Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Thế Nào Là Pháp, Thế Nào Là Phi Pháp

26/11/201319:26(Xem: 37567)
06. Thế Nào Là Pháp, Thế Nào Là Phi Pháp
mot_cuoic_doi_tap_4
Thế Nào Là Pháp,
Thế Nào Là Phi Pháp


Thấy đức Phật bỏ rơi, ba nhà triệu phú và hai hàng cận sự nam nữ tẩy bát; hơn một ngàn vị tỳ-khưu ở tại hai lâm viên Pāvārikārāma và Kukkuṭārāma đã không thèm qua lại thăm viếng, hỏi han; và ni chúng gặp họ cũng quay lưng làm cho hai hội chúng tỳ-khưu tại Ghositārāma rơi vào một cơn khủng hoảng trầm trọng do bị áp lực nặng nề từ mọi phía. Họ không những bị bỏ đói mà còn bị rơi vào trạng thái tinh thần bất an, nóng nảy như có một lò lửa thiêu đốt ở trong lòng.

Hôm nọ, vị pháp sư tìm gặp vị luật sư, kể lại tâm trạng của mọi người rồi sợ hãi nói:

- Bị thiêu đốt ở trong tâm là trạng thái địa ngục đấy, hiền giả! Phải tìm cách sám hối với đức Đạo Sư thôi.

- Vâng! Tôi cũng nghĩ vậy.

- Chúng ta hãy họp cả hai hội chúng lại rồi tất thảy hãy bộ hành về Sāvatthi, nghe nói là tôn giả Ānanda và năm trăm tỳ-khưu đã cung đón ngài từ khu rừng Pārileyyaka về Jetavana rồi.

- Vâng!

Vậy là trong lúc chư tỳ-khưu tại vườn rừng Ghositārāma chuẩn bị lên đường thì đức Phật đã về đến Jetavana.

Một hai ngày đầu tiên, đức Phật phải giải thích, trình bày nhân quả, sự họa hại gây ra do bất hòa, chia rẽ của hai nhóm hội chúng tại Ghositārāma cho chư tăng chùa Kỳ Viên nghe, mà hai vị tôn giả Sāriputta và Mahā Moggallāna là hai bậc thầy, hai vị thượng thủ phải tiếp thu để giảng nói rộng rãi cho mọi người nghe. Suốt sáu bảy ngày sau đó, liên tiếp rất nhiều nhóm các vị tôn túc trưởng lão cùng với chúng đệ tử của họ tại Sāvatthi hoặc các tỉnh thành, thị trấn, làng mạc gần hoặc xa lũ lượt tìm về Jetavana đảnh lễ và vấn an sức khỏe của đức Thế Tôn. Đấy là các nhóm của tôn giả Mahānama, của tôn giả Devadatta, của tôn giả Uruvelā-Kassapa, Gayā- Kassapa, Nadī-Kassapa... Rồi sau đó, lần lượt là hội chúng của chư tôn giả Vappa, Assaji, Vappa, Upāli, Mahā Kassapa, Kāḷudayi... các quốc độ kế cận lần lượt đổ về Kỳ Viên tịnh xá.

Chưa thôi. Rồi còn phái đoàn ni chúng do ni trưởng Gotamī và Khemā dẫn sang. Phái đoàn của đức vua Pāsenadi, hoàng hậu Mallikā. Trưởng giả Cấp Cô Độc, hoàng tử Kỳ Đà cũng rất nhiều triệu phú, gia chủ tại kinh thành Sāvatthi nữa. Chuyện đức Thế Tôn biệt tích và an cư ở khu rừng Rakkhitavana đã làm cho xôn xao cả toàn bộ đại chúng, tăng ni và hai hàng cận sự nam nữ như vậy đó. Ai cũng quan tâm và lo lắng cho ngài. Rất đông người còn phàm lại sinh ra bực tức, giận ghét bọn học trò cứng đầu, ngoan cố đã làm phiền đức Đạo Sư của họ.

Hôm kia, tôn giả Sāriputta tìm đến đức Phật để thưa một chuyện:

- Bạch đức Thế Tôn! Chư tăng hai nhóm kinh và luật họ sắp đến đây để diện kiến đức Đạo Sư! Chuyện của họ đã tràn tai mọi người, cả gốc cây, cục đá cũng nghe. Đức Thế Tôn thì có cách ứng đối, giáo giới riêng của ngài. Còn riêng đệ tử hoặc Mahā Moggallāna thì phải đối xử với họ như thế nào, nói chuyện với họ như thế nào cho đúng pháp và luật?

Đức Phật biết tâm tư của vị trưởng tử, lúc nào cũng quan tâm đến cái gì sâu rộng, bao quát và lâu dài hơn nên ngài nói:

- Câu hỏi của ông có tính đối trị nhất thời hay có giá trị phổ biến, áp dụng cho mọi cuộc tranh luận tương tợ cho cả mai sau?

- Thưa vâng, cho cả mai sau!

- Vậy, nếu có chuyện như vậy xảy ra giữa tăng chúng thì ông hãy để ý lắng nghe xu hướng, lắng nghe quan điểm, lắng nghe nhận thức và hãy làm cho sáng tỏ vị nào, phe nhóm nào đã sống đúng pháp và luật thì hãy ủng hộ, bảo vệ vị ấy, phe nhóm ấy, này Sāriputta!

- Vậy thì như thế nào để có thể được gọi là đúng với pháp và luật, bạch đức Đạo Sư?

- Nó có tất thảy ba mươi sáu điều! Mười tám điều được gọi là pháp và mười tám điều được gọi là không phải pháp. Nếu nó thuộc về mười tám điều đúng pháp thì bảo vệ, ủng hộ. Nếu nó thuộc về mười tám điều không phải pháp thì không bảo vệ, không ủng hộ, này Sāriputta!

- Đệ tử đã sẵn sàng chú tâm lắng nghe.

- Bây giờ Như Lai chỉ nói cái nội dung còn ông thì phải tự phân ra chi pháp, có được không, Sāriputta?

- Đệ tử sẽ cố gắng.

- Đúng là pháp và không phải pháp được đi theo chiều dọc tuần tự sau đây:

1- Đúng là pháp - lại cho là không phải pháp;

2- Không phải pháp - lại bảo là pháp;

3- Đúng là luật - lại tuyên bố không phải luật;

4- Không phải luật - lại nhận là luật;

5- Điều Như Lai đã thuyết giảng - lại nói là không thuyết giảng;

6- Điều Như Lai không thuyết giảng - lại cho là có thuyết giảng;

7- Điều Như Lai thực hành - lại nói là không thực hành;

8- Điều Như Lai không thực hành - lại bảo là có thực hành;

9- Điều mà Như Lai chế định - lại cho là không chế định;

10- Điều Như Lai không chế định - lại bảo là có chế định;

11- Điều học giới quy định vô tội - lại tuyến bố phạm tội;

12- Điều mà học giới quy định phạm tội - lại tuyên bố vô tội;

13- Điều mà học giới chế định là tội nặng - lại xem là tội nhẹ;

14- Điều mà học giới nói là tội nhẹ - lại cho là tội nặng;

15- Điều mà học giới bảo là tội còn dư sót - lại cứ cho là tội không còn dư sót;

16- Điều mà học giới gọi là không còn dư sót - lại bảo là còn dư sót;

17- Điều mà học giới tuyên bố là tội trầm trọng - lại cho là không phải tội trầm trọng;

18 - Điều mà học giới xác định là tội không trầm trọng - lại bảo là tội trầm trọng.

Nói tóm lại! Vị tỳ-khưu nào sống chân chính thực hành theo phạm hạnh thì đi đúng theo pháp và luật của Như Lai, bằng vị nào tuyên bố ngược lại, sống phi pháp, phi luật thì họ không phải là đệ tử của Như Lai.

- Đệ tử đã lãnh hội rồi!

- Thế thì ông hãy thử lập ngôn một đôi điều trong ba mươi sáu điều ấy rồi giảng nói sâu rộng cho chư tăng nghe để họ học hỏi được không, Sāriputta?

- Thưa, có thể được! Ví dụ trong mười tám điều phi pháp (Adhammavadī) thì điều thứ nhất là:“Khi đức Thế Tôn dạy điều ấy là không phải pháp - nhưng chúng lại bảo là pháp, chơn chính pháp”. Điều thứ hai là:“Khi đức Thế Tôn nói điều ấy là pháp, chơn chánh pháp - mà chúng lại nói là không phải pháp, là phi pháp”... Có thể kết luận rằng, mười tám điều phi pháp là hoàn toàn nói nghịch lại, sống ngược lại; lập ngôn những mệnh đề phủ định điều đức Thế Tôn đã dạy về pháp và về luật, có phải vậy không, bạch đức Thế Tôn?

- Đúng vậy!

- Còn trong mười tám điều là pháp, chơn chánh pháp (Dhammavadī) thì điều thứ nhất:“Khi đức Thế Tôn dạy đấy là pháp thì chư tỳ-khưu thọ trì, tuyên bố đúng là pháp”. Điều thứ hai:“Khi đức Thế Tôn dạy không phải pháp thì chư đệ tử nói là không phải pháp”... Cả mười tám điều đúng là pháp, là những tuyên bố, những phát ngôn phải lẽ, những mệnh đề xác định, đúng đắn, là sống đúng, sống thuận theo pháp và luật mà đức Tôn Sư đã từng giáo giới?

Đức Phật gật đầu nhè nhẹ rồi nói tiếp:

- Sau này, các học giới về luật cũng sẽ được y cứ vào ba mươi sáu điều này để phân biệt khinh trọng, có tội hoặc vô tội, bị án treo, giảm khinh hoặc chế định theo từng mức độ của hình phạt như thế nào, Như Lai sẽ thuyết rộng vào lúc phải thời, này Sāriputta!

Chiều ấy, tại giảng đường chùa Kỳ Viên, khi đầy đủ tất cả chư vị trưởng lão tôn túc và toàn thể Tăng ni chúng, đức Phật trình bày tóm tắt lại ba mươi sáu điều “pháp và phi pháp”, sau đó, tôn giả Sāriputta có trách nhiệm thuyết lại trong tinh thần mở rộng, triển khai đề tài để cho đại chúng lãnh hội toàn bộ nội dung.

Cuối thời pháp của tôn giả Sāriputta, đức Phật cặn kẽ nói thêm:

- Chư vị trưởng lão phải nắm bắt cho vững rồi dạy lại cho chúng đệ tử ở nhiều nơi. Riêng Upāli thì càng phải theo dõi vấn đề sít sao hơn. Ít hôm nữa, chư tỳ-khưu cứng đầu tại Ghositārāma đến đây, Như Lai chỉ nói ra cái nguyên lý của luật, còn vấn đề xử sự tội trạng cụ thể như thế nào là tùy thuộc vào hội đồng trưởng lão ở đây, hai ông Sāriputta và Moggallāna có trách nhiệm chủ trì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 8012)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11232)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9173)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11068)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6409)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7609)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7615)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8642)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9107)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10025)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]