Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 09

18/10/201320:26(Xem: 9361)
Phần 09

Truyện Cổ Phật Giáo

Tập 2
Thích Minh Chiếu
Sưu tập

---o0o---

Phần 09:


41/ Ðại vương và khỉ chúa
42/ Ðạo thầy trò
43/ Ðộng mối từ tâm
44/ Con khỉ nhân từ
45/ Chết vì không chịu vâng lời


Ðại vương và khỉ chúa

Ngày xưa, có một vị Ðại Vương bị cướp mất ngôi nên cùng Hoàng Hậu lẫn tránh vào rừng. Một hôm, lúc đi hái quả trở về, Ðại Vương không thấy Hoàng hậu đâu cả. Ngài lang thang tìm kiếm khắp nơi. Ðến một khu rừng kia, Ngài gặp một con khỉ vẻ mặt buồn bã, đi đầu một đàn khỉ rất đông. Vua hỏi sao buồn thế, nó liền kể lễ: “Tôi là khỉ Chúa rừng này, mới bị cậu tôi đến cướp mất nước nên tôi phải ra đi. Vậy xin Ngài mở lòng từ bi giúp tôi lấy lại nước, thì tôi xin đội ơn Ngài lắm”.

Vua tuy trong lòng buồn bã, nhưng thấy việc đáng làm, nên nhận lời ngay. Khỉ cậu nghe tin có người đến đánh, kéo cả bầy ra chống cự. Ðại Vương thấy vậy liền trèo lên một hòn đá cao nói với Khỉ cậu rằng: “Mầy phải trả lại nước này cho cháu mày, nếu không nghe lời sẽ bị giết ngay”. Khỉ cậu thấy Ðại Vương nắm một cái cung thần, sợ hãi lắm liền ríu ríu kéo cả bầy đi nới khác.

Khỉ Chúa lấy lại nước, mừng rỡ lắm. Nhưng nhìn vẻ mặt không vui của Vua, nó liền hỏi nguyên nhân vì sao, Vua kể lại chuyện mất vợ cho Khỉ Chúa nghe. Khỉ Chúa bèn hội cả bầy khỉ lại, cùng Ðại Vương đi tìm Hoàng Hậu. Ðến một nơi kia, cả đoàn gặp một con khỉ lạc. Hỏi nó thì nó có gặp một con Ðộc long cõng một người đàn bà vào một cái hang gần đấy. Ðại Vương cùng cả đoàn Khỉ đến hang tìm, con Ðộc long nằm trong hang thấy có người đến cứu Hoàng Hậu, nổi giận hóa một trận mưa gió rất to, rồi phóng một luồng ánh sáng, làm cho cả bầy khỉ sợ hãi vô cùng. Khỉ liền tâu với Vua lấy cung thần bắn. Luồng ánh sáng bị trúng tên thần biến mất và con Ðộc long cũng chết. Bầy khỉ chen vào hang, cứu Hoàng Hậu ra. Cả đoàn rất đổi mừng, cùng nhau trở về rừng cũ.

Lược sửPHẬT TỔ

Chớ khinh điều ác nhỏ mà làm. Chớ khinh điều lành nhỏ mà không làm. Phải biết giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác. Kẻ trí sỡ dĩ toàn thiện cũng bởi chứa tồn từng khi ít mà nên.

Ðạo thầy trò

Xưa có một con thỏ (Tiền thân của Ðức Phật Thích Ca) rất thông minh và đức hạnh, thường ngày nó cứ quanh quẩn bên mình một vị Ðạo Nhân, tu hành ở trong rừng để nghe kinh kệ. Ðến bữa ăn nó chạy đi kiếm hoa quả đem dâng cho Ðạo Nhân. Ðược ít lâu trời đổi tiết những ngày mưa tầm tã nối tiếp nhau, từng luồng gió lạnh thổi đến, rét tận xương, cây cối tả tơi, hoa quả thối rụng. Con thỏ đi kiếm mãi không ra thức ăn cho Ðạo Nhân, vì thế mà đói rét rất thảm thương. Người định hoãn việc tu hành, thu dọn đồ đoàn để trở về nhà, đợi đến mùa xuân sang năm sẽ vào rừng tu lại. Thỏ nghe vị Ðạo Nhân sắp về nhà buồn bã lắm. Nó nghĩ: “Ðạo Nhân lòng nhân từ rộng như biển, xem ta như con, ngày nào cũng giảng kinh kệ cho ta nghe, ơn ấy thật không có gì sánh kịp. Nay nghe người gặp cảnh hoạn nạn như thế mà ta không có cách để giúp đỡ thật ta lấy làm xấu hổ lắm”. Nghĩ như vậy nó chạy đi tìm thức ăn lại.

Nhưng lần này cũng như lần trước, nó không tìm được gì cả. Nó buồn bã trở về nói với vị Ðạo Nhân rằng:

- Xin Ngài hãy nhóm lửa lên, tôi vừa kiếm được một vật ăn ngon lắm.

Ðạo Nhân nghe theo, nhóm lửa lên. Khi lửa đã đỏ rực, con thỏ nhảy vào đống lửa mà nói rằng:

- Vật ấy là tôi đây!

Ðạo Nhân hoảng kinh, vội ôm thỏ ra, rồi hỏi nó tại sao làm như thế? Nó trả lời:

- Con mang ơn Ngài nhiều lắm! Nay Ngài gặp cơn đói khát phải hoàn việc tu hành, lòng con không nỡ, nên con xin hiến thân con để Ngài dùng đỡ cho qua ngày, khỏi phải bỏ lỡ cuộc tu hành.

Ðạo Nhân nghe thỏ nói, thương nó lắm. Từ đấy về sau, hai thầy trò người và thỏ, cùng nhau ở lại rừng tu hành, không quản đói rét.

Lược sử PHẬT TỔ

Tình yêu của thế gian thì ích kỷ và bắt nguồn từ những ham muốn của dục vọng. 

Tình yêu của tứ vô lượng tâm trái lại cho ra không điều kiện, vô giới hạn và không thay đổi. Tâm hồn con người được tiếp xúc với tứ vô lượng tâm sẽ vĩnh viễn trở nên siêu thoát.

Ðộng mối từ tâm

Ðây là một dãy núi rừng phía bắc kinh thành ở khoảng giữa hai ngọn núi cao, núi sà thấp xuống như một lòng chảo. Thung lũng này là đường thường bay qua của loài chim nhạn di cư.

Những ngày đông giá lạnh đang sắp trở về. Chim nhạn vượt qua thung lũng của dãy núi cao, từ Bắc bay về Nam, từng đàn từng đàn cất tiếng kêu vang trời như rủ rê, như hò hẹn. Bầy chim vô tình không để ý rằng đã có một người đó biết được sinh hoạt thường kỳ trên của chúng. Người đó là tên bẫy chim của nhà Vua, một ông Vua rất ưa ăn thịt chim nhạn.

Tên bẫy chim đã chuẩn bị một kế hoạch qui mô. Hắn sắp sẵn cung tên, mang theo một con chim mồi tuyệt khôn. Và tất cả hy vọng của hắn đặt hết vào một chiếc lưới vừa rộng, vừa dài mà nó sẽ giăng ngang thung lũng trên con đường thường bay qua của bầy chim nhạn. Lần nầy, không những một vài con sẽ sa lưới mà có thể hắn sẽ bẫy trọn cả một đàn.

Một buổi sáng kia, tên bẫy chim thức dậy thật sớm. Hắn nghe có tiếng chim nhạn ríu rít gọi đàn. Như có cái gì báo trước một điềm lạ, hắn vuốt ve con chim mồi rồi giả tiếng chim khẽ kêu lên vài tiếng.

Khác ngày thường, sáng nay chim mồi buồn bã, ủ rũ, vẫn không đáp lại hắn. Giữa lúc đó, thì trên không trung có tiếng vỗ cánh rồi một đàn chim nhạn xếp hàng thứ tự, bay về phương Nam. Chim đầu đàn, lông trắng như tuyết, duỗi thẳng đôi chân ra sau, lướt tới nhẹ nhàng như tên bắn.

Bỗng chim đầu đàn, buông lên vài tiếng đau thương làm cả đàn kinh hoảng. Rồi chim lộn lại mấy vòng và bay sà thấp xuống. Chim vừa thấy dưới thung lũng một con chim nhạn, lông cánh phờ phạc, đôi chân bị trói vào nhau và đôi mắt u buồn. Chim đầu đàn sà thấp hơn nữa. Chim muốn cứu lấy bạn mình. Và có ngờ đâu, trong khi đôi mắt chỉ để ý đến con chim mồi đau thương, chim nhạn đầu đàn sa vào lưới của tên đánh bẫy, đầu chim lọt trọn vào một mắt lưới, đôi cánh cũng bị kẹt vào trong những dây tơ. Càng muốn vươn tới, chim càng bị quấn thêm chặt vào, càng muốn thối lui thì các đường lông bị đẩy ngược xừng lên không tài nào gỡ ra được.

Bầy nhạn trên không quần lại, buông lên những tiếng kêu đau xót trong lúc tên bẫy chim, từ trong khóm cây, mừng rỡ chạy ra. Hắn đang tóm lưới lại. Hắn thật hài lòng về các cách đánh bẫy mới lạ của hắn và trong trí hắn tưởng tượng đến một lồng nhốt đầy chim nhạn để dâng lên cho Vua hắn.

Hắn đang gom thâu gần hết lưới rồi. Chim nhạn đầu đàn sắp phải nằm gọn trong tay hắn, bị nhốt vào trong lồng để rồi ngày hôm sau biến thành thức ăn thích thú của Hoàng Thượng. Trong lúc đó, thì trên không trung, một con nhạn vụt sà thấp xuống, bay quanh chim đầu đàn, kêu lên những tiếng dài não nuột như là những tiếng khóc than. Người bẫy chim giơ tay xua đuổi mà chim vẫn không chịu bay đi. Giận dữ, hắn nói:

- Tao mà có sẵn cung tên đây thì tao cho mầy một phát để mầy cùng chết theo bạn mầy. Lời nói hung bạo, những tia lửa căm tức, vẫn không làm cho chim nhạn kia sờn lòng. Chim cứ quần đi, quần lại bên chim đầu đàn, có lúc như muốn đâm sầm vào trong lưới và hai ba lần suýt bị người bẫy chim nắm được.

Chửi rủa đã chán, tên bẫy chim lụi cụi lần hết tay lưới. Tay hắn đã nắm được chim đầu đàn và lần gỡ chim ra. Phải như mọi lần, nó chỉ làm trong nháy mắt là xong để rồi giăng lưới lại, chờ bắt thêm con chim khác, nhưng lần này hắn không thể nhanh tay được. Hắn thấy bộ lông trắng nõn của chim đầu đàn như cò cái gì quý giá vô song, nên nó giữ gìn cẩn thận từng tí. Ðôi mắt chim không lộ vẻ gì sợ hãi mà trái lại vẫn nhìn thẳng như an nhiên tự tại.

Tên bẫy chim cầm chim đầu đàn trong tay, ngồi xuống một phiến đá, bên cạnh lồng. Hắn để ý rằng từ nãy đến giờ, chim nhạn kia vẫn theo sát nó, quấn quít một bên chim đầu đàn, tiếng kêu khan trông rất thảm thương. Bỗng nhiên tên bẫy chim tự nghĩ: “Con chim nhạn đầu đàn đẹp đẽ, khí thế oai nghiêm này mới đáng quý làm sao. Nếu đem chim nhổ trụi lông đi, chọc tiết để dọn cỗ cho nhà Vua mua lấy cái thú vị ở đầu lưỡi, chất đầy một cái dạ dầy thì thật là quá uổng phí. Hay ta phải trả chim lại cho trời đất!”.

Nhưng liền sau đó, hắn nhớ lại nét mặt giận dữ của Vua, trong những bữa ăn thiếu thịt chim nhạn, những lần hắn bị quở mắng và đe dọa bị bãi chức. Không thể được! Hắn còn phải nghĩ đến vợ con, gia đình hắn đang sống nhờ bổng lộc của Hoàng Thượng. Tên bẫy chim mở nắp lồng và nhốt chim nhạn đầu đàn vào. Nhưng nó lại thấy chim ngạn kia sà ngay xuống bên lồng, hai chân bám vào hai vành tre. Chim nhạn mắt vẫn không rời chim nhạn đầu đàn, mồm cất tiếng kêu thê thảm, máu miệng trào ra, chảy thành hai vạch đỏ trên đám đông trắng dưới cổ chim.

Tên bẫy chim ngừng tay lại, nghẫm nghĩ rằng: “Loài chim muông còn biết thương nhau đến đỗi quên thân mạng như thế nầy, ta há nhẫn tâm giết hại chúng hay sao?”

Vừa lúc đó thì chim nhạn đậu ngoài lồng buông tiếng kêu than và se sẽ đập cánh để khỏi ngã ngất xuống đất. Tên bẫy chim lòng đã quyết. Hắn đứng dậy mở tay vừa thả chim ra. Chim đầu đàn bay thẳng lên cao cùng với chim nhạn kia, cất tiếng vui mừng như để cảm ơn rồi nhập vào đàn. Cả đàn chim quấn quít lấy nhau, vỗ cánh tưng bừng rồi xếp đặt lại đội ngũ, lướt nhanh về phương Nam như một đám mây trắng nõn trên vùng trời xanh.

Khi thả chim xong người bẫy chim chợt thấy mình đứng trước cảnh tình khó xử. Hắn sẽ nói thế nào để nhà Vua khỏi quở trách khi hắn trở về với hai bàn tay không? Nếu như nhà Vua cho hắn là một kẻ bất tài rồi nổi giận mà bãi chức thì gia đình, vợ con hắn sẽ ra sao? Suy tính hồi lâu, hắn chỉ thấy còn cách là trình bày hết sự thật và trông mong nhà Vua sẽ thương tình mà tha tội cho hắn.

Hắn lủi thủi trở về, lòng nặng một nỗi lo âu. May mắn cho hắn, hắn gặp đức Vua trong khi Ngài đang dạo chơi ngoài vườn. Vua cho gọi hắn đến, muốn xem những chim nhạn mà hắn vừa bẫy được. Lâu nay, Ngài chỉ thấy những con chim nhạn quay vàng trên đĩa bàn ăn mà thôi. Nhà Vua nhìn con chim nhạn lông trắng tuyết đầu cúi gục buồn thảm, trong chiếc lồng tre nhỏ và hỏi tên bẫy chim:

- Chim nhạn kia có bộ lông trắng đẹp như thế, sao trông buồn thảm vậy!

Hắn quỳ xuống tâu:

- Tâu Bệ hạ, đây là con chim nhạn mồi. Lông chim nhạn đều màu trắng như tuyết. Thần đã dùng nó để nhử các chim nhạn khác bay sà vào lưới để bắt chúng dâng thịt cho Bệ Hạ.

Nhà Vua nhìn đăm đăm vào bộ lông chim nhạn, vào đôi mắt u buồn của nó. Một lát, Ngài quay sang tên bẫy chim.

- Ta khá khen cách bẫy chim khá sâu hiểm của ngươi. Lấy chim nhạn để giết chim nhạn. Vậy thì ngươi đã sắp sẵn để sẽ dâng cho ta một bữa ăn tuyệt vời!

Tên bẫy chim cúi đầu sát đất và run run hắn cất tiếng thưa:

- Tâu Bệ Hạ! Hôm nay Thần bẫy được con chim nhạn đầu đàn, lẽ ra phải dâng lê cho Bệ Hạ. Nhưng vì con chim nhạn khác đã không sợ chết, lăn xả vào chim đầu đàn mà kêu than thảm thiết đến nỗi trào máu miệng ra, suýt chết ngất đi. Nghe những tiếng kêu đẫm máu, nhìn thấy cảnh tượng đau thương ấy, Thần đã mủi lòng nên đã thả chim ra. Thật là Thần đắc tội với Bệ Hạ. Cúi xin Bệ Hạ rộng lòng tha thứ.

Nhà Vua truyền đỡ tên bẫy chim dậy. Vừa đứng lên, hắn phân vân lo lắng không biết nhà Vua sẽ xử trí với hắn như thế nào? Bỗng hắn nghe nhà Vua phán:

- Ngươi đã tự tiện giải quyết, như thế là phạm tội khi quân. Tuy nhiên ngươi đã dám trình bày lại sự việc trước mặt ta, nên ta cũng vui lòng tha thứ.

Và trong khi tên bẫy chim lạy tạ lui ra, Nhà Vua nghĩ rằng:

“Loài chim thú mà còn biết thương yêu nhau đến quên mạng sống như vậy! Ðến cả tên bẫy chim mà còn xúc động để thả chúng ra. Lẽ nào, ta là một vị Vua lại không biết trải lòng thương yêu rộng rãi hơn ư!”.

Nghĩ rồi, Ngài liền phát từ tâm và quay sang các cận thần. Ngài phán:

- Các khanh! Các khanh có nghe thấy không? Chim nhạn mà biết thương yêu nhau đến quên cả thân mạng, đó là một bài học cho chúng ta vậy. Riêng ta, ta muốn từ đây không sát hại đến chim nhạn. Ta thề sẽ không ăn thịt chim nhạn nữa”.

Rồi quay phía tên bẫy chim, nhà Vua nói:

- Ta khá khen cho ngươi đã thả chim nhạn đầu đàn. Và ta còn dặn ngươi điều này nữa, hãy từ bỏ phương pháp hiểm độc: Dùng chim nhạn để sát hại chim nhạn. Nghĩa là ngươi hãy mở cửa lồng, thả cho chim nhạn mồi trở lại tự do. Trở về với đất trời cao rộng.

Tên bẫy chim làm theo ý Vua. Mọi người cảm thấy lòng thanh thản trong khi chim nhạn cất cánh bay vút lên tận mây xanh tiếng kêu vui mừng đưa theo gió ngàn lồng lộng.

Chim nhạn đầu đàn trong câu chuyện trên là tiền nhân của Ðức Phật Thích Ca, con chim nhạn đã liều chết để cứu chim đầu đàn đến nỗi đã làm lay chuyển cả lòng hung bạo của tên bẫy chim, phát động từ tâm của nhà Vua trên đây, chim nhạn ấy là tiền nhân của Ngài A Nan, người Ðệ tử gần gũi và tin yêu nhất của Phật.

Dương Trường Giang 

Bạn bè mấy kẻ đá vàng, hòng khi mưa nắng lỡ làng cậy nhau. Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai.

Con khỉ nhân từ

Ðời xưa, có một con khỉ lớn, sức lực mạnh mẽ, trí não thông minh và lòng nhân từ của nó chưa chắc người đã bì kịp (tiền thân của Ðức Phật Thích Ca) nó đi khắp cả rừng cây này, núi nọ để cứu giúp những kẻ gặp cơn hoạn nạn.

Một hôm, đang ngồi ăn trái ở trên cây, nó nghe có tiếng than khóc ở trong cái hang đá đưa ra. Ngạc nhiên nó nhảy đến nhìn xuống hang, thì ra một người bị rơi xuống đáy mà chẳng có đường lên. Nó tìm lối xuống hang rồi nói rằng: “Anh kia, anh đừng sợ hãi. Tôi xuống để cứu anh đây. Anh cứ leo lên lưng tôi để tôi cõng anh ra”.

Người bị nạn trong lòng sợ hãi, nhưng cũng liều trèo lên lưng khỉ. Khỉ lần mò vịn từng cành cây khớp đá, cố đem hết sức lực mới ra khỏi hang. Cả hai cùng mừng rỡ nhưng vì quá mệt mỏi, phải nằm lăn trên thảm cỏ xanh, dưới một bóng cây to để nghỉ cho lại sức. Gió hiu hiu đưa người và khỉ vào giấc ngủ say. Khi tỉnh dậy, người vừa được cứu thoát nạn nghĩ thầm: “Ta lâu nay đói khát và đường về nhà còn xa xôi, đồ ăn chẳng có, chi bằng trong lúc con khỉ đang ngủ ta lén giết quách, lấy thịt ăn qua ngày”.

Người ấy liền lấy một hòn đá to ném vào đầu khỉ. Khỉ bị thương máu ra lai láng, liền nhảy lên cây, nhìn xuống, nó biết người kia cố tâm hại mình lòng ngao ngán nhưng không giận hờn. Nó đau đớn nhìn con người ác độc ấy và để rơi từng giọt nước mắt theo từng giọt máu đỏ xuống đám cỏ xanh. Một hồi lâu, nó liền chuyền qua cây khác đi mất.

Lược sửPhật Tổ

Hãy tưới tình thương và đức độ xuống hận thù.

Ðừng bao giờ lấy gươm giáo trả lời với gươm giáo.

Hãy sống cuộc đời Chư Phật, Hỷ Xả, Từ Bi.

Chết vì không chịu vâng lời

Ðời xưa, có một bầy rùa rất đông, ở dưới một gốc cây đại thọ. Trong bầy có một con rùa chúa (tiền nhân của Ðức Phật Thích Ca) rất thông minh có thể đoán trước được những việc sắp xảy ra. Trên cây đại thọ có một bầy thằn lằn thường hay tự thả mình từ trên nhành cao xuống để khoe tài với bầy rùa ở dưới. Bọn rùa rất lấy làm khâm phục. Rùa chúa thấy thế mới bảo bầy rùa rằng:

- Các ngươi không nên ở chỗ này, vì cách hành động của bọn thằn lằn có khi sẽ làm cho chúng ta mang họa. Vậy các ngươi nên theo ta mà đi ở một nơi khác, yên ổn hơn.

Trong bọn rùa có nhiều con nghe theo rùa chúa đi ở chỗ khác, nhưng có nhiều con cứng đầu không chịu đi. Khuyên bảo mãi nhưng bọn rùa cũng không nghe, rùa chúa đành đau đớn mà bỏ đi ở nơi khác với bầy rùa biết vâng lời.

Cách mười ngày sau, có một đàn voi đi ngang qua đấy, đến nghỉ dưới gốc cây đại thọ. Bấy giờ những con thằn lằn cũng như mọi ngày biểu diễn để rơi mình xuống đất chẳng may có con rơi vào lỗ tai một con voi. Voi bị nhột khó chịu, kêu la ầm ỹ. Cả bầy voi tưởng có thú dữ đến hại, hoảng kinh, chạy toán loạn. Bầy rùa ở dưới gốc cây không tránh kịp, bị đạp chết rất nhiều.

Lược sửPHẬT TỔ

Trí tuệ là gốc của muôn hạnh lành.

Ngu si là nguồn tội lỗi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 5183)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 6958)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 6446)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 11784)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 5477)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 15425)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 8577)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 6105)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 6008)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 5066)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567