Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ về mái chùa xưa (N.Bá Phụng)

10/11/201318:56(Xem: 29403)
Nhớ về mái chùa xưa (N.Bá Phụng)

Canh_Tu_Vien_Quang_Duc (4)

NHỚ VỀ MÁI CHÙA XƯA

Tôi đến Úc năm 1990, thời gian đầu đối với tôi tất cả hoàn toàn mới lạ nơi xứ người! Không giống với những gì ở Việt Nam. Bao nhiêu hình ảnh thân thương của quê hương đã bỏ lại khi cánh cửa phi cơ đóng kín, để rời khỏi đất Mẹ yêu thương ngàn đời. Đường băng lướt cánh ngày ấy lắm mưa sa, như để khóc chia ly Mẹ Việt Nam lần cuối cùng.

Khi đặt chân lên xứ người, lòng tôi băn khoăn với bao nỗi xót xa! Trong tâm trạng vừa nhớ quê hương, vừa mất mát nhà cửa, tài sản, chia lìa thân bằng quyến thuộc. Tôi vô cùng bức xúc, từ nay lại phải đối phó với nếp sống mới; bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, và công ăn việc làm. Tôi muốn quay về quê hương cũng không được, vì tất cả chỉ còn lại con số không nơi quê nhà lúc bấy giờ.

Tôi vẫn còn nhớ mùa xuân đầu tiên trên xứ người, thật xót xa chua chát làm sao! Bởi vì cảnh rộn ràng, nhộn nhịp vào những ngày cuối năm đi mua sắm tết; hình ảnh những chợ hoa Nguyễn Huệ, Sàigòn tấp nập người đến xem bông hoa, mua một vài cành mai vàng tươi tốt đầy bông và tràng pháo đỏ để đón Giao thừa, thì nay không còn nữa đối với tôi, cũng như bao nhiêu người Việt ly hương khác. Buồn nhất là trong ba ngày tết ấy mình phải đi làm, thay vì nghỉ ở nhà để cúng Tổ tiên ông bà đầu năm, đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, chúc tết Chư Tôn Đức Tăng Ni.

Xuân tha hương lại về, ngôi chùa nhỏ gia đình tôi đi về lễ Phật vào ngày Mồng một tết Âm lịch, đó là Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương sáng lập sau khi Thầy rời Chùa Quang Minh ở Sunshine, về vùng Broadmeadows lập chùa. Chùa tọa lạc trong khu dân cư, đa số là người theo đạo Tin Lành và Hồi Giáo. Cảnh chùa hiu quạnh đứng bên đường, Thầy Trụ Trì sống cũng hiu quạnh một mình. Thời điểm lúc đó số Phật tử VN còn thưa thớt, sống rải rác khắp đó đây cho nên Phật tử đến chùa cũng không nhiều lắm như về sau này.

Mỗi năm vào ngày ba mươi tháng chạp âm lịch tôi đến chùa để dâng hoa quả cúng Phật, qua ngày Mồng một Tết về lễ Phật đầu xuân và chúc tết Thầy, đồng thời gia đình tôi cũng chụp vài tấm hình cùng Thầy Tâm Phương để làm kỷ niệm; và vào những ngày lễ lớn của Phật giáo gia đình chúng tôi đều về tham dự. Thấm thoát thế mà đã 20 năm trôi qua rồi.

Thời gian lặng lẽ trôi theo cùng với sự phát triển của Đạo Pháp trên xứ người. Nguyện vọng của Thượng Tọa Tâm Phương cũng như của tất cả những Phật tử từng đến Tu Viện Quảng Đức đều mong muốn sao chùa được phát triển rộng lớn để thích ứng với số Phật tử càng ngày càng đông. Và nay đã hội đủ nhân duyên, ngôi Tu Viện Quảng Đức nhỏ ở Broadmeadows đã được dời về vùng Fawkner, Melbourne

Nơi đây đúng là linh địa để kiến tạo ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát Vị Pháp thiêu thân để bảo vệ Chánh Pháp, đuốc thiêng của Ngài đốt tan bao xiềng xích! Xóa bỏ sự kỳ thị đầy bất công trong xã hội; những Vô minh lỗi lầm rất lớn ấy đã tồn tại lâu dài trên đất nước Việt Nam! Được chấm dứt bằng lửa thiêng.

Thầy Tâm Phương đã tìm mua được một cơ sở trường học rất lớn, lại hội đủ những yếu tố cần thiết để xây dựng chùa Quảng Đức tại vùng Fawkner, thật không nơi nào bằng? Ý nghĩ của riêng tôi tin rằng có sự gia hộ của Giác linh Ngài Quảng Đức để Thầy Tâm Phương hoàn thành tâm nguyện của Thầy. Địa thế và cảnh quang tại Fawkner thật là phù hợp để ngôi chùa mang tên Bồ Tát Thích Quảng Đức tọa lạc.

Mỗi khi nhớ đến tên Bồ Tát Thích Quảng Đức, tâm tư chúng ta thật vô cùng trân trọng về sự hy sinh của Ngài cho Dân Tộc và Đạo Pháp; vì có sự liên quan đến lịch sử trọng đại của Phật Giáo Việt Nam.

Nguyen_Ba_Phung


Tác giả Bá Phụng và gia đình chụp tại ngôi chùa cũ ở vùng Broadmeadows

Niềm ước mơ chung của tất cả có được ngôi chùa rộng lớn đầu tiên tại Victoria đã thành sự thật! Sau khi tạo mãi được trường tiểu học cũ, Thầy Tâm Phương bắt đầu lo vận động để xây dựng. Với nguồn tịnh tài từ khắp nơi không ngừng chảy vào để trợ lực Thầy nhanh chóng hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đối với Tam Bảo, và Phật Giáo Việt Nam tại Hải ngoại.

Lễ khai móng, đặt đá diễn ra rất long trọng vào một ngày trời quang mây tạnh. Chư Tăng Ni và đồng hương Phật tử về tham dự rất đông, tất cả đều vui vẻ như trẩy hội mùa xuân. Qua những giờ phút long trọng đó, điều mong muốn duy nhất là mong cho mau đến ngày khánh thành .

Nguyen_Ba_Phung_2


Thầy Tâm Phương và hai đệ tử Thảo & Yến
tại Chánh Điện ở vùng Broadmeadows năm 1991

Với bao nỗ lực trong 3 năm, Đại Hùng Bửu Điện của Tu Viện Quảng Đức đã nghiễm nhiên dưới vòm trời Victoria. Và, Đại Lễ Khánh Thành đã diễn ra trong một quang cảnh nguy nga tráng lệ, tưng bừng dưới ánh nắng chan hòa của tiểu bang Victoria! Dòng người tấp nập đổ về cùng với một số đông Chư Tôn Đức Tăng, Ni từ Mỹ, Anh, Pháp, Âu Châu, và Việt Nam cùng về tham dự. Đồng thời có hai sự kiện rất quan trọng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, được long trọng cử hành cùng với ngày đại lễ Khánh thành này Đó là lễ suy tôn Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVN và Đại Hội Bất Thường GHPGVNTN

Tu Viện Quảng Đức có những sinh hoạt thường xuyên về Phật sự của Giáo Hội. TT Thích Tâm Phương và bào đệ, TT Thích Nguyên Tạng, cả hai vị đều có chức sự trong GHPGVNTN/HN phụ trách công việc của Giáo Hội giao phó. Ngoài ra quý Thầy còn lập Trang Nhà Quảng Đức, nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật để tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người khắp nơi trên thế giới muốn tìm tòi học hỏi về Phật Pháp. Chúng con thành thật tán dương công lao của hai Thượng Tọa

Cũng liên quan đến Phật Sự, vào tháng 11 năm 2006, tôi cùng có mặt trong chuyến đi Chiêm bái Phật Tích tại Ấn Độ, do Thầy Phó Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn. Một chuyến đi được tổ chức rất chu đáo, khiến cho tất cả đều được nhiều an lạc. Ấn tượng duy nhất ở nơi Thầy trưởng đoàn đã làm cho tôi vô cùng kính mến Thầy là tại Trúc Lâm Tịnh Xá, nơi Đức Thế Tôn dừng chân ngày xưa, phái đoàn kinh hành xong thì cũng vừa có mặt phái đoàn Phật tử Ấn Độ đến từ Bombay, miền nam Ấn Độ, họ cũng đến đây để chiêm bái Phật tích, họ vây quanh Thầy tâm tình, đàm đạo và thăm hỏi phái đoàn Phật tử Việt Nam đến từ Úc Châu. Những Phật tử của phái đoàn Ấn Độ họ rất kính mến Thầy như đã từng quen biết từ khi nào! Nhóm người Ấn này nói rằng họ muốn thỉnh Thầy sang lập chùa Việt Nam tại Ấn Độ. Họ sẽ cúng dường 50 mẫu đất và mọi phương tiện khác để Thầy kiến tạo ngôi chùa. Phút chia tay giữa hai phái đoàn Phật tử Ấn Độ và Phật tử Việt Nam đầy lưu luyến! Đã để lại một kỷ niệm khó quên trong tâm tư cả hai phái đoàn Ấn – Việt bằng những hình ảnh lưu niệm tại Thánh Tích Trúc Lâm Viên. Trước khi rời khỏi nơi này, tất cả nghe như vang vọng lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn chúc phước lành đến cho tất cả chúng sanh, cùng toàn thể đệ tử Phật về đảnh lễ Ngài. Chúng tôi ra về mà lòng còn vấn vương, bùi ngùi tưởng nhớ đến đấng cha lành còn ở lại nơi Tịnh Xá Trúc Lâm.

Ai có đến chiêm bái Phật tích rồi, đều cảm nhận được tất cả sự hiện hữu về một Đức Phật tại các Thánh tích ở Ấn Độ. Những nơi này được công nhận là Di sản Văn Hóa, và Tôn Giáo của nhân loại.

Tu Viện Quảng Đức đã đóng góp nhiều cho công cuộc hoằng hóa lợi sanh từ khi mới thành lập. Ngoài cơ sở hoằng pháp thuộc GHPGVNTN/HN tiểu bang Victoria ra, còn là một địa danh duy nhất tại Australia để tưởng niệm về sự hy sinh Vô Úy của Bồ Tát Thích Quảng Đức vào thập niên 1963.

Kính chúc mừng Tu Viện QUẢNG ĐỨC kỷ niệm hai mươi năm thành lập, cùng với niềm vui chung của toàn thể Phật tử Việt Nam tại Úc Châu. Cầu nguyện Phật Pháp trường tồn, Chúng Sanh An Lạc.


Melbourne, mùa Phật Đản 2634 (2010)

Nguyễn bá Phụng – Bảo Minh Đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2011(Xem: 12848)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7745)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7326)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16813)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21575)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7485)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14445)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7147)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6415)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5509)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]