Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật sự viên thành (Nguyên Lượng)

10/11/201318:19(Xem: 30118)
Phật sự viên thành (Nguyên Lượng)

TVQD_ Lo Thien Phat A Di Da 2a


PHẬT SỰ VIÊN THÀNH

Tôi sinh ra trong một gia đình theo tín ngưỡng Phật Giáo từ nhiều đời ở xứ Quảng Nam, nhờ công đức này của Tổ Tiên mà sau năm bảy mươi lăm, tám năm gian khổ trong các trại cải tạo ở miền cao nguyên Việt Bắc, những lúc bản thân gặp sự hiểm nguy và đối mặt với cái chết, tôi nhớ Phật, tưởng Phật và niệm Phật, nên đã vượt qua mọi chướng nạn trong đời sống. Ơn đức đó phải được kể đến Sư Phụ Bổn Sư của tôi là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ, người mà tôi có duyên may quy y với Ngài tại Chùa Báo Quốc, Huế vào đầu năm 1950, người đã luôn luôn nhắc nhở khi tôi lên đường nhập ngũ ( SVSQTB / K12TĐ 1961 ).

Lời khuyến giáo tu tập của Ngài lúc đó tôi không quan tâm nhiều, vì lúc ấy trong tay tôi luôn có vũ khí và có quân lính dưới quyền, hơn nữa bổn phận người trai trong hoàn cảnh tổ quốc lâm nguy đâu sá gì sự nguy hiểm của bản thân, dù rằng trong người đã 3 lần bị trọng thương trong lúc giao chiến.

Từ sau tháng năm bảy mươi lăm, người dân miền Nam nói chung đã gánh chịu gian khổ cho một cuộc đổi đời. Riêng những người tham dự trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, những người trong guồng máy Quốc Gia chịu nhiều đắng cay khổ cực hơn, lao động khổ sai và còn bị lưu đày đến các trại cải tạo tại vùng rừng núi biên cương lạnh lẽo. Sự hiểm nguy luôn luôn đeo sát bên mình và chính đó là lúc con người mới giác ngộ, mới nghĩ đến tôn giáo của mình để mong cầu sự che chở, để nương tựa tìm một chút bình an cho tâm hồn, trong số đó có bản thân tôi.

Đến định cư tại Úc Đại Lợi tháng 6 năm 1984, vừa lo cho cuộc sống gia đình, vừa tham gia các sinh hoạt xã hội, thỉnh thoảng mới đi đến chùa lễ Phật, chùa nào cũng đến lạy Phật rồi về, đi cho có lệ chứ không quan tâm gì, cũng có những lúc tình nguyện làm công quả hay tham gia Phật sự chùa này hoặc chùa khác.

Vào mùa hè 1990 người chị của tôi cùng các bà bạn khác từ Nha Trang đến Úc để thăm thân nhân. Trong dịp này chị em mới gặp nhau và tôi đưa chị đi thăm Tu Viện Quảng Đức tại đường Bamburgh ở vùng Broadmeadows. Chùa được dựng lập theo kiểu " cải gia vi tự" từ một căn nhà 3 phòng do Thầy Thích Tâm Phương làm Trụ Trì, không gian chật hẹp, không có nơi đậu xe, chỉ đậu dọc theo đường lộ trước nhà dân chúng, dân vùng này đa số là di dân và không cùng tôn giáo với mình, nên chúng tôi nghe Thầy nói là chùa luôn gặp khó khăn trong mọi sinh hoạt. Thời điểm mà chị em tôi đến thăm chùa là gặp lúc trời mưa, đường vào Chùa hẹp và trơn trợt nên phải cẩn thận kẻo bị ngã té. Sau vườn, Thầy làm mái che thêm ra để có nơi Phật tử thọ trai, chỉ còn một mảnh đất trống rộng độ 2 chiếc chiếu mà Thầy dự tính sẽ an vị tượng Quán Thế Âm lộ thiên. Lúc này là lúc tôi và chị tôi động lòng cảm xúc và thương xót. Ngôi nhà quá chật hẹp, thương cảnh chùa quá nghèo nàn, thương Thầy quá đổi khó khăn trong sinh hoạt, tôi cùng đa số Phật tử đến đây đều có cảm nhận như vậy, trong số Phật tử của chùa có một vài đạo hữu thân quen ngày trước như: Đạo hữu Long Quân, đạo hữu Nguyên Khang và đạo hữu Võ Đại Sinh.

Trên đường về chị tôi khuyên nên thường xuyên về công quả để giúp Thầy xây chùa. Tôi vâng dạ, nhưng nhìn lại mình chỉ là hạt cát nhỏ đâu có cơ nghiệp gì, bản thân và gia đình vẫn còn ở nhờ nhà chính phủ. Nhưng thấy Thầy hiền từ dễ kính mến mà bản thân tôi cũng đã vài lần thăm viếng Thầy khi Thầy còn làm Trụ Trì Chùa Quang Minh, ngôi chùa lúc đó cũng chỉ là một ngôi nhà nhỏ trên đường Morris, vùng Sunshine, nên theo lời khuyên của chị, tôi thường xuyên về Tu Viện Quảng Đức để lạy Phật và cùng làm công quả với Phật tử.

Tôi nhớ, vào đầu năm 1997 chính phủ của Thủ hiến Jeff Kennet ra lệnh bán một số trường tiểu học và dồn các trường học lại để không phí phạm cơ sở hạ tầng. Nhân lúc này Thầy Tâm Phương bàn tính mua một ngôi trường cũ, tại vùng Fawkner, Phật tử chúng tôi không ai có ý kiến bàn ra bàn vào gì cả cứ im lặng để Thầy tự lo liệu. Phật tử vừa mừng vừa lo: nếu mua được thì có nơi rộng rãi thờ Phật trang nghiêm và sinh hoạt thoải mái; Nhưng lo tiền đâu có đến gần nửa triệu đô để mua. Sau thời gian ngắn Thầy quyết định mua và chính phủ bằng lòng bán. Cả vợ chồng chúng tôi cũng vừa mừng vừa lo. Bà xã tôi nói: “Thầy Tâm Phương gan thiệt, can đảm thiệt, trong tay Thầy không có một đồng và cũng không có tài sản thế chấp rứa mà Thầy có gan mua được.

Mọi việc được tiến hành và Tu Viện Quảng Đức ở Broadmeadows đã được dời về nơi đây. Phòng khách của ngôi trường cũ được sửa sang để tạm thời làm chánh điện, và lễ An Vị Phật đã được cử hành vào ngày 20/11/1997.

Trong dịp này Thầy Trụ Trì Thích Tâm Phương có tâm sự với tôi: “Bác Nguyên Lượng ơi ! bác đã lớn tuổi rồi, bớt các công tác sinh hoạt ngoài xã hội để về đây chung lưng với các đạo hữu và cùng Thầy đồng cam cộng khổ để kiến tạo Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức. Thầy dự tính xây cất Chánh Điện thờ Phật, kinh phí dự trù khoảng một triệu đô". Tôi vui vẻ nhận lời nhưng trong tôi hai lỗ tai của tôi nghe tiếng lùng bùng như đang lặn sâu dưới nước, mắt hoa lên, nhìn về phía trước là một khối tiền khổng lồ lấy đâu ra để mà xây dựng được. Thầy quyết tâm là phải tiến chứ không lùi, đó là bản tính của Thầy mà ai gần Thầy cũng biết. Thầy nói: “Ngày 10/12/2000 chùa mình sẽ cử hành lễ đặt đá”, vậy mà hôm tháng 11 vừa rồi, Thầy làm lễ tang cho bà ngoại của các cháu tại chánh điện mà không nghe Thầy nói gì cả, bây giờ nghe Thầy nói tôi mới giật mình. Chính thời gian này tôi thật lòng xăn 2 tay để cộng tác giúp Thầy, công việc gì tôi làm được thì tôi phát tâm làm ngay chứ không hề từ chối. Từ việc tổ chức gây quỹ xây dựng như cơm chay, buổi văn nghệ đều nhận bốn, năm xấp vé để dạo bán, còn mang sổ vàng của Chùa đến gõ cửa từng nhà các mạnh thường quân.

Tôi nhớ rằng những công việc này thường gặp cảnh đắng cay và tủi thân. Có một lần tôi mang sổ vang vào phòng mạch của một vị bác sĩ, khi đến nơi thì bác sĩ đã ra ngoài để ăn trưa, cô thư ký bảo tôi ngồi chờ nửa tiếng sau bác sĩ quay lại. Qua nửa tiếng, tôi chờ thêm 20 phút nữa vẫn không thấy bác sĩ trở về, tôi bèn đi và nói với cô thư ký 10 phút sẽ quay lại, nhờ cô viết một tấm giấy hẹn để ngay bàn bác sĩ cho tôi được gặp. Khi tôi trở lại thì cũng là lúc bác sĩ trở về phòng mạch, vị bác sĩ cho mời gọi một bệnh nhân vào khám bệnh, khi ông ấy trở ra để đưa bệnh nhân khác vào khám vậy mà ông không hề hỏi han gì đến tôi, tôi liền đứng dậy tới gặp ông đưa quyển sổ vàng và trình bày: “Thưa bác sĩ, tôi là Phật tử từ Tu Viện Quảng Đức ....”. mới nói đến đó vị bác sĩ đưa tay xua đuổi tôi vànói: "À tôi biết rồi, ông về đi, tôi sẽ gặp Thầy sau". Thế là vị bác sĩ quay lưng bước vào phòng. Tôi ôm sổ đi ra khỏi phòng mạch với sự ngậm ngùi, bước vào xe thì bà xã tôi hỏi: “Việc gì xảy ra mà anh cảm thấy mỏi mệt như vậy?". Tôi kể lại câu chuyện phải chờ đợi mất cả tiếng đồng hồ mà còn bị ông bác sĩ xua đuổi như vậy đó. Nhà tôi nói: “ Chấp nhất làm chi cho thêm phiền não, vì anh có xin cho cá nhân anh mô mà anh lo lắng. Cúng dường cho Chùa thì có phước, không cúng thì không có phước, đơn giản vậy thôi, ở Melbourne này còn nhiều mạnh thường quân khác mà, anh cố gắng gõ cửa vị khác, chứ đừng có nản lòng, bây giờ anh lấy lại bình thản để mà lái xe về chứ cố chấp mà lạng quạng lái xe nguy hiểm.”

Hằng tuần tôi vẫn đi lễ Phật như thường lệ nhưng mang trong lòng một sự tủi thân. Có một hôm sau khi làm lễ xong, tôi kể lại sự tủi thân của mình để trút bớt nỗi phiền lòng và cũng để chia sẻ với Thầy Trụ Trì. Nghe xong Thầy dạy rằng: “chúng sanh đa bệnh, Phật pháp đa môn, mình vì công việc Phật sự và xây dựng nên cố gắng nhẫn nhục để làm việc đạo, xin bác đừng nản lòng thất chí mà bỏ mất cơ hội để đóng góp cho Đạo Pháp và Dân Tộc, Thầy đã từng chịu nhiều đắng cay rồi và tất nhiên chưa hết đâu thưa bác, trong Luận Bảo Vương Tam Muội từng dạy rằng: với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng. Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao? Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào?".

Nghe lời khai thị của Thầy mà lòng tôi cảm thấy nhẹ nhàng như trút hết bao nỗi lụy phiền. Vào đầu năm 2003, nhị vị Chánh Phó Trụ Trì lên chương trình lễ khánh thành sẽ tổ chức vào tháng 10 năm 2003. Giấy mời đến các quan khách chính phủ sẽ gởi trước 6 tháng cho chính khách tiện việc sắp xếp, phần tôi thì được giao phó lo mời phía cộng đồng người Việt và truyền thanh báo chí.
Nguyen Van Do
Suốt hơn 3 năm xây dựng sắp hoàn thành và tài chánh cũng khô cạn. Hội đồng thành phố đến xem và khuyến cáo là phải có hệ thống chữa lửa mới cấp giấy phép để khai trương. Thế là các đạo hữu cùng Thầy lo kiếm tiền để thực hiện hệ thống cứu hỏa này, lần thứ 2 Hội đồng thành phố đến xem xét để cấp giấy phép thì lại bị khuyến cáo thêm lần nữa là phải thực hiện chiếc thang máy cho người tàn tật lên Chánh Điện lễ Phật. Thời điểm này cả Thầy lẫn trò không ăn ngon ngủ yên được, đào đâu mà ra tiền nữa, Phật tử gần xa đã hết công sức tiền của đóng góp trong 3 năm nay rồi, đâu nỡ lòng mở lời kêu gọi nữa. Thầy trò bàn tính kêu gọi đến mạnh thường quân người Hoa. Thật là hiển nhiên khi gian truân thì có Phật độ. Chỉ mới gõ cửa một vị Phật tử người Hoa, Ông bà sẵn lòng cúng dường chiếc thang máy với phí tổn là 70 ngàn Úc kim để việc khánh thành chùa được tiến hành. Gia đình mạnh thường quân này chính là chủ nhân Happy Palace Reception ở vùng Pascovale.

Ngày 10, 11 và 12 tháng 3 năm 2003 đại lễ khánh thành được cử hành trọng thể. Chư Tôn Thiền Đức khắp thế giới đều về đây tham dự hơn 130 vị. Phật tử các nước xa gần và Phật tử địa phương Úc châu về tham dự suốt 3 ngày cũng trên 5000 người. Thầy trò mừng ra nước mắt, mọi công việc đều hoàn mãn, tổng kết chi tiêu cho 3 ngày đại lễ chỉ còn thiếu trên 10 ngàn Úc kim. Tôi và nhà tôi có bàn tính mừng thì mừng cho trót nên lúc đó chúng tôi cúng dường 10 ngàn Úc kim để bù vào chỗ thiếu hụt này.

Để mừng Đại lễ kỷ niệm 20 năm xây dựng ngôi Già Lam Quảng Đức, Phật tử xa gần, các ân nhân cùng Chư Tôn Đức đã cố tâm hoàn thành công trình xây cất Tăng xá cao 2 tầng và Bảo Tháp Tứ Ân cao 4 tầng để làm món quà dâng lên mừng Đại lễ kỷ niệm 20 năm góp phần xiển dương Đạo Pháp tại quê hương thứ hai này.

Nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát gia hộ cho tất cả những người con Phật luôn vững tâm Bồ Đề, kiên cường tiến bước trên đường Đạo, chúng con cũng cầu mong mọi Phật sự xây dựng của Tu Viện Quảng Đức sớm viên thành trong ước nguyện của cộng đồng Phật tử trong và ngoài quốc gia Úc Đại Lợi.


Melbourne, mùa Phật Đản lần thứ 2634

Nguyên Lượng Nguyễn Văn Độ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2017(Xem: 8017)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
04/12/2017(Xem: 8833)
Khóa tu sẽ được diễn ra trong 2 ngày 06-07/01/2018 (Thứ Bảy – Chủ Nhật) do CLB Nhân Sinh tổ chức cùng với các đơn vị tham gia đồng hành với dự kiến sẽ có hơn 500 bạn trẻ, sinh viên, học sinh…tham dự tại Bảo Lộc – Đà Lạt – Lâm Đồng.
04/12/2017(Xem: 8824)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa TIPITAKA (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International... Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 Dec, và cho đến ngày 12 Dec- 2017 là bế mạc.
03/12/2017(Xem: 6394)
Lời nói đầu tiên, chúng tôi xin được tri ân thầy Thông Giới trụ trì chùa Địa Tạng, đã từ bi hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc hoằng pháp của chúng tôi tại ngôi chùa Địa Tạng trang nghiêm này. Sau đó, cám ơn những lời giới thiệu ưu ái của thầy dành cho "Hội Thiền Tánh Không" cũng như cho bản thân chúng tôi.
03/12/2017(Xem: 7022)
Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); - Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn), Tết lúa mới.
29/11/2017(Xem: 5925)
Cuối tuần qua, chúng tôi lại có duyên tham dự Khoá tu học mùa Thu hằng năm của Thiền Viện Diệu Nhân ở Rescue, CA. Khoá tu năm nay có chủ đề: Tu Là Biết Mình. Thiền viện này là một chi nhánh của Thiền Tông Việt Nam từ trong nước do Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từ dung hợp từ thập niên 70's. Có thể nói, pháp môn Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 xuất xứ từ Tu Viện Chân Không (1970-1986) và Thiền Viện Thường Chiếu từ năm (1974 cho đến nay) do Ngài chủ trương và hướng dẫn. Vì chúng tôi, chỉ được nhân duyên tu học có hai ngày mà lại bán trú nên có thể những gì chúng tôi viết và cảm nhận ở đây không đầy đủ. Vậy mong quý vị rộng lượng mà hoan hỷ.
26/11/2017(Xem: 11141)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
25/11/2017(Xem: 15791)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
24/11/2017(Xem: 5393)
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrim
23/11/2017(Xem: 11748)
Các đối tượng vật chất mà chúng ta nhìn thấy là tương đối chứ không có một thực tại khách quan; chúng là những biểu hiện của tâm. Chúng có mặt trong những hiện khởi cảm giác của tâm. Không có thực tại riêng biệt nằm ở đâu đó bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]