Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thế Gian Thanh Tịnh

26/11/201320:26(Xem: 32516)
14. Thế Gian Thanh Tịnh
mot_cuoic_doi_tap_4

Thế Gian Thanh Tịnh



Sau mấy ngày ở lại Rừng Cây Đa, ngoài thì giờ đi trì bình khất thực tại kinh thành quê hương, đức Phật có cả thảy bốn thời pháp lớn cho đại chúng đi theo cũng như chư tăng ni hai viện ở Kapilavatthu. Đức Thế Tôn cũng có để dành thì giờ đi thăm lại kinh thành, nói pháp đến cho đức vua Mahānāma, quan lại, chiến sĩ, nội cung cũng như bá tánh. Dòng dõi Sākya lúc này họ đã tu tập khá tốt, giữ giới khá tốt; những kiêu căng, ngã mạn vốn như bản chất kiêu hùng của dòng dõi chỉ còn tồn tại nơi một thiểu số người. Tôn giả Ānanda còn thay đức Phật thuyết thêm một số thời pháp thuận thứ cho hai hàng cư sĩ nữa.

Riêng đại đức Nanda, sa-di Rāhula được tự do đi thăm viếng đó đây. Nhưng họ cảm thấy không còn thích hợp ở chỗ cảnh xưa người cũ nữa rồi. Hình ảnh quá khứ chỉ thoáng hiện qua rồi mất hút, trở nên lờ mờ và nhạt nhẽo. Người, vật, cảnh cũng như vậy, nhưng họ biết rõ, tâm trí họ giờ nhẹ nhàng, thanh, cao và sáng hơn thế nhiều. Như ở cảnh giới khác. Nhất là đại đức Nanda, ông cảm thấy rất rõ ràng là vừa trải qua một giấc mộng, có vẻ ngây thơ và bất thực.

Thấy thời gian phải lẽ, đức Phật và đại chúng rời Sākya đến Koliya, thăm sinh hoạt của tăng ni, thấy ở đâu cũng đã đi vào nền nếp. Ở lại Devadaha ba hôm, tùy duyên giáo hóa đây đó, bước chân du hành của đại chúng lần lượt ghé các quốc độ Mallā, Vajjī, Licchavī rồi dừng tại Đại Lâm, nơi Trùng Các giảng đường.

Tại Mallā, du sĩ Bhaggava hỏi đức Phật về tỳ-khưu Sunakkhaṭṭa, khi y tuyên bố từ bỏ giáo pháp của ngài. Đức Phật xác nhận chuyện ấy, sau đó ngài đã cặn kẽ giải thích, là do Sunakkhaṭṭa không tìm được an vui trong đời sống ly dục thoát khổ mà chỉ muốn kiếm tìm những năng lực siêu nhân. Vấn đề thần thông, sự khởi nguyên của thế giới, đức Phật tuy có thực tri, thực chứng nhưng ngài không xem vấn đề ấy là quan trọng. Đôi với ngài thì một đời sống bình thường, dị giản, an lạc và giải thoát mới là trọng tâm của giáo pháp.

Du sĩ Bhaggava gật đầu:

- Phải rồi! Sunakkhaṭṭa có nói: Giáo pháp của sa-môn Gotama chỉ nói đến sự diệt tận khổ đau, phiền não chớ có gì đặc biệt, chắc gì đã hơn các vị A-la-hán khác ngày tại Vesāli này. Tức là y có vẻ ca ngợi, tán thán lõa thể Korakkhattiya tu hạnh chó đi bốn chân, bò lết trên đất, dùng miệng ăn vật cứng và mềm trên đất; chuyện ấy ra sao, hư thực ra sao, bạch đức Thế Tôn?

- Quả đúng như vậy! Lõa thể Korakkhattiya sống theo tà-kiến, chấp chặt tà kiến, Như Lai thấy rõ, biết rõ cảnh giới đi và về của ông ta. Trong lúc Sunakkhaṭṭa ca ngợi đấy là một vị A-la-hán tốt đẹp thì Như Lai bảo, trong một tuần lễ nữa, ông ta sẽ trúng thực và chết rồi tái sanh thành loài Kāḷakañjakā, một loại a-tu-la thấp kém, hạ liệt nhất, bị quăng trong nghĩa địa, trên đống cỏ bẩn. Mặc dầu Sunakkhaṭṭa đến gần bên lõa thể, khuyên ăn uống tiết độ, rồi ngồi đếm từng ngày, nhưng sự kiện xảy ra đúng như Như Lai đã nói.

Im lặng một lát, du sĩ Bhaggava gật đầu:

- Tâu vâng! Sự thực là như vậy. Thế còn tướng và tâm của lõa thể Kandaramasuka thì ra sao? Người được mọi người kính trọng do y tuyên bố có bảy giới hạnh: Một, trọn đời lõa thể; hai, trọn đời không mặc y áo; ba, trọn đời không hành dâm; bốn, trọn đời không uống rượu; năm, trọn đời không ăn thịt; sáu, trọn đời không ăn cơm cháo; bảy, trọn đời không đi ra khỏi thành Vesāli, bạch đức Thế Tôn?

- Đúng vậy! Này Bhaggava! Sunakkhaṭṭa cũng xem lõa thể này là một bậc A-la-hán quý trọng! Còn Như Lai thì thấy rõ, biết rõ, không lâu đâu, tà mạng ngoại đạo, lõa thể Kandaramasuka sẽ từ bỏ bảy giới hạnh nhuốm mùi tà kiến ấy, mặc áo, ăn cơm và lập gia đình.

- Và đúng như lời của đức Thế Tôn, không phải là tiên tri mà đã nói đúng sự thực, như thực là vậy! Bây giờ y đã lập gia đình và có một đời sống còn tệ hơn một kẻ phàm tục. Cũng tại Vesāli này, lõa thể Pāṭikaputta thì có vẻ ngông cuồng hơn. Y tuyên bố ngổ ngáo rằng: “Sa-môn Gotama là người có trí, có thể hiển lộng thần oai pháp thượng nhân thì ta cũng vậy. Nếu sa-môn Gotama chịu đi nửa đường đến đây thì ta cũng chịu khó đi nửa đường còn lại để đấu pháp, xem ai hơn ai kém. Tuy nhiên, nếu sa-môn Gotama biểu hiện một pháp thượng nhân thì ta sẽ ra oai hai pháp thượng nhân; nếu sa-môn Gotama thực hiện bốn pháp thượng nhân thì ta sẽ hiển lộ tám pháp thượng nhân! Khả năng và trình độ của sa-môn Gotama bao giờ cũng chỉ được một nửa so với ta vậy!”

- Ừ! Mọi người ai cũng nghe lõa thể Pāṭikaputta tuyên bố như thế!

- Riêng Sunakkhaṭṭa thì hết lòng, nhiệt tình ca ngợi lõa thể này một cách quá đáng, bạch đức Thế Tôn! Y nói rằng, bậc A-la-hán này có pháp thượng nhân, còn sa-môn Gotama thì có pháp thượng nhân đâu mà nói rằng đấu với không đấu? Vậy thì sự thực như thế nào, bạch đức Thế Tôn?

Đức Phật mỉm cười:

- Này Bhaggava! Quả đúng như vậy! Hai vị lõa thể trước, Như Lai đã nói rõ vận mạng của họ y như thế thì lõa thể Pāṭikaputta này Như Lai cũng nói cho biết trước là y sẽ bị bể đầu mà chết nếu không chịu từ bỏ lời nói khoe khoang, dối láo, tà tâm và tà kiến ấy.

- Nghe nói lõa thể Pāṭikaputta đã chết rồi, bạch đức Thế Tôn!

- Vậy thì Như Lai đã thấy trước, biết trước điều ấy có phải là thực chứng thần thông không, này Bhaggava?

- Tâu vâng!

- Như Lai không những thực chứng tất thảy mọi thắng trí trên đời này mà Như Lai còn biết về khởi nguyên của thế giới và còn nhiều hơn thế nữa. Nhưng nếu Như Lai giảng nói một cách đầy đủ mọi ngõ ngách chi ly, nhân duyên và quả của chúng thì sẽ mất một trăm năm, hai trăm năm, ba trăm năm cũng không thể, cũng không đủ thời gian, này Bhaggava!

Tuy nhiên, sau đó, đức Phật cũng nhẫn nại nói sơ cho vị du sĩ này nghe về sự khởi nguyên của thế giới, sự tạo tác ban đầu có tính cách truyền thống là do nhiễm dục lạc, nhiễm tâm trí ra sao.

Cuối cùng, đức Phật đính chính lại một quan niệm sai lầm mà ngoại đạo gán cho ngài, bảo ngài có tuyên bố câu: “Khi một ai đạt được thanh tịnh, giải thoát thì vị ấy thấy thế gian, mọi vật đều là bất tịnh!” Sự thật là đức Phật có tuyên bố với nguyên văn như sau: “Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát thì vị ấy thấy thế gian, mọi vật đều thanh tịnh!”(1)

Nhờ sự xác minh, đính chính này của đức Phật mà người ta không còn xem giáo pháp của ngài là bi quan, tiêu cực, yếm thế khi cho thế gian là bất tịnh để đi tìm sự thanh tịnh ở đâu đâu bên ngoài cõi đời. Mà chính là đức Phật và giáo hội sống thanh tịnh giữa lòng thế gian vì hạnh phúc và an vui cho chúng sanh trời và người vậy.


(1)“Yasmiṃ samaye subhaṃ vimokhaṃ upasampajja viharati, subhaṃ t’eva tasmiṃ samaye sañjānātīti”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2019(Xem: 9438)
Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc, với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ.
15/06/2019(Xem: 6036)
Tôi luôn luôn nói trong cung cách bình thường như bổ sung cho tiếng Anh không lưu loát của tôi. Tôi không thích nghi thức. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng là những con người từ thân thể, tinh thần đến cảm xúc. Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
13/06/2019(Xem: 6051)
Cái đề của bài viết “Giọt Nước Mắt Sa Di”, thoạt nghe, cứ tưởng như tiếng vọng ai hoài của một cuốn phim truyện đầy tình cảm éo le như Dạ Cổ Hoài Lang hay Hồi Chuông Thiên Mụ… vào một thuở xa xưa!
13/06/2019(Xem: 7980)
Chúng tôi đã dành mấy tháng nay để đến với miền quê các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh và huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi đến những cánh đồng để quan sát. Mà kết quả là rác nhiều vô cùng. Rác ở đây là túi ni lông, vỏ gói thuốc và vỏ chai lọ đựng thuốc trừ sâu. Tại rất nhiều nơi, hai bên đường và cả dưới kênh, mương, bờ ruộng à vô vàn bịch ni nông đựng rác (không rõ bên trong là loại rác nào). Chúng tôi thật sự bất ngờ về túi ni lông bay khắp nơi, bên bờ ruộng, bên đường làng. Nhiều kênh, mương, sông nhỏ ở một số vùng quê này cũng đã bị ô nhiễm, không thể tắm được như hồi chúng tôi còn nhỏ. Giật mình đau xót.
28/05/2019(Xem: 6271)
Vườn Yêu Thương thực hành hạnh yêu thương với chương trình “ĐIỀU ƯỚC CHO EM” tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Chúng tôi là những thành viên của Vườn Yêu Thương nên luôn thực hành hạnh yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi là những người con Phật nên luôn thực hành lời Phật dạy. Và chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
27/05/2019(Xem: 9120)
Một hành giả tiến tới Quả Phật như thế nào qua việc trau đồi thiền quán những con đường của động cơ và tuệ trí? Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật trình bày những trình độ của con đường trong một tuyên bố ngắn gọn và thậm thâm, “Tadyata gate gate paragate parasamgate bodhi svaha,” có nghĩa là, “Thật sự là như vậy, tiến tới, tiến tới, tiến vượt tới, tiến vượt tới triệt để, thành tựu Giác Ngộ.”
27/05/2019(Xem: 6585)
Trong Phật giáo có hai loại thực tập căn bản Hiển Giáo và Mật Giáo. Cho đến giờ, chúng ta đang thảo luận về sự thực hành Hiền Giáo. Mục tiêu đặc biệt của Mật Giáo là để cung ứng một con đường nhanh hơn vì thế những hành giả đủ điều kiện có thể phục vụ người khác một cách nhanh chóng hơn. Trong Mật Giáo năng lực của quán tưởng được khai thác để hành thiền trong một sự thực hành gọi là bổn tôn du già. Trong sự thực hành này ta tưởng tượng:
27/05/2019(Xem: 6356)
Vào mỗi lần đại gia đình nhà tôi khi có dịp gặp mặt đầy đủ vào những ngày giỗ lễ lớn quan trọng và phù hợp với School holiday, tôi thường lắng tai nghe các con tôi trao đổi kinh nghiệm sống khi tiếp xúc và xã giao với các bạn bè hay trong công việc của chúng ( hai đứa con tôi mỗi gia đình ngụ tại hai thành phố khác nhau của Australia- Sydney / Melbourne) .
25/05/2019(Xem: 7636)
SỐNG TRỌN VẸN NHƯ THẾ NÀO Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
20/05/2019(Xem: 7806)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]