Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Mùa An Cư Thứ Mười Lăm

26/11/201320:54(Xem: 25340)
01. Mùa An Cư Thứ Mười Lăm
mot_cuoc_doi_tap_5


Q
UYỂN 5

MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI LĂM

(Năm 573 trước TL)

Chuyện Ở Sākya




Sau khi chỉ định tôn giả Sāriputta trông coi Kỳ Viên, từ Sāvatthi, đức Phật có thị giả Nigāta theo hầu, dẫn theo tôn giả Mahā Moggallāna, bộ hành cùng với hội chúng hơn một ngàn vị tỳ-khưu tăng và ni theo lộ trình thương mãi đi về hướng ddông, chênh nam. Đức Phật cho biết là sẽ đến vương quốc Sākya.

Một số trưởng lão và tỳ-khưu xuất thân từ Sākya và Koliya như Kāḷudāyi, Devadatta, Anuruddha, Bhaddiya, Bhagu, Upāli, Ānanda, Nanda, Sīvali, Rāhula... cũng được tháp tùng ta bà du hóa. Ni trưởng Gotamī và tỳ-khưu-ni Yasodharā, Sundarī Nandā cùng với chừng một trăm ni chúng cũng được đi theo.

Đức Phật bảo tôn giả Mahā Moggallāna phân bố chư tăng ni thành nhiều nhóm, nhiều chúng, phân tán nhiều con đường khác nhau để dễ dàng trong việc khất thực.

Họ lại như những cánh chim trời nhẹ nhàng cất cánh thiên di, sau mùa mưa nên tiết trời im mát.

Đến địa đầu vương quốc Sākya, con đường xưa cũ hiện ra. Cảnh vật có thay đổi nhưng khuôn mặt xóm làng thì vẫn vậy. Vẫn với những cánh đồng lúa mạch, nếp, bắp, đậu, kê... Vẫn với những vườn cau, xoài, thốt nốt, chà là và rau củ các loại. Vẫn với những túp lều tranh rách nát, tồi tàn và vô số gia súc như cừu, dê, bò, heo, gà, vịt, ngang ngỗng... như vẫn ở chung với người. Vào đến thành phố thì khá hơn một chút nhưng vẫn không được phong quang, sáng sủa cho lắm; và dường như các sinh hoạt xã hội, mức sống của mọi người vẫn không khá hơn kể từ thời đức vua cha Suddhodana!

Thế là vào đầu mùa mưa thứ mười lăm, đức Phật và hội chúng đã đặt chân lên cổ thành Kapilavatthu rồi ngài và tỳ-khưu tăng ngụ tại tịnh xá Kāla-khemaka, trước đây do cư sĩ Khemaka cúng dường và tịnh xá Ghaṭāya do dòng tộc Sākya xây dựng trong Rừng Cây Đa (Nigrodhārāma). Còn ni trưởng Gotamī và hội tỳ-khưu-ni thì trở về ni viện cũ mà họ đã từng an cư mấy năm trước đây.

Đây là lần thứ tư đức Phật trở về Sākya và là hạ đầu tiên ngài an cư ở quê hương.

Chỉ mới một hôm là đức vua Mahānāma cùng với một số quan đại thần trẻ tuổi tìm đến, đảnh lễ đức Phật và thỉnh mời ngài cùng Tăng chúng ngày mai vào hoàng cung để ông cùng các gia đình hoàng gia được đặt bát cúng dường.

Đức Phật mỉm cười:

- Cả tăng và ni đông hơn ngàn vị, vậy hoàng gia có đủ sức thỉnh mời hết không?

- Đây là cơ hội hy hữu tạo hạnh phúc cho hoàng gia, bạch đức Thế Tôn!

Không khí vương triều sau nhiều năm sống theo giáo pháp nên có vẻ trầm lặng hơn, nhất là thế hệ cùng thời với đức Phật và một số hoàng thân, quan lại lão thần triều đình... Các “ông hoàng”, chư vị “công nương” và con cháu dòng Sākya có mặt khá nhiều trong hội chúng tăng ni tỳ-khưu, nhưng ánh mắt, nụ cười hoặc sự chào hỏi cũng toát ra sự an bình, lặng lẽ. Dường như những rộn ràng, lao xao từ những tâm lý thế tục thường phàm ở trong lòng họ đã yên lắng một phần nào rồi.

Dịp này, lúc thì giờ phải lẽ, đức vua Mahānāma thỉnh thị đức Phật dạy thêm về giáo pháp cho triều đình cùng con cháu nội ngoại dòng tộc Sākya cũng như dân chúng kinh thành Kapilavatthu. Ông nói:

- Năm kia, đức Thế Tôn, chư vị trưởng lão đã an trú mọi người trên căn bản ngũ giới. Đại đức Ānanda lại phân tích về giới, giảng nói rộng rãi ý nghĩa của giới cùng những ví dụ, hình ảnh rất sinh động. Mọi người ai cũng hoan hỷ và ai cũng còn nhớ trong tâm khảm. Cận sự nữ hai hàng từ đấy cũng biết giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý cho được tốt hơn. Sự yên ổn, thanh bình trong khá nhiều gia đình đã được thiết lập. Tuy nhiên, lần này xin đức Thế Tôn và hội chúng tăng ni an cư mùa mưa ở đây để hai hàng áo trắng kinh đô Kapilavatthu được dịp cúng dường, nghe pháp. Hy vọng rằng, nhờ vậy, những căn bản của giới, của thí, của tâm, của tuệ sẽ được an lập vững chắc hơn!

Đức Phật gật đầu:

- Đúng vậy, này Mahānāma! Một vị vua mà biết chăm lo đời sống tinh thần cho triều đình và bá tánh như thế là noi gương các bậc Chuyển luân Thánh vương kia đấy! Ừ, Như Lai và hội chúng tăng ni sẽ an cư mùa mưa ở đây để gieo những hạt giống bồ-đề cho xa rộng hơn nữa, không những ở kinh thành Kapilavatthu mà cả kinh thành Devadaha bên Koliya nữa vậy!

Thế rồi, sau đó, đức Phật, tôn giả Mahā Moggallāna, chư vị trưởng lão Anuruddha, Ānanda, Kāḷudāyi, Bhaddiya... thay phiên nhau, ở tại Nirodhārāma, tại ni viện hay tại các tịnh xá, trú cư trong và ngoại ô kinh thành - giảng nói những đề tài theo đúng yêu cầu của đức vua Mahānāma đã được đức Phật chuẩn y. Đấy là những thời pháp liên hệ đến giới, đến thí, đến tín, đến tâm, đến tuệ(1)... là con đường hạnh phúc và sang cả đi đến cõi người, cõi trời; và nếu ai có căn cơ sâu dày họ sẽ đi được vào dòng giải thoát.

Hôm kia, đức vua Mahānāma đi một mình với vài nội thị tìm đến gặp đức Phật, lại hỏi:

- Đệ tử có nghe về tuệ, có tu tập tuệ chút ít nhưng không rõ dòng họ Sākya nếu được tu tập tuệ thì họ có thể dập tắt được ngã mạn và kỳ thị giai cấp không, bạch đức Tôn Sư?

- Một số ít thì có thể, nhưng cả dòng tộc Sākya thì nó đã ăn sâu trong truyền thống rồi, rất khó dập tắt, này Mahānāma!

Đức Phật biết rõ vị vua hiền đức này đang “sầu não” chuyện gì, nhưng ngài cũng hỏi:

- Trông đức vua có vẻ ưu tư và lo lắng đó, này Mahānāma?

- Thưa vâng! Dòng tộc Sākya ngã mạn và kỳ thị giai cấp đã thành nề, đôi khi sẽ xảy ra hậu quả không tốt, bạch đức Thế Tôn! Đệ tử rất lo lắng.

- Đức vua cứ nói đi!

Đức vua ngẫm nghĩ giây lát:

- Đức Thế Tôn có nhớ chuyện con bé Vāsabha-Khattiya con gái của đệ tử làm hoàng phi cho đức vua Pāsenadi chăng?

- Ừ, đức vua cứ kể hết đi!

Chuyện mà ông kể, đức Phật cũng biết. Thuở thanh niên, Mahānāma yêu thương một cô gái nô lệ, sau sinh một cô gái có tên Vāsabha-Khattiya. Khi Mahānāma làm vua(2), mặc dầu bị nhiều quan đại thần thủ cựu phản đối, ông vẫn phong cho cô làm công chúa. Khoảng sau mùa an cư năm thứ tám của đức Phật, do muốn làm thân quyến với ngài, đức vua Pāsenadi xin cưới một công chúa dòng Sākya. Sau khi hội ý với các quan đại thần, ai cũng muốn đức vua gả Vāsabha-Khattiya dù có dòng máu nô lệ nhưng vẫn là công chúa. Đây là do sự ngã mạn của dòng Sākya: Họ vẫn coi dòng tộc Sākya là cao quý hơn tất thảy mọi dòng tộc khác khắp thiên hạ. Về làm hoàng phi nước Kosala, cô sanh hạ cho đức vua Pāsenadi một trai có nước da vàng sáng rất kháu khỉnh. Không biết đặt tên gì, vua sai nội thị đến hỏi ý kiến của hoàng thái hậu. Biết đức vua rất mực thương yêu trẻ nên bà nói tên là Vallabha, có nghĩa “được yêu thích, được yêu thương”. Viên nội thị do lãng tai, về tâu trình, lại phát âm thành Viḍūḍabha(1), đức vua cứ ngỡ là một tên cổ xưa nào đó nên vui vẻ lấy tên ấy. Hoảng tử Viḍūḍabha rất thông minh, sáng dạ. Chừng sáu bảy tuổi, khi đã bắt đầu có nhận thức, nó biết ông ngoại của nó là đức vua nước Sākya nên rất hãnh diện. Tuy nhiên, đức vua Mahānāma cứ lo lắng, nếu nó biết được bà ngoại nó là thân phận nô lệ thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ông cũng rất lo sợ khi đức vua Pāsenadi phát giác được chuyện ấy!

Đức Phật lại trấn an, nói với ý rằng, quá khứ thì đã qua rồi còn tương lai thì chưa đến! Hãy sống trong hiện tại với nhân với duyên trước mặt. Hiện quán là ở đấy. Trí tuệ là ở đấy. Khi có được trí tuệ rồi, thấy rõ ngã và pháp đều không có thực tính, chúng chỉ là duyên sinh vô ngã thì hóa ra mọi lo lắng, ưu tư chỉ là hoa trong gương, trăng trong nước, là bóng bọt, là giấc mộng huyễn mà thôi!

Cũng do biết nghiệp quả quá khứ nặng nề mà sau này dòng tộc Sākya không thể tránh khỏi(2), nên suốt trong mùa an cư đức Phật muốn giúp cho mọi người được thân chứng giáo pháp hay an trú vững chắc nơi giáo pháp. Và cũng suốt trong mùa an cư ấy, các gia đình hoàng gia, các quan đại thần, các gia chủ hữu danh, thương gia kinh thành Kapilavatthu... họ thay nhau mời thỉnh đức Phật và chư tăng ni đặt bát cúng dường rất chu đáo. Thỉnh thoảng, đức Phật và chư vị trưởng lão lại từ chối một số nơi để có thì giờ ôm bát đi xa hơn, gieo duyên hóa độ các thôn làng ở ngoại ô và còn nhiều trấn thành khác nữa.

Hôm kia, một số chư tăng ni khá đông, trong đó có trưởng lão Devadatta, chư đại đức Sīvali, Rāhula... ni trưởng Gotamī, tỳ-khưu-ni Yasodharā... xin phép đức Phật đi thăm nước Koliya, là quê hương, dòng tộc của các vị ấy.

Đức Phật gật đầu:

- Phải rồi! Nên như thế! Và Như Lai cũng muốn Mahā Moggallāna cùng đi theo nữa!

Khi mọi người muốn biết lý do, đức Phật nói như sau:

- Đức vua Suppabuddha còn giận Như Lai! Ngài cứ cố chấp trong tâm trí rằng, vì Như Lai mà Devadatta, Yasodharā bỏ nước mà ra đi. Rồi cũng vì Như Lai mà cháu ngoại của ông là Rāhula mới bảy tuổi đầu đã phải đi xin ăn đầu đường xó chợ. Rồi còn Sīvali và một số tỳ-khưu tăng ni thuộc hoàng tộc Koliya nữa, ngài hận trách Như Lai đã làm cho quốc độ không có người nối dõi vương vị!

Ngừng hơi một lát, đức Phật tiếp:

- Chư vị nếu gặp đức vua thì nên mở lời khôn khéo làm sao để cho chuyện ấy được nhẹ nhàng hơn. Cái quả của tâm sân, tâm hận nó khủng khiếp lắm. Như Lai nhờ Mahā Moggallāna đi theo là vì ông ta có nhiều phương tiện trí, cũng cùng chung một mục đích hóa giải mối hận thù ấy. Đúng thời, Như Lai cũng sang hóa duyên bên ấy cùng chư tỳ-khưu tăng.

Trong lúc ấy thì tôn giả Bhaddiya dẫn mẹ mình là bà Kāḷigodha đã đắc quả tu-đà-hoàn, đến đảnh lễ đức Phật, sau đó thỉnh mời ngài và chư vị trưởng lão đến tư gia đặt bát cúng dường.

Tôn giả Bhaddiya nói:

- Bạch đức Thế Tôn! Mấy năm nay, mẹ con đã sống vững chắc trong giáo pháp; vậy xin đức Đạo Sư giảng pháp nào tương hợp để giúp bà sống an lành hơn, tươi vui hơn, mát mẻ hơn.

- Chỉ có tâm từ là thù thắng nhất, này Bhaddiya!

- Vậy thì xin đức Đạo Sư an trú cho mẹ con tâm từ vô lượng ấy.

Thế là sau buổi ngọ trai, đức Phật giảng về đề mục tâm từ rồi ngài kết luận:

- Như vậy, từ tâm giải thoát nếu được thực hành, nếu được tu tập, nếu được làm cho sung mãn, nếu được tác thành như cỗ xe, nếu được tạo lập như căn cứ địa, nếu được tiếp tục an trú, nếu được duy trì, tích tập, nếu được khéo khởi sự - thì sẽ gặt hái được mười một lợi ích. Thế nào là mười một?

Ngủ được an lạc,

Thức được an lạc,

Ngủ không có ác mộng,

Được mọi người mến mộ,

Được phi nhân ái kính,

Được chư thiên mến trọng, bảo hộ;

Không bị lửa, thuốc độc, gậy gộc, đao kiếm xúc chạm, họa hại;

Tâm luôn định tĩnh, ổn định và vào thiền một cách mau chóng;

Sắc mặt luôn luôn tươi vui, trong sáng;

Mệnh chung không mê loạn, không hôn ám; nếu chưa thể nhập cứu cánh của đạo bất tử thì sẽ được hóa sanh lên phạm thiên giới(1).

Đức Phật còn dạy tiếp:

- Ngoài ra, những ai tu tập từ vô lượng, dù chưa đắc định cũng được lợi ích thù thắng là trong các cõi trời và người, sẽ ít có người ganh ghét, ít có kẻ hận thù, không chết bất đắc kỳ tử, không bị ai đánh đập, không sống trong thế giới có đao trượng, nước, lửa họa hại...

Đến ngang đây, đức Phật nhấn mạnh:

- Nếu đức vua Sappabuddha biết lấy nước mát của tâm từ để dập tắt lửa nóng của tâm sân, tâm hận thì tốt biết bao nhiêu? Còn nếu cố chấp, không buông xả được thì hậu quả thật khó lường... Như Lai không có cách gì giúp đỡ được. Mỗi người hãy tự cứu mình!



(1)Đầy đủ chi phần là Tín, giới, văn, thí, tuệ. Đức Phật giảng nói cho đức vua Mahānāma - có ghi lại trong Mahāvagga Saṅyutta.

(2)Vì Nanda, em cùng cha khác mẹ với thái tử, con các đức thân vương Amitodana, Sukkodana là Ānanda, và Anuruddha đều đã đi xuất gia hết - nên Mahānāma (anh ruột của Anurudha) phải ở nhà, và sau này kế thế ngôi vương.

(1) Trong chú giải kinh Pháp cú, NXB Tp. HCM, q.2 tr.575 - sư Pháp Minh dịch là Lưu Ly.

(2)Sẽ viết một chương khác.

(1)Tăng chi bộ kinh IV, phẩm Tùy niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4928)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5050)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4422)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4083)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4679)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4142)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3575)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6851)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6927)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5023)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]