Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Thư Từ Phương Xa (Tâm Minh)

10/11/201319:11(Xem: 30724)
Lá Thư Từ Phương Xa (Tâm Minh)

Canh_Tu_Vien_Quang_Duc (12)



Lá Thư Từ Phương Xa

Thư gởi Thầy Tâm Phương ,
Khai Sơn & Trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Úc Đại Lợi

Kính Bạch Thầy,

Con là Tâm Minh Vương Thúy Nga, một Huynh trưởng GĐPT được hân hạnh quen biết với bào đệ của Thầy là Thầy Nguyên Tạng. Con nói “hân hạnh được quen biết” là vì Thầy Nguyên Tạng là một trong những Tăng sĩ “ tuổi trẻ tài cao” mà con đã gặp cùng với quý Thầy trẻ khác như Thầy Viên Phương, Thầy Nhuận Phổ, Thầy Nhật Từ v.v…Riêng Thầy Nguyên Tạng có cho con biết Thầy (Tâm Phương) ngày xưa vốn là một Huynh trưởng GĐPT như con nên tuy chưa được gặp Thầy, con có cảm tưởng đã quen Thầy từ lâu rồi!

Vì vậy, Tu Viện Quảng Đức Úc Đại Lợi đối với con hình như cũng thân quen hơn các cơ sở Phật giáo khác! JJ!! Đó là lý do con có mặt hôm nay, qua lá thư này, để chúc mừng ngày Tu viện Quảng Đức được tròn 20 tuổi cũng như để chia sẻ với Thầy niềm vui lớn !

Thật vậy, nhìn lại đoạn đường Thầy đã đi qua, con không thể nào không ngưỡng mộ Thầy cũng như thán phục các vị Phật tử địa phương đã cùng góp sức với Thầy xây dựng nên một Trung tâm văn hóa Phật giáo duy nhất trong thành phố Moreland từ một ngôi trường Tiểu học Fawkner chỉ rộng có 8000 mét vuông mà thôi!

Từ nước Mỹ xa xôi, con luôn dõi theo bước chân Thầy qua trang Nhà Quảng Đức của Thầy Nguyên Tạng và cảm thấy rất vui mừng khi những tin tức về cổng Tam quan, Tượng Quan Âm, Vườn Lâm Tỳ Ni, Vườn Lộc Uyển v.v… lần lượt bay nhanh qua đại dương, mang theo hình ảnh của ngôi già lam trang nghiêm thanh tịnh trong ngày lễ khánh thành cổng Tam quan của TV Quảng Đức.

Nói đến trang Nhà Quảng Đức, con lại có lý do để tán thán công đức của Thầy Nguyên Tạng .. . Từ một “thư viện điện tử” www.quangduc.comđến nay Trang Nhà Quảng Đức đã trở thành một trong những Trang Nhà “hàng đầu” về công tác hoằng dương Chánh Pháp. Con nói như vậy vì mỗi lần con và anh chị em Huynh trưởng GĐPT chúng con cần tìm tài liệu gì về Phật Pháp, về các Chùa, các vị Hòa thuợng v.v... hay về các tác phẩm của các tác giả viết về văn hóa Phật giáo thì y như rằng trang Nhà Quảng Đức đều có đủ! Ví dụ như những tác phẩm rất xưa của Sư Ông Nhất Hạnh, những cuốn sách mà bây giờ về tìm ở Việt Nam không có tiệm sách cũ nào có, chứ đừng nói là ở các hiệu sách lớn nhỏ trong nước, vậy mà Trang Nhà Quảng Đức cũng có! Đó là chưa kể tin tức trên Trang Nhà được cập nhật luôn … Những năm đầu tiên, Thầy NT kêu gọi chúng con nộp bài vở cho Trang Nhà, nên những bài Phật Pháp viết cho ngành Thanh, ngành Thiếu, ngành Oanh v.v… của GĐPT đều được Thầy giới thiệu. Tình cảm giữa Thầy Nguyên Tạng và Anh Chị Em GĐPT hải ngoại, cả Âu Châu, Mỹ, Canada v.v… ngày càng tăng; ai nấy hình như đều “quen” Thầy Nguyên Tạng qua Trang Nhà đó Thầy ơi!

Cùng lúc với sự lớn mạnh của Trang Nhà Quảng Đức, những tin tức về sinh hoạt, tu học của Chùa Thầy cũng được thông báo đều đặn, từ những Khoá Tu Học Phật Pháp Úc Châu do Giáo Hội tổ chức cho đến những mùa An Cư tập trung ở các trường Hạ, quý Thầy và chư Tăng Ni của Tu viện Quảng Đức đều về tham dự đầy đủ . Không những vậy, Thầy Nguyên Tạng, Phó Trụ trì của Chùa cũng tham dự những sinh hoạt Phật sự ở Âu Châu, Hoa Kỳ v.v.. mở rộng sự giao tiếp với cộng đồng Phật giáo ở khắp nơi và tin tức lại được thông báo, tường thuật đầy đủ ở Trang Nhà Quảng Đức. Tu viện Quảng Đức cũng rất năng động trong các sinh hoạt cộng đồng trong xã hội. Con tâm đắc nhất là quý Thầy đã kết hợp được với chính quyền địa phương để thực hiện thành công chương trình Điều Tra Dân Số và qua đó biết được tổng số Phật tử hiện đang sống tại Úc lên đến 200 ngàn người; hèn gì cuộc rước tượng Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế giới, Ông Ian Green đề nghị Việt Nam là đất nước đầu tiên được đón tượng, vì đồng bào của dân Việt Nam ở Úc Đại Lợi đã đóng góp công sức và tiền bạc nhiều nhất; thật là cảm động và đáng tự hào thay, xin tán thán tấm lòng và đức tin tôn giáo của Việt kiều ở Úc nói chung, Phật tử VN ở UĐL nói riêng.

Chư Tăng Ni ở tu viện Quảng Đức cũng tổ chức những khóa tu học, những cuộc hội thảo để bồi dưỡng và nâng cao trình độ hiểu biết về Phật Pháp cũng như để giới thiệu giáo lý của đức Phật đến các giới trí thức và đồng bào đồng hương UĐL; ngoài ra còn có những cuộc hội thảo với những đề tài độc đáo như những vấn đề “Chết và tái sinh” chắc là không khí sôi nổi, phấn khởi lắm.

Kính thưa Thầy,

Với thời gian từ khi kiếm được một nơi để ổn định việc tu hành và hoằng pháp, nghĩa là từ 1997 đến nay, Thầy đã làm được rất nhiều việc lợi ích cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại UĐL nói chung, cho những người Phật tử trong Đạo tràng tu học Quảng Đức nói riêng. Điều làm cho con cảm động và hạnh phúc nhất là Thầy Nguyên Tạng còn cho con biết dưới mái TV Quảng Đức đã có một Gia Đình Phật Tử nương tựa và sinh hoạt từ năm 1998 nghĩa là sau khi Thầy đến UĐL 10 năm. Thì ra trong tâm tư của người xuất gia Tâm Phương, Thầy đã nhớ đem theo chiếc Áo Lam và Hoa sen Trắng; hành trang của Thầy vẫn có chỗ cho GĐPT chúng ta. Mà đã có GĐPT Quảng Đức lại có cả trường Việt Ngữ Bồ Đề nữa. Con chợt nhớ chữ “phương”trong Tâm Phương của Thầy, là hương thơm, phải không thưa Thầy?_Giống như bài hát quen thuộc “chúng ta là Hương gió mang đi ngàn phương” , thật là đúng quá! Hương thơm của đức hạnh đã lan tỏa đến tận Nam bán cầu! Thế là bao nhiêu cảm xúc và hồi ức hiện lên trong óc con khi nhớ lại những ngày xa xưa, Thầy và con còn sinh hoạt bên nhà, dưới mái chùa Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Mụ, Bảo Quốc, Từ Hiếu, Tường Vân, Hồng Ân, Thuyền Tôn v.v.. Đối với chúng ta ngày ấy, Giáo hội chính là chư Tăng Ni trụ trì, là nơi chúng ta quây quần sinh hoạt, vui chơi ca múa, học Phật Pháp v.v... mỗi ngày Chủ nhật, dưới sự che chở thương yêu của quý Thầy, quý Sư Cô, Sư Bà … Bài hát “Kính mến Thầy” với những ý nghĩ “ Thầy là bóng cây che mát chúng con ..” hay “Thầy là ánh sáng dắt dìu lòng son ..” được sáng tác từ cái thời hạnh phúc an lạc tuyệt vời ấy … nghĩ lại thật không khỏi mủi lòng. Niềm an ủi của anh chị em GĐPT chúng con là trong quí vị chư Tôn Hiền Đức vẫn còn có và có nhiều nữa là khác, chư vị như Thầy Tâm Phương, Thầy Như Điển, Thầy Nguyên Siêu, Thầy Hạnh Tuấn, Thầy Từ Lực v.v.. hiểu biết và thuơng yêu che chở GĐPT dù trong những ngày nắng đẹp hay giông tố bão bùng. Chúng con nguyện luôn khắc sâu trong lòng tấm chân tình ấy.

Những người Huynh trưởng ngày xưa sau 1975 trở nên tu sĩ cũng nhiều nhưng tạo dựng được cơ sở to lớn và được cả thế giới biết đến như hệ thống các chùa Viên Giác của Thầy Như Điển hay Tu viện Quảng Đức UĐL của Thầy và Thầy Nguyên Tạng thật là hiếm hoi vô cùng. Trong niềm vui chung của người Phật tử ở hải ngoại nhân lễ kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển Tu Viện Quảng Đức con xin kính mến gởi đến Thầy, Thầy Nguyên Tạng, chư Tăng Ni và quí vị Phật tử đã sát cánh bên Thầy, đã góp những bàn tay và những tấm lòng để đưa Tu Viện Quảng Đức trở nên một trung tâm văn hóa Phật giáo có tầm cở tại Úc Đại Lợi, lòng ngưỡng mộ sâu sắc của con. Cầu Phật gia hộ cho quí vị vô lượng an lạc, và Tu viện Quảng Đức ngày một thăng tiến để hướng dẫn Phật tử dũng tiến trên hành trình tiến về Phật quốc.


Houston, mùa Sen nở Canh Dần 2010,
Kính mến,
Tâm Minh Vương Thúy Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2017(Xem: 7009)
Mồng một Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho '' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra. (Nyingma có nghiã là Cổ xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ 11, người nắm giữ dòng truyền thừa Nyingma, (đã thị tịch vào tháng Hai năm 2008) - Buổi cúng dường được thực hiện bởi những Tấm Lòng:
01/02/2017(Xem: 7619)
Chiếu mùng hai Tết Đinh Dậu, vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, đảnh lễ Phật, Hòa thượng trú trì tặng Tập Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát ) Nha Trang- Khánh Hòa. 330 năm khai sáng – Truyền thừa & phát triển (1680-2010). Cầm trên tay tập sách, thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trú trì đã ghi: Ta-bà vật đổi sao dời Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa, Hoa Sơn dù trải nắng mưa Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn.
01/02/2017(Xem: 7638)
Với chủ trương dùng Phật giáo để cố kết nhân tâm, và làm nền tảng tinh thần cho xã hội, dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong rất phát triển. Nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều thiền sư danh tiếng đã đến hoằng pháp. Có thể nói rằng chúa Nguyễn đã khởi dựng sự nghiệp vĩ đại của mình với những ngôi chùa.
01/02/2017(Xem: 10510)
Ngày xưa Thiền sư Quang Giác (đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi.
01/02/2017(Xem: 16324)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
31/01/2017(Xem: 5465)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.
30/01/2017(Xem: 10997)
Dưới đây là một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặc biệt dành riêng cho ông Melvin McLeod Tổng Biên Tập của tổ hợp báo chí và xuất bản Lion' s Roar (Hoa Kỳ). Buổi phỏng vấn ngày 29 tháng 7 năm 2016 được diễn ra trong vòng thân mật, trong gian phòng làm việc giản dị và khiêm tốn của một cơ quan báo chí.
29/01/2017(Xem: 6947)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9010)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 13842)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]