Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Vị Thánh Bảy Năm Trong Bình Máu

05/11/201321:26(Xem: 33229)
21. Vị Thánh Bảy Năm Trong Bình Máu
mot_cuoc_doi_bia_3


Vị Thánh Bảy Năm

Trong Bình Máu



Từ giã thị trấn Haliddavasana, đức Phật và đại chúng chậm rãi bộ hành về hướng Devadaha, là kinh đô của nước Koliyā, là quê ngoại của ngài. Lần này, đi theo đức Phật hầu như có đủ mặt các ông hoàng, công tử cả hai quốc độ thuở trước, đấy là các trưởng lão Ānanda, Kāḷudāyi, Bhaddiya, Devadatta, Kimbila, Anuruddha... cùng vị thợ cạo Upāli mà bây giờ đã là bậc trưởng lão, tuy chưa có danh xưng nhưng được xem như là đệ nhất tri luật!

Bao nhiêu năm qua rồi, khuôn mặt của kinh thành cũng không thay đổi mấy. Xóm phường lao động thì vẫn bụi và rác, vẫn bò và dê bên những ngôi nhà tồi tàn nhiều năm không được tu sửa, chỉnh trang. Họ vẫn an phận thủ thường với cái nghèo của mình. Giới nô lệ thì cứ vẫn là nô lệ, bị đẩy bật ra ngoài mọi sinh hoạt công cộng. Giới lao động chân tay thì cứ vẫn đen đúa, nhem nhuốc với những công việc hạ cấp của mình. Những khu nhà của giới thương gia, quý tộc thì vẫn uy nghi, hiển hách, cứ vẫn là giàu sang và vương giả như thuở nào!

Đến Devadaha thì trời vừa tối, tôn giả Sāriputta thu xếp, phân phối đại chúng tạm thời qua đêm quanh các khu rừng để khỏi phiền đến dân chúng.

Rạng ngày, như một cuộc diễu hành, đức Phật và đại chúng tách ra từng toán nhỏ đi trì bình khất thực khắp các ngã đường. Dân chúng và phố phường có vẻ xôn xao khi hay tin giáo đoàn đang ở trong thành phố. Vả chăng, đây là quê hương của Devadatta và Yasodharā mà ai ai cũng nghe danh. Và ai cũng biết chuyện đức vua Suppabuddha đã thâm thù đức Phật đến tận tủy xương khi đã cướp đi con trai và con gái của ông! Tuy nhiên, mấy giáo đoàn đang hành hóa tại xứ sở này lại rất thành công. Giới quý tộc, chiến sĩ, thương gia cũng như dân chúng phát sanh tâm tín mộ dạt dào. Có nhiều cư sĩ đắc quả thánh. Rất nhiều quý tộc, thương gia đã đứng vào hàng ngũ cư sĩ cận sự hai hàng. Dầu chưa có những tòng lâm lớn rộng nhưng các sinh hoạt tại những tăng xá, cốc liêu của chư tỳ-khưu đã tạo ra được cơ sở vững chắc. Gần đây, trưởng lão ni Gotamī và Yasodharā đã tạo lập đươc ba ni viện. Một ở Koliyā, một ở Kapilavatthu và một ở Savatthī dành cho tỳ-khưu-ni, nghe đâu cũng thành công.

Khi thấy bình bát đã vừa đủ dùng, đức Phật, hai vị đại đệ tử cùng Ānanda tìm đường đến ni viện để ngọ trai. Một khu vườn xanh mát với nhiều liêu cốc tranh tre thanh nhã hiện ra với nhiều chiếc bóng vàng tới lui thấp thoáng. Rất đông tỳ-khưu-ni lạ mặt ra đón tiếp phái đoàn. Bất chợt, tỳ-khưu-ni Khemā và Dhammadinnā ra quỳ đảnh lễ và họ cho biết là vừa từ Trúc Lâm sang; còn trưởng lão ni Gotamī , Yasodharā và Sundrinandā thì đang ở Savatthī.

Đức Phật an tọa trên bồ đoàn, thăm hỏi công việc hoằng hóa ở Koliya. Lát sau, các vị trưởng lão Bhaddiya, Devadatta, Kimbila... dẫn chư tăngi trong vùng đến đảnh lễ, hầu thăm đức Phật và đại chúng. Hóa ra ở nơi này, chư tăngi cũng đã kiến lập khá nhiều cơ sở, đặc biệt có một khu lâm viên khá lớn, sức chứa có thể lên đến năm, bảy trăm vị. Công trình này do họ hàng hoàng gia bên nội của Devadatta và công nương Yasodharā dâng cúng. Họ đồng quỳ thỉnh đức Phật về ngụ cư ở tăng viện.

Khi hai hội chúng gặp gỡ, đang thân tình thăm hỏi nhau, thì bên ngoài cổng vườn, một chiếc xe hai ngựa dừng lại, một vị hoàng gia hấp tấp đi vào. Một vị ni cho biết đấy là ông hoàng Mahāli, có vị phu nhân là công nương Suppavāsā mang thai đã bảy năm mà chưa sinh. Công nương Suppavāsā lại có tâm tín đạo rất lớn. Hai ông bà đã cúng dường khu vườn xinh đẹp cùng với mọi công trình tao nhã tại ni viện này.

Thật ra, không cần phải ai thưa trình, đức Phật đã biết tất cả mọi chuyện khi đến Koliyā, ngài đã tính đúng giờ phút mà công nương Suppavāsā đang chuyển dạ. Có ai biết rằng, công nương Suppavāsā suốt bảy năm qua đã mang trong lòng mình một thánh thai? Sáu năm trước, trong bụng mẹ, dẫu nằm trong một bình máu, nhưng thai nhi đã không dám động cựa, sợ mẹ đau! Đến năm thứ bảy, nhất là những ngày sau cùng, sự đau đớn khốc liệt xảy ra cho công nương Suppavāsā là chuyện tự nhiên của sinh lý cơ thể lúc sắp sinh. Nhưng do tâm lý, “cái quái thai” bảy năm nên sự đau đớn kia như tăng gấp bội làm cho vị công nương tưởng mình sắp chết. Sáng nay, nghe tin đức Phật và đại chúng đang trì bình khất thực trên các ngả đường Devadaha, công nương Suppavāsā mừng quá, những mong được chiêm ngưỡng đức Phật trước khi mạng chung nên đã hối hả nói với chồng:

- Chàng ơi! Hãy tức khắc đi ngay! Hãy vì thiếp và hãy vì cái quái thai trong bụng thiếp; hãy thỉnh cho kỳ được đức Phật và chư tỳ-khưu tăng ni đại chúng cho thiếp được chiêm bái và bố thí cúng dường lớn trước khi vĩnh biệt!

Người rành rõi chỉ chỗ đức Phật. Tội nghiệp ông hoàng thân trẻ tuổi, thương vợ, với nước mắt, tức tốc, hối hả lên đường.

Thấy dáng dấp hoàng thân Mahāli với bước đi hấp tấp, vội vã cùng với nét sầu não hiện ra nơi sắc mặt , ông chưa kịp đảnh lễ, thưa thỉnh thì đức Phật đã mở lời trấn an:

- Này Mahāli! Không sao đâu hoàng thân! Phu nhân sẽ an toàn và cái thai nhi kia cũng sẽ an toàn! Như Lai sẽ chú nguyện cho! Bây giờ, hoàng thân hãy yên tâm mà ra về đi, đừng lo lắng nữa, đứa trẻ sắp chào đời rồi đấy!

Tin tưởng vào đức Thế Tôn, hoàng thân Mahāli thở ra một hơi dài. Và khi ông vừa rời gót, dùng trí sinh tử, đức Phật biết rõ quả nghiệp chịu đựng đau khổ của mẹ con thai nhi đã chấm dứt nên ngài chú tâm, hướng năng lực tâm đến chỗ sản phụ, đọc lên bài kệ với ý rằng: “Công nương Suppavāsā xứ Koliya được khỏe mạnh và an lành, hạ sanh một hài nhi cũng khỏe mạnh và an lành như thế!”. Câu phúc chúc của đấng Mười Lực vừa chấm dứt thì tại biệt phủ, công nương Suppavāsā sinh hạ một hài nhi nhẹ nhàng như nước trong bình đổ ra. Nhìn đứa bé khuôn mặt đẹp đẽ, hồng hào, mũm mĩm như con nhà trời, công nương mừng vui bế trẻ vào lòng với hai hàng lệ tuôn chảy. Cả nhà đổ xô lại. Ai cũng muốn nhìn tận mặt “cái quái thai” bảy năm trong bụng mẹ. Khi thấy trẻ rồi, và vì do phước báu của trẻ mà ai cũng nghe trong lòng thơ thới, mát mẻ, an vui một cách lạ kỳ. Do cảm giác ấy mà mọi người đồng thanh gọi là “Sīvali, Sīvali...” từ đó thành tên.

Hoàng thân Mahāli vừa đến cổng, chưa xuống xe đã nghe không khí vui tươi, nhộn nhịp của cả đại gia đình, ông cảm kích và càng khởi tâm tịnh tín khi biết rõ oai lực vô song của đức Giác Ngộ. Ông hoàng thấy tâm hồn lâng lâng, đi nhanh vào hậu điện. Một bà vú bế trẻ ra cho ông xem. Ông chiêm ngưỡng con mình như chiêm ngưỡng một tác phẩm kỳ lạ của ông thợ trời. Vào phòng, đặt trẻ trong vòng tay của công nương, sung sướng và hạnh phúc quá làm cho đôi mắt ông cũng đỏ hoe!

Hoàng thân thuật lại lời đức Phật chỉ dạy. Công nương chấp hai tay lên trán, lầm thầm thốt lời tạ ân đức Phật rồi nói:

- Chàng chịu khó trở lại ni viện một lượt nữa, thỉnh mời đức Thế Tôn và tất thảy tăng ni, có đủ năm trăm vị thì càng quý, bắt đầu từ ngày mai, chúng ta sẽ đặt bát cúng dường bảy ngày, ý chàng thế nào?

- Vâng, vâng! Ông hoàng hối hả gật đầu! Phải vậy! Để tri tạ ân đức Tam Bảo!

Thế rồi, việc đặt bát cúng dường bảy ngày tại biệt điện đến đại chúng có đức Phật cầm đầu đã diễn ra hỷ mãn. Và trong thời gian ấy, ai ai cũng chứng kiến chuyện lạ lùng, là trẻ Sīvali lớn nhanh như thổi. Chỉ trong ngày thứ nhất, vừa qua đêm, trẻ đã đổi khác. Qua ngày thứ hai, vừa cách đêm, trẻ đã lớn bằng đứa bé hai tuổi. Và cứ thế, đến ngày thứ bảy thì trẻ đã hao hao giống đứa bé ba bốn tuổi nhưng cử chỉ, đi đứng, ăn nói thì đã tỏ ra không thua gì trẻ sáu bảy tuổi. Trẻ đã nói chuyện với cha mẹ với âm giọng khá rõ ràng, nhưng đặc biệt, trong đó lại toát ra sự hiểu biết không phải của con nít! Cậu lại còn biết xin phép cha mẹ cho được tự tay đặt bát cúng dường một vài thứ vật thực đến đức Phật và chư vị trưởng lão!

Chuyện kỳ lạ này không mấy chốc đã lan nhanh khắp cả thành phố. Không những bà con nội ngoại, thân bằng quyến thuộc tò mò tìm đến thăm viếng mà kẻ lạ, người dưng ngày nào cũng đứng chật sân vườn, cổng ngõ. Trẻ Sīvali tỏ vẻ không được vui, than phiền với mẹ là thiên hạ đến đây ồn ào, huyên náo quá, chẳng yên tịnh được chút nào! Công nương nhìn cậu quý tử, cứ tròn mắt ngạc nhiên từ chuyện này sang chuyện khác; và bà biết rõ trong tâm, con bà không phải là thường nhân!

Cũng ngày thứ bảy, sau khi nhận đầy đủ vật thực, chư ni trở về ni viện, chư tăngi trở về tăng viện, đức Phật bảo tôn giả Sāriputta ở lại thuyết pháp cho cả đại gia đình cùng nghe. Thế rồi, tôn giả thuyết về khổ sanh, khổ của sự tái sanh và sự khổ của vòng trầm luân sinh tử. Trẻ Sīvali lắng nghe rất chăm chú. Cậu rất thấm thía thời pháp. Cậu thấu hiểu một cách rất sâu sắc và cụ thể về sự khổ sanh vì chính cậu đã nằm trong bụng mẹ suốt bảy năm, bảy ngày! Nằm trong bụng mẹ, như nằm trong cái bọc máu, đã nhẫn chịu tối tăm, dơ uế mà mọi động cựa cũng phải cẩn thận vì có thể làm cho bà mẹ bị đau! Mặc dầu bà mẹ rất biết kiêng cử, nhưng tế bào thần kinh của trẻ rất nhạy. Chỉ một chút cay, chút nóng, chút mặn, chút đắng, chút chua... là cậu như bị tra tấn! Khổ nhất là thời tiết của trời đất thất thường chuyển đổi ở bên ngoài thì bên trong này, trẻ đau đớn cùng cực...

Thời pháp chấm dứt, trẻ Sīvali ăn mặc rất đẹp, bước ra đảnh lễ tôn giả rất mực nghiêm cung và lễ độ. Tôn giả dịu dàng cất tiếng hỏi:

- Mọi việc đều an lành và tốt đẹp cả chứ, này Sīvali?

- Hiện tại, trong không khí phước sự và trong thời gian nghe pháp thì đúng là vậy, thưa tôn giả!

Nghe câu trả lời của trẻ “không đơn giản” chút nào, tôn giả ngạc nhiên, nhăn mày hỏi tiếp:

- Con nói hiện tại? Vậy trước cái hiện tại này thì sao?

Trẻ mỉm cười mà như mếu, rồi đáp:

- Trước cái hiện tại, nghĩa là thời gian suốt bảy năm, bảy ngày con nằm trong một cái bình máu thì an lành và tốt đẹp sao được, thưa tôn giả!

- Đúng là vậy! Tôn giả hoan hỷ nói - Vậy là cái khổ nằm trong bụng mẹ, con là người cảm nhận sâu sắc nhất!

- Không chỉ là cảm nhận - Trẻ Sīvali lắc đầu - con còn kinh sợ nữa, thưa tôn giả!

Qua vài câu đối thoại giữa tôn giả và “hài nhi” mới sanh có bảy ngày đã lôi cuốn sự chú tâm của mọi người. Công nương Suppavāsā hoan hỷ và hãnh diện quá, bà thốt lên:

- Coi kìa! Coi kìa! Con tôi mới có bảy ngày mà đã thảo luận “về sự khổ” với bậc Tướng quân Chánh pháp!

Biết trẻ có căn duyên sâu dày, tôn giả ướm hỏi tiếp:

- Nếu kinh hãi sự khổ thì con phải làm sao, Sīvali?

Trẻ có vẻ suy nghĩ rồi mới trả lời:

- Theo thời pháp của tôn giả, xuất gia mà thấy pháp, chứng pháp, giác ngộ pháp sẽ lần lượt cắt đứt tất thảy sự khổ. Vậy trước sau, con cũng xin được xuất gia thôi!

Tôn giả gật đầu:

- Ừ, thế là đúng! Nhưng bây giờ con còn bé dại quá! Hãy sống ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ, hiếu thuận với mọi người. Khi cơ duyên chín muồi, tự đích thân ta sẽ tìm đến con đấy! Nhớ lời hứa đó nhé?

- Dạ xin vâng!

Quay qua đại gia đình rồi nhìn công nương Suppavāsā, tôn giả hỏi:

- Có một trẻ như vậy, thế gian hiếm có! Này công nương hữu phúc! Công nương có còn muốn những bé trai tương tợ như vậy nữa hay không?

Rạng rỡ khuôn mặt, công nương mau mắn đáp:

- Muốn, rất muốn! Nếu có đau khổ bảy lần, được bảy bé trai như thế, đệ tử cũng muốn như thường!

Câu chuyện của trẻ Sīvali, không mấy chốc đã trở thành câu chuyện nóng sốt được bàn tán khắp mọi nơi. Không những tại các tăng, ni viện mà tại cung đình, hoàng gia, quý tộc, các đạo tràng ngoại giáo, đường phố, công viên, chợ búa... ai cũng muốn chiêm ngưỡng trẻ hoặc suy luận về căn cơ, nghiệp từ kiếp trước. Có một số vị tỳ-khưu đem chuyện kể về trẻ Sīvali và trẻ Dabba-Mallaputta vừa mới xảy ra ở khu rừng Ampiyamba gần thành Anupiya xem như đều là những việc hiếm có trên đời. Nói chung, họ cứ thắc mắc, thắc mắc mãi là cả hai mẹ con bị cái nghiệp gì kinh khiếp mà cùng chịu đau khổ chung suốt bảy năm, bảy ngày như thế?

Tôn giả Moggallāna thấy tiết lộ điều này, tức là nhân của nghiệp quá khứ, chư tăngi sẽ hiểu thêm về sức mạnh của nghiệp báo, lợi ích cho việc tu tập của họ nên đã không ngần ngại kể cho họ nghe rằng:

“- Trong một kiếp quá khứ, tiền thân Sīvali là một vị thái tử con vua Brahmadatta, kinh thành Bārāṇasī. Thái tử tinh thông các môn học nghệ, đức độ và tài giỏi nên được vua cha nhường ngôi lúc còn rất trẻ.

Đức vua xứ Kosala sẵn binh lực hùng hậu, có dã tâm xâm lược, thấy nước lân bang trù phú, giàu có nên đã khởi một đạo quân lớn, đột ngột tấn công Bārāṇasī, giết đức vua Brahmadatta, lấy hoàng hậu vua làm vợ mình. May mắn thay, lúc ấy thái tử đang ở ngoại thành, đang cùng với toán quân vệ sĩ đang đi tuần thú các nơi nên thoát khỏi nạn.

Thấy nước mất, nhà tan, thái tử rất căm hận nên đã tụ họp bên mình những chiến sĩ gan dạ, yêu nước rồi âm thầm đi khắp các trấn thành, thị trấn... kêu gọi đoàn kết, phất cờ khởi nghĩa vệ quốc.

Hôm kia, một đoàn đại quân đằng đằng sát khí, có thủ lãnh là vị vua trẻ, bao vây Bārāṇasī rồi bắn vào thành một trăm mũi tên viết bằng máu: “Một là giao thành, hai là giao chiến, ba là các ngươi hãy tự sát!”

Đức vua Kosala và quân đội đang hưởng lạc, say men chiến thắng, nhận được tối hậu thư, mỉm cười khinh bỉ: “Thằng trẻ ranh dám hù dọa ta sao?”, bèn cho bắn tên trả lời: “Một tuần nữa, ta sẽ chặt đầu ngươi ở dưới chân thành, cho chó ăn! ” Tức giận đến máu trào, thái tử tức tốc cho tấn công, không đợi chờ nữa. Ba lần tấn công cả ba lần đều bị đẩy ra do binh lực của chúng còn rất mạnh.

Trong thành, bà hoàng hậu hay tin, nhờ cảm tử quân ban đêm vượt thành, đưa tin cho thái tử hay: “Quân đội của chúng chưa tổn hao, nhưng lương thực trong thành đã gần cạn. Vậy, không nên đánh thành mà chỉ nên bao vây, cắt đứt các ngả đường tiếp tế. Chỉ cho đến khi nào củi, nước, gạo trong thành khánh kiệt, không cần đánh mà chúng ta vẫn thắng! ”

Nghe lời mẹ, thái tử cho các tướng dẫn quân bao vây, bít chặt mọi lối ra, vào; những ngõ ngách bò dê heo chó gì cũng bịt kín. Thế là đến ngày thứ bảy, dân chúng trong thành do đói khát nên chết rất nhiều. Một số còn đủ sức, họ mang gươm giáo nổi loạn. Quân đội của vua Kosala cũng chết do đói khát, số còn lại thì vật vờ, yếu lả nên không còn đủ sức kháng cự. Dân chúng tràn vào vương cung, chặt đầu vua rồi tự động đem giao nộp cho thái tử. Chàng hiên ngang vào thành, lấy lại vương quốc, mẹ con trùng phùng... Mạng chung, họ đi theo nghiệp của mình”.

Kể xong chuyện quá khứ, tôn giả kết luận:

- Do nhân gieo vây hãm thành bảy ngày làm cho rất nhiều người chết; sau khi bị trả quả khổ ở địa ngục, nghiệp còn dư sót, mẹ mang thai con bảy năm, bảy ngày chịu khổ với nhau để trả cho hết nghiệp xưa! Công nương Suppavāsā bây giờ là hoàng hậu thuở trước, thái tử Bārāṇasī vây thành chính là trẻ Sīvali vậy.

- Trời đất ơi! Một người cất tiếng than! Cái nhân bảy ngày vây hãm thành, cái quả trả dư sót lại lên đến bảy năm, bảy ngày! Xem nào! Một năm vị chi số ngày như thế, chia cho bảy như thế, vị chi gấp năm mươi hai lần cộng thêm bảy ngày! Ôi! khiếp thay cái nghiệp báo, năm mươi ba lần hơn là cái sự khổ phải chịu!

Có tiếng cười. Rồi có người còn thắc mắc, hỏi:

- Trẻ Sīvali rất thông minh, sáng dạ; không những nắm bắt cái “khổ sanh” trong thời pháp, mà còn thảo luận với bậc Tướng quân Chánh pháp vài câu nghe rất có chiều sâu. Như thế, hẳn trẻ phải có căn cơ giáo pháp sâu dày nào từ quá khứ, phải thế không, thưa tôn giả?

Tôn giả gật đầu:

- Ừ, đúng vậy! Sẽ còn có lắm điều kỳ diệu về trẻ Sīvali này. Nhưng phải đợi đến khi cậu bé xuất gia, cái căn cơ cũ ấy mới trọn vẹn mãn khai! Hãy đợi đấy mà xem!

Sự việc sau đó xảy ra đúng y như vậy. Ngày hôm sau, tôn giả Sāriputta làm lễ xuất gia sa-di cho Sīvali. Khi làn dao cạo tóc vừa đi xong một đường, cậu bé đã đắc quả Tu-đà-hoàn, đường dao thứ hai thì đắc quả Tư-đà-hàm, đường dao thứ ba thì đắc quả A-na-hàm; và sau khi cạo đầu xong thì Sīvali đã đắc quả a-la-hán cùng các thắng trí.

Và sau này, sa-di Sīvali được đức Phật khen ngợi là người “đệ nhất về lợi lộc”, đặc biệt là về vật thực!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2014(Xem: 13185)
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân. Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội. Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
19/07/2014(Xem: 9630)
Niềm an lạc của mùa An cư tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, vẫn theo mãi mỗi hành giả sau khi mãn hạ, trên đường đi về, ngay cả hôm nay tại từng trú xứ và đã lan tỏa về đến Việt Nam, qua 5 Trường Hạ ( gần 500 vị) đang còn cấm túc, mà người viết đã chia sẻ cúng dường với số tiền nhận được tại Trường Hạ Quảng Đức. Người viết, đoan chắc niềm an lạc ấy sẽ còn lan tỏa và lợi ích nhiều hơn như vậy. Vì nếu là người con Phật chân chính sẽ TÙY HỶ trước tấm lòng rộng mở, với sự thỉnh mời thân thiết. Khi đến đạo tràng Quảng Đức, nhận được sự niềm nở, hân hoan với tình pháp lữ mặn nồng của nhị vị Thượng Tọa Viện Chủ và Trụ Trì Tu Viện.
18/07/2014(Xem: 15160)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
18/07/2014(Xem: 7208)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
16/07/2014(Xem: 9272)
Chương trình PPUD lần này với chủ đề "Hạnh phúc thật giản đơn" có mô típ hoàn toàn khác so với 18 chương trình trước, là chương trình dã ngoại ngắn ngày đầu tiên được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/08/2014 tại chùa Tâm Thành, xã Quới Thành, Châu Thành, Bến Tre.
12/07/2014(Xem: 8996)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 14723)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.
23/06/2014(Xem: 8017)
Lễ kỉ niệm 7 năm phát triển của Thaihabooks nhân đôi niềm hoan hỷ với buổi giao lưu giữa Thầy Chân Pháp Đăng và các độc giả Phật tử về cuốn sách “ Trị liệu ung thư bằng chính niệm” vào lúc 13h ngày 20/6/2014, tại nhà Sách Thái Hà, số 119C5 Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
23/06/2014(Xem: 15684)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
21/06/2014(Xem: 10049)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]