ổn trên con đường này. Người dịch xin chân thành cảm tạ bào huynh TT Thích Tâm Phương đã tạo mọi thuận duyên cho công việc nghiên cứu dịch thuật trong hơn một thập niên qua. Xin cảm ơn Đạo hữu Nguyên Phúc Goodwin đã gởi tặng tập sách này (bản tiếng Anh) mà chị đã đặt mua từ nhà xuất bản Compass Book ở New York. Cảm ơn Đạo hữu Thanh Phi, Nhị Tường đã giúp đọc và sửa lỗi chính tả cho bản dịch. Cảm ơn Đạo hữu Giác Thiện Duyên Hoàng Lan đã sưu tập nhiều hình ảnh quý báu về cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma để minh họa cho tác phẩm này. Cảm ơn Đạo hữu Thiện Hạnh Ngọc Minh đã giúp thiết kế bìa sách và trình bày nội dung tập sách. Cảm ơn Đại Đức Thích Hạnh Bổn giúp liên lạc và chăm sóc việc in ấn tập sách này tại Đài Loan. Cảm tạ Đạo hữu Quảng An từ Houston Texas đã dành thời gian diễn đọc tập sách này để cống hiến cho quý Đồng Hương Phật tử gần xa. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý Phật tử gần xa đã phát tâm cúng dường tịnh tài đã cùng chung ấn tống tập sách này.

Xin chắp tay nguyện cầu cho xứ sở Tây Tạng sớm tìm lại được nền độc lập tự do, để mang lại hạnh phúc ấm no cho người dân Tây Tạng và cũng để Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có cơ hội trở về cố hương sau nhiều thập niên sống lưu vong ở nước ngoài.

NamMô A Di Đà Phật

Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia
Mùa Vu Lan Báo Hiếu Phật lịch 2557,

nông lịch Quý Tỵ 2013
Dịch giả,
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2013(Xem: 15525)
Các văn cú Thượng Đường của 13 Thiền Sư đã Đắc Đạo như : *Ngột Am Phổ Ninh Thiền sư-Đời Nam Tống. *Hoành Xuyên Như Củng Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Cao Phong Nguyên Diệu Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Nguyên Sưu Hành Đoan Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Đại Phương Hành Hải Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Thiết Bích Huệ Cơ Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Thiên Nhiên Hàm Thị Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Đại Hưu Tịnh Châu Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Tri Không Học Uẩn Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Tam Sơn Đăng Lai Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Cổ Lâm Trí Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Lữ Nham Hà Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Thuần Bị Quảng Đức Thiền sư-Đời Nhà Thanh. Sư Cô thỉnh Tôi duyệt văn, đọc qua bản dịch của Sư Cô và đối chiếu với Hán bản Thiền Lâm Châu Ki. Tôi phải nhìn nhận là nghiêm chỉnh và đã giữ trọn văn phong ẩn bí của Thiền Gia, lối nói thẩm sâu kỳ bí của các Tổ Thiền như đâm thủng núi thiết vi, như sợi tóc chẻ đôi thế giới! Có khi bảng lãng như xóa sạch cả hư không! Có lúc như vo tròn một quả hành tinh rút nhỏ
21/07/2013(Xem: 6579)
Kế con kênh nước đen cạn gần đáy, mùi xú uế bốc lên từng cơn theo luồng gió, bệnh nhân Lê Hoàng Dũng nằm bất động trong căn phòng bề ngang hơn một mét, dài độ hai mét, phía sau chợ Xóm Củi quận 8. Nhóm khiếm thị làm từ thiện (được gọi là nhóm thiện nguyện khiếm thị Hốc Môn), đến thăm và hỗ trợ tịnh tài tịnh vật cho bệnh nhân. Anh Lê Hoàng Dũng sinh năm 1960, vốn là người khiếm thị bẩm sinh, người vợ chân có tật, hai người đều bán vé số để chăm lo gia đình và trả tiền nhà thuê; chẳng may, tháng 6 năm 2011, nạn nhân bị tai biến, không đi lại được, nghe và nói cũng bị ảnh hưởng nặng nên trở thành chiếc thân bất động. Cô em gái chồng chạy xe ôm, phải đem ông anh bệnh tật nầy về nuôi để vợ nạn nhân tiếp tục lây lất sống nơi khác.
21/07/2013(Xem: 15299)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
18/07/2013(Xem: 11793)
Trong Kinh A Hàm có ghi nhận rằng vào mùa An Cư thứ 7 (năm 583 trước TL) Đức Phật Thích Ca vận thần thông đến cung trời Đao Lợi để giảng pháp độ mẫu thân, chính vì thế mà Đức Phật đã vắng mặt tại Ấn Độ ba tháng, không gặp được Phật trong một thời gian dài như thế, nên Vua Ưu Điền (Udayana) trị vì kinh đô Kosambi, thương nhớ buồn khổ mà sinh bệnh. Các quan đại thần triệu tập các điêu khắc gia lừng danh đương thời, dùng gỗ chiên đàn ở núi Ngưu-đầu khắc một pho tượng thật giống như Phật, cao năm thước, dâng lên đức vua. Vua nhìn thấy pho tượng Phật, tưởng như gặp lại Phật, liền đảnh lễ chiêm bái, lập tức đức vua liền khỏi bệnh.
12/07/2013(Xem: 6912)
Mưa từ đêm qua. Mưa rả rich khi tôi bắt đầu ngồi thiền, và quá nửa đêm thì ầm ầm thác đổ! Cả không gian mênh mông chìm trong mưa. Mưa đang là chúa tể, đang khiến mọi loài khuất phục, nhưng nếu tách rời ra, mưa chỉ là từng hạt lệ trời, và lệ trời rơi xuống, biết đâu chẳng khiến lệ người nở hoa!
12/07/2013(Xem: 7312)
Tôi thức giấc vì tiếng sấm, và rồi dăm tia chớp lóe sáng bên khung cửa sổ.Đồng hồ chỉ 4 giờ 30 sáng. Tôi ngồi dậy, nhìn mưa qua khung cửa kính. Chẳng thấy gì nhiều ngoài mầu xanh thẫm của rừng thông đang thỏa thuê đùa giỡn cùng mưa. Cả hai, dường như đang vui vẻ lắm! Mưa tuôn sối sả, thỉnh thoảng gầm gừ, lóe chớp như để rừng cây ngả nghiêng rượt tìm, tựa trò chơi cút bắt.
11/07/2013(Xem: 8994)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua. Vậy Cơm Hương Tích là loại cơm như thế nào ?
03/07/2013(Xem: 10228)
Đó là lời khuyên để người trẻ suy nghĩ và tìm cho mình một cách để sống là sống vui, sống khỏe chứ không phải là lây lất, sống chỉ dưới dạng thức sinh học còn tâm hồn thì đau đớn, hay “chết ngắt” vì sống mà không có ích, thậm chí làm hại mình, hại người…
01/07/2013(Xem: 5414)
Những ngày qua, ngày và đêm chạy theo cơn nóng. Nhìn đâu cũng thấy hơi nóng, bốc hơi từ con đường, sân cỏ, đất, cây cối, chạy đến trong nhà, nóng vẫn đuổi theo và làm như nũng nịu để có mặt khắp mọi nơi chốn ...
29/06/2013(Xem: 12587)
Căn nghiệp của con người kỳ 02 , Lê Sỹ Minh Tùng, do Trọng Nghĩa Mộng Lan diễn đọc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]