Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Đại Bồ Tát Đản Sanh

26/10/201308:59(Xem: 27554)
03. Đại Bồ Tát Đản Sanh

Mot_Cuoc_Doi_01
003
Đại Bồ-Tát Đản Sanh


Dưới chân ngọn Himalaya có vương quốc Kapilavatthu nhỏ bé nhưng núi sông xinh tươi, hùng vĩ, chính là quê hương từ ngàn xưa của dòng giống Sākya anh hùng đã đến đây lập quốc. Đức vua hiện tại là Suddhodana, hoàng hậu là Mahāmāyā. Mahāmāyā là em ruột của đức vua Suppabuddha ở vương quốc Koliya kế cận, cách nhau bởi con sông Rohini. Đức vua Suppabuddha lại kết duyên với bà Amitā Pamitā, là em út của đức vua Suddhodana. Vì vậy tình thân của hai vương quốc này như môi với răng, thiết cốt vô cùng.

Mahāmāyā kết tóc se tơ với vua Suddhodana năm vừa mười sáu tuổi. Bà có năm vẻ đẹp và sáu mươi bốn tướng tốt của người phụ nữ do sự tích lũy công hạnh lâu đời; tính tình mềm mỏng, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu lại giàu lòng nhân ái nữa. Em ruột của bà là Pajāpati Gotamī cũng cùng chung mối lương duyên này, làm hoàng phi của vua Suddhodana. Thế nhưng, đã lớn tuổi mà hai bà vẫn không có con, đức vua trông người nối dõi đã mỏi mòn con mắt.

Ngày ấy, theo lệ thường vào mỗi buổi sáng, đức Mahāmāyā thức dậy thật sớm, tắm rửa sạch sẽ, nếu đúng kỳ đầu và giữa tháng thì bà thọ bát quan trai giới(1). Khi tiếng trống từ lâu thành đã điểm tàn canh ba(2)là lệnh bà đã chuẩn bị sẵn sàng cùng với thị nữ thắng kiệu ra ngoại thành, các phường ấp xa xôi để làm việc từ thiện. Đây là niềm vui của lệnh bà, mà chính đức vua Suddhodana cũng khuyến khích điều ấy. Nhà vua còn thầm nguyện rằng, biết đâu nhờ vậy mà các vị thượng đẳng thần trên đầu trên cổ thương xót mà ban cho họ một mụn con trai?

Lệnh bà Mahāmāyā bố thí rất nhiều; lúc rau trái, lúc y áo, lúc chăn nệm, lúc thuốc men, lúc lương thực gạo bắp, sắn khoai hoặc tiền bạc... Với tâm bi mẫn, lệnh bà bố thí có đến bốn ức(3)đồng tiền vàng vào mỗi ngày như thế. Những giọt sương nhân ái kia dẫu không thấm đẫm được sa mạc cuộc đời nhưng cũng mát dạ những loài lau cỏ thân phận thấp hèn, bé mọn!

Hôm kia, sau khi trao tặng hết đồng tiền cuối cùng, như có mối giao cảm linh thiêng nào đó, lệnh bà cảm thấy tâm hồn an vui, khoan khoái lạ lùng, niềm hỷ lạc lâng lâng no đầy suốt cả ngày. Đêm ấy, lệnh bà đi vào giấc ngủ an lành rồi từ từ chìm vào giấc mộng huy hoàng, mát mẻ. Tứ đại Thiên vương cao sang, chói sáng từ hư không hiện xuống, phò long sàng của lệnh bà đi vào những ngọn núi cao trên tuyết lãnh. Với cử chỉ nghiêm cẩn và đầy trân trọng, Tứ đại Thiên vương đặt lệnh bà trên tảng đá cao sáu mươi do-tuần(4), dưới gốc cây sāla cao một trăm do-tuần, gần ao lưu ly Anotattā, đoạn thỉnh lệnh bà xuống tắm. Các vì thiên nữ kiều diễm đến nghinh tiếp lệnh bà bước xuống trên vùng hoa sen trắng tỏa hương ngào ngạt. Xong đâu đó, họ mang trân châu, bảo ngọc và hương hoa của cõi trời trang điểm cho lệnh bà rồi thỉnh lệnh bà vào nghỉ trong một tòa lầu bằng bạc.

Phía Bắc có một quả núi bằng vàng long lanh chóa mắt, đủng đỉnh bước ra một con voi trắng to lớn, sáu chiếc ngà như sáu cánh tay trân trọng ôm một đài sen trắng tươi thắm còn đọng sương mai. Bạch tượng đi quành về hướng Đông, tiến xuống phía Nam, rống một tiếng to, nhiễu ba vòng về phía hữu quanh long sàng rồi chui vào hông phải của hoàng hậu.

Đại bồ-tát, thiên tử Setaketu từ cung trời Tusita, thế là đã giáng sanh vào lòng Phật mẫu Mahāmāyā.

Sáng ngày, trong không gian còn tỏa nức mùi hương, lệnh bà cảm thấy tinh thần phơi phới và tâm hồn thanh khiết một cách kỳ lạ. Đức vua Suddhodana được nghe lệnh bà kể lại, lập tức lâm triều, cho vời sáu mươi bốn vị bà-la-môn tinh thông điềm triệu đến bàn về giấc mộng ấy.

Nghe xong, tất cả các thầy bà-la-môn đều phủ phục lạy mừng. Một vị cất giọng sang sảng:

- Quả thật là giấc mộng đại cát tường, tâu đại vương! Thế là hoàng hậu đã thọ thai một nhân cách phi phàm, cao cả; là linh khí kết tụ của núi sông, nhật nguyệt muôn triệu năm mới có một lần. Đây chính là một ân sủng thiêng liêng mà đức Brāhman đã ưu ái ban tặng cho đại vương.

Đức vua Suddhodana vô cùng đẹp dạ, ban thưởng trọng hậu cho các thầy bà-la-môn rồi truyền ngự y túc trực sẵn sàng để săn sóc sức khỏe cho hoàng hậu.

Tứ đại Thiên vương nhận được lệnh từ thiên chủ Sakka; thay nhau cầm bửu kiếm hộ trì lệnh bà luôn suốt mười tháng như thế.

Đại bồ-tát từ khi vào lòng Phật mẫu, gá thai bào, lần lần lớn lên, không hề làm cho lệnh bà khó chịu; trái lại, được sức khỏe, an vui và mát mẻ hơn. Thai nhi ngồi an nhiên ở trong bụng như một bức tượng vàng trong động báu, chân xếp kiết già, hướng mặt ra phía trước rất khác với phàm nhân.

Thế rồi... tháng ngày chim ca hoa nở, lá nẩy hương, chồi xanh nẩy ngọc, trăng thanh gió mát, phơi phới mây lành... khắp nơi cung tía lầu son, nhạc vui thanh thoát, tiếng cười nói dịu dàng... bao quanh hoàng hậu như tạo thêm duyên lành cho đấng Siêu Việt sẽ ra đời.

Đến ngày trăng tròn tháng Vesākha, theo phong tục thời bấy giờ, hoàng hậu xin được phép về kinh đô Devadaha, nước Koliya, là quê của lệnh bà để chờ ngày mãn nhụy khai hoa. Thế rồi, một toán phi mã cấp tốc mang thông điệp của đức vua Suddhodana sang đức vua Suppabuddha đưa tin ngày lệnh bà lên đường. Dân chúng cả hai nước hớn hở chào đón ngày vui, họ tự động sửa sang đường sá, cầu cống, khe rạch; nhà nhà treo đèn kết hoa, cờ ngũ sắc... rực rỡ, náo nhiệt, tưng bừng...

Hôm ấy, trời thanh, gió nhẹ; lệnh bà bước lên kiệu hoa có cung nga dìu hai bên. Hoàng phi Pajāpati Gotamī cùng thị nữ thân tín bước lên những chiếc kiệu sang trọng khác. Đoàn người rầm rộ lên đường, trước sau có hai đội quân danh dự của hoàng gia nai nịt, yên cương, quân phục, khí giới, giáp bào sáng chói, uy nghi trên thân chiến mã cẩn trọng hộ giá. Ra khỏi cổng thành kinh đô hoa lệ, đoàn xa giá lần ra ngoại ô. Hai bên đường, dân chúng hò reo, tung hoa, rảy nước. Khi tới một rừng cây sāla, thuộc lâm viên Lumbinī, giáp ranh biên địa hai nước, thấy phong cảnh xinh đẹp lạ thường, hoàng hậu Mahāmāyā truyền lệnh dừng lại. Lúc ấy cả rừng hoa sāla trổ hoa trái mùa, rực rỡ phô sắc giữa những mảng màu xanh biếc. Hoàng hậu Mahāmāyā thấy lòng khoan khoái, thanh thản dạo chơi. Sao lạ? Không khí như ướp hương, muôn chim như trỗi nhạc; trời đất, cây lá, cỏ hoa... tất thảy đều xanh trong, mịn màng như nhung, như ngọc... Đến một gốc cây sāla đại thụ, hoa nở từ gốc tới ngọn, kết dệt như một tấm thảm gấm, Hoàng hậu ngước nhìn. Có một vòi hoa vươn dài ra, hoa to và đậm sắc - Hoàng hậu đưa tay định níu. Bất chợt, vòi hoa ấy đột nhiên oằn xuống rồi đặt nhẹ lên lòng bàn tay của lệnh bà. Ngay lúc ấy, hoàng hậu Mahāmāyā trở dạ, cung nga thể nữ hối hả giăng màn. Đại bồ-tát đản sanh trong giờ phút thiêng liêng này. Ngài ra khỏi lòng mẹ nhẹ nhàng như vị pháp sư duỗi chân bước xuống pháp tòa.

Và đồng thời, như va đập vào cánh cửa huyền mật, siêu nhiên; ba tầng trời thảy đều rúng động, đại địa chao đảo, nước biển trong bốn đại dương dâng cao, ầm ào vỗ giữa hư không. Thiên nhạc trỗi lên, thiên hoa tung bay; phạm thiên, chư thiên trong ba ngàn cõi mở hội vui mừng. Hai con rồng vàng trong mây xanh bay sà xuống, tuôn hai vòi nước nóng và lạnh ngào ngạt hương, tắm cho đại bồ-tát. Bốn vị đại phạm thiên ở cõi trời Tịnh Cư đứng bốn góc, giăng tấm lưới bằng vàng mịn đỡ thân đại bồ-tát không cho rơi xuống đất. Họ nói thoảng vào tai lệnh bà Mahāmāyā rằng:

- Xin hoan hỷ chúc mừng hoàng hậu. Vị ấu nhi này sẽ là một bậc thiên hạ vô song, trí tài và đức hạnh khắp cả ba cõi, sáu đường không ai dám sánh. Ngài chính là một bậc Vô thượng Chí tôn. Lời vừa dứt, Tứ đại Thiên vương đã che chiếc lọng báu và đưa tấm nhung mịn tiếp bồng ngài, rồi trao qua cho cung nữ ẵm ngài trên tấm lụa Dukala.

Bỗng, đại bồ-tát vùng đứng dậy, đi về hướng Đông bảy bước, dưới đất trồi lên bảy hoa sen đỡ bước chân ngài, có hai vị thiên bưng năm món triều phục của Chuyển luân Thánh vương đi hầu hai bên. Đại bồ-tát một tay chỉ thượng, một tay chỉ hạ, nói lên câu kệ:

“- Aggohamasmi lokasmiṃ

Seṭṭho jeṭṭho anuttaro

Ayamantimāme jāti

Natthi dāni punabbhavoti.”

Nghĩa là: “Ta là chúng hữu tình cao quý và lớn hơn tất cả các loài trong tam giới. Đây là kiếp cuối cùng của ta. Ta sẽ không còn luân hồi tái sanh nữa.”

Kinh kể rằng, ngay khi đại bồ-tát đản sanh, vì do túc duyên ba-la-mật từ nhiều a-tăng-kỳ kiếp, lúc ấy cùng có bảy nhân vật đồng sanh để trợ duyên cho quả vị Chánh Đẳng Giác:

- Công chúa Yasodharā

- Ānanda, con hoàng thân Amitodana, em ruột đức vua Suddhodana.

- Channa - người hầu ngựa

- Kāḷudāyi - con một lão thần lương đống, sau này thỉnh đức Đại Giác về thăm Kapilavatthu.

- Ngựa Kaṇṭhaka

- Cây Bodhi - nơi Phật ngồi thành đạo.

- Bốn hầm châu ngọc.

Như vậy là nhằm ngày trăng tròn tháng Vesākha, năm sáu trăm hăm ba trước Tây lịch kỷ nguyên, tại kinh thành Kapilavatthu thuộc vương quốc Sākya cổ kính, bên ranh giới tây bắc Ấn Độ thuộc xứ Népal ngày nay, dưới chân ngọn Himalaya hùng vĩ, trong vườn Lumbinī, đã giáng sinh một hoàng tử mà sau này trở thành giáo chủ của những giáo chủ, đạo sư của những đạo sư vĩ đại nhất trên thế gian, trong lịch sử loài người, đó là đức Siddhattha, họ là Gotama, vua cha là Suddhodana, mẫu hậu là Mahāmāyā.



(1)Bát quan trai giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không hành dâm, không nói dối, không dùng các chất say, không ăn quá ngọ, không múa ca hát xướng, trang điểm, phấn son và không nằm chỗ cao đẹp, sang trọng.

(2) Canh ba: Đêm Ấn Độ chia làm ba canh.

(3)Ức: 100.000

(4)Do-tuần (yojana): Đơn vị đo chiều dài – chừng 16 km.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 9691)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8035)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12444)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14207)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12661)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14444)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12484)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7004)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7796)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9894)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]