Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Chùa công quả

19/09/201317:42(Xem: 5284)
Về Chùa công quả

Tu_Vien_Quang_Duc (156)


VỀ CHÙA LÀM CÔNG QUẢ

Thanh Phi

Năm mươi lăm tuổi đời
Trôi qua thật là nhanh
Bốn mươi lăm tuổi lẻ
Tôi mãi bận phân tranh
Với cuộc đời nghiêng ngữa
Mười năm rồi cũng nhanh
Tôi về nương tựa Phật
Mặc cho tháng ngày xanh
Vẫn âm thầm lặng lẽ
Cùng bao nỗi đua tranh
Tôi yên bình niệm Phật
Tìm nơi chốn an lành.

Mới đó mà đã mười năm! Tôi nhớ lại khoảng tháng 8 năm 2000, trong một buổi Trai Tăng tại nhà Mai, em họ tôi, Thầy Tâm Phương đã nói với tôi: “ Cuộc sống của con hiện ra sao ? nếu có thời gian, con phát tâm về Chùa phụ với Ban Trai Soạn lo cho Chư Tôn Đức trong ngày lễ khai móng xây cất chánh điện vào ngày 10 tháng 12 tới”. Tôi đã nhận lời mời của Thầy.

Tôi bắt đầu về Tu Viện Quảng Đức làm công quả từ ngày 9 tháng 12 năm 2000. Những ngày đầu tiên ấy tôi chưa có ý niệm gì về hai chữ “Công Quả”, tôi chỉ làm những việc quý Thầy nhờ làm thế thôi. Sau hai ngày lo việc nấu nướng, khi buổi lễ kết thúc, Sư Cô Hạnh Nguyên đã nói với tôi:“ Chủ nhật hằng tuần cô phát tâm về chùa nấu ăn cho Quý Thầy giùm tôi”. Lời đề nghị này cũng thích hợp vào thời điểm con cái tôi đã trưởng thành không cần phải lo lắng nhiều nên tôi đã nhận lời. Thế là từ đó hàng tuần vào mỗi ngày chủ nhật tôi đều về chùa lo việc nấu nướng cúng dường cho quý Thầy Cô, và nhờ vậy tôi mới thấy biết được những sinh hoạt trong Chùa.

Tôi đã từng xót xa khi những buổi sáng sớm mùa đông lạnh lẽo, cảnh vật chung quanh vẫn còn mờ ảo trong bóng đêm và mọi người có lẽ vẫn còn say ngủ trong chăn êm nệm ấm, Thầy Trụ Trì đã ngồi dưới mái nhà che tạm bên khu nhà Đông để Kệ chuông. Giọng Thầy trầm buồn quyện vào tiếng ngân vang của Đại Hồng Chung nghe sao não nuột quá! Thầy ngồi đó chắc là lạnh lắm? Từ đó tôi biết được thời khóa công phu ở chùa, mỗi sáng Quý Thầy Cô đều thức dậy vào khoảng 4 hay 5 giờ, chia nhau người thì lên chánh điện tụng Lăng Nghiêm, người thì Kệ chuông. Trước kia tôi vẫn nghĩ là quý Thầy ngủ đến 7, 8 giờ mới thức.

Tôi về Chùa trong giai đoạn xây cất nên thấy được Quý Thầy rất là vất vả, bận rộn. Tôi nhớ có một buổi sáng tôi nấu mì cho Quý Thầy ăn, khi vừa nấu xong Thầy chưa kịp ăn thì người thợ (người Úc) kêu Thầy trộn hồ cho họ làm, Thầy làm xong trở vô, tôi nấu tô mì khác vừa định bưng ra thì lại có người kêu Thầy làm việc gì đó, và khi tô mì làm lần thứ ba được đặt lên bàn thì Thầy than mệt quá, ăn chẳng được bao nhiêu; Có hôm tôi nhìn thấy Thầy Nguyện Tạng ướt đẫm dưới cơn mưa tầm tã để khiêng cất những chiếc bàn đã đặt ở ngoài trời trước đó; Có những buổi trưa dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè, quý Thầy và các anh vẫn phải phơi mình để làm những công việc cần thiết.

Tôi về Chùa được vài tháng, tận mắt thấy sự vất vả của Quý Thầy, thấy sự tận tụy chịu khó của các anh, các chị về phụ giúp chùa khiến cho tôi cảm động, tôi hiểu được giá trị của hai chữ “công quả”. Và tôi đã nghĩ mình cũng phải nên làm một cái gì đó hữu ích hơn là cứ ngồi nhà tụng kinh niệm Phật.

Nhớ lại mười lăm năm trước khi chồng tôi qua đời được vài ngày, một đêm tôi nằm chiêm bao thấy bị ba bóng đen rượt đuổi, tôi rất sợ hãi chạy đến đập cửa một căn nhà và người ra mở cửa cứu tôi là một Sư Bà. Giật mình tỉnh giấc tôi chợt nghĩ cuộc đời này có quá nhiều đau khổ, muốn thoát được chỉ có con đường tu hành. Với ý niệm đó tôi đã chọn cho mình con đường để đi trong những tháng năm còn lại của cuộc đời. Tuy chọn đường tu hành nhưng tôi không hề có ý nghĩ xuất gia vì trước đó tôi rất ít khi đi chùa, không biết gì nhiều về sinh hoạt ở Chùa. Tôi chỉ biết giảm bớt những liên hệ bên ngoài, ngày hai thời tụng kinh, niệm Phật, lo làm việc để nuôi hai con thế thôi. Sau này đọc kinh sách, tôi hiểu được ba bóng đen trong giấc chiêm bao của tôi chính là Tam độc Tham - Sân - Si. Tôi rất vui vì nghĩ rằng Chư Phật đã gia hộ, dẫn dắt tôi, nên tôi càng quyết tâm hơn với điều mình đã chọn. Tôi đã sống và tu tập âm thầm như vậy cho đến ngày gặp Thầy Trụ Trì kêu về chùa công quả.

Nhắc lại sau hai ngày đầu tiên tôi về Chùa phụ giúp nấu nướng cho lễ khai móng, lúc trở về nhà tắm gội, bất giác tôi phát hiện tóc của tôi bị rụng một cách không bình thường và tiếp theo đó mỗi lần gội đầu là tóc lại rụng từng mãng, có lần nhìn tóc rụng phủ đen dưới chân, tôi đã bật khóc. Chỉ trong vòng ba tháng, tóc tôi rụng gần hết như người hói đầu khiến tôi phải đội tóc giả khi ra ngoài. Bạn bè nói với tôi rằng: “chắc là số của bà phải đi tu rồi đó”. Câu nói đùa nhưng lại khơi dậy trong lòng tôi ý muốn xuất gia. Tôi chợt nhớ lại mấy năm về trước có lần theo mấy người bạn đi hành hương đến Tu Viện Quảng Đức (lúc chưa được xây cất), khi bước vào chánh điện lễ phật tôi đã khóc mà không biết lý do tại sao. Ba năm sau đó tôi theo phái đoàn của Thầy Huyền Diệu đến tu Viện Quảng Đức và một lần nữa nước mắt tôi lại chảy khi bước vào chánh điện lễ Phật. Bây giờ kết hợp với việc bị rụng tóc khi về Chùa làm công quả khiến tôi suy nghĩ không biết mình có duyên gì với Chùa này hay không ? Và có một ngày đứng trước tôn tượng Thế Tôn tôi đã phát nguyện “ Nếu thật sự con có duyên với Tu Viện Quảng Đức này xin Chư Phật gia hộ cho con sớm lành bệnh. Con nguyện từ nay cho đến ngày con đủ duyên xuất gia con sẽ hếtlòng về lo phụ giúp Chùa này” và không biết có phải lời cầu xin của tôi được linh ứng hay không mà tóc của tôi bắt đầu mọc lại như xưa (Bác sĩ đã từng nói tóc tôi khó có thể mọc lại như trước). Từ đó tôi xem Tu Viện Quảng Đức như nhà của mình, làm tất cả những gì mình có thể làm được.

Mười năm làm công quả ở đây đã có biết bao nhiêu chuyện vui buồn, bởi tập thể nào mà không có chuyện phiền não, thị phi? Người xưa từng nói: “Đường Đạo cũng có nhiều chông gai đá nhọn, nếu không thể dẹp bỏ được thì phải tự sắm cho mình một đôi giày và bước đi những bước thật cẩn thận để không bị đau bởi chông gai đá nhọn” lời nói này có lý nhưng không thể là tuyệt đối. Bởi đôi khi có những việc xảy ra cho mình là do nghiệp duyên của mình tạo. Tôi chỉ nhờ vào lời phát nguyện nên dù thế nào tôi vẫn phải luôn giữ vững cái tâm ban đầu của mình. Nhờ vậy mà đến ngày hôm nay tôi mới có thể tận mắt chứng kiến sự thành tựu của công trình xây dựng Tu Viện Quảng Đức.

Có được sự thành tựu này phải nói là nhờ công đức, phước báu và công khó của hai Thầy Chánh và Phó Trụ Trì. Có lần nói chuyện với Sư Cô Nguyên Khai, tôi đã nghe Cô tâm sự: “Cúng dường cho vị nào thì tiếc chứ cúng cho Thầy Tâm Phương thì không, bởi Thầy có một mà làm tới hai ba”. Quả thật đúngnhư vậy, mười năm qua theo cái thấy biết của tôi, đôi lúc Chùa không có đủ tiền trả tiền bill, Thầy phải hỏi mượn nơi này, nơi khác, nhưng công trình xây dựng vẫn được tiếp tục. Quý Thầy đã phải cưu mang bao nhiêu điều lo lắng, chịu bao nhiêu lời trách móc cũng chỉ là để có được sự thành tựu ngày hôm nay, điều mà tôi cũng không thể ngờ được. Thân mang bệnh, nhưng Thầy Trụ Trì đã không thể vì mình mà bỏ dở tâm nguyện, tạo dựng cơ sở cho thế hệ mai sau có nơi tu tập để Phật Pháp được trường tồn. Thầy Phó Trụ Trì Nguyên Tạng thường nói trong các buổi giảng chủ nhật rằng: “ chúng ta là thế hệ đầu tiên trong việc đặt nền tảng cho Phật giáo trên xứ Úc này, nên chúng ta phải hy sinh, phải chịu thiệt thòi để có cơ sở vững chắc cho thế hệ con cháu của chúng ta sau này có nơi chốn tu tập, hành trì giáo Pháp Phật”.

Tâm nguyện của Quý Thầy ngẫm lại cũng giống như chúng ta. Ngoài đời khi chúng ta mới đến Úc, chúng ta cũng đã phải bương chải chịu hy sinh đủ điều cốt để tạo dựng nhà cửa, tiện nghi cho con cháu chúng ta bây giờ được thảnh thơi chuyên tâm học hành và tự tạo dựng thêm những cái gì tốt đẹp hơn cho chúng. Mười năm, hai mươi năm nữa chúng ta cũng có thể ngồi yên niệm Phật, mỉm cười nhìn con cháu chúng ta thong dong đến Chùa tu tập, học hỏi Phật pháp chứ không phải vất vả như chúng ta. Lúc ấy ta mới thấy được sự hy sinh cao cả của quý Thầy, và của chính chúng ta hôm nay là chánh đáng.

Tôi rất vui bởi duyên lành nào đó đã xui khiến tôi chọn nơi này để tập bước từng bước một trên con đường tu tập của mình. Mười năm qua tuy bận rộn nhưng tôi đã học được rất nhiều điều. Tất cả những chuyện vui buồn đều là những bài học quý giá tôi luyện cho bản thân tôi.

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã tạo cho con những cơ hội được làm việc và chỉ dạy để con học hỏi thêm. Xin cảm ơn các bạn đồng đạo và các con tôi đã thông cảm và hỗ trợ để tôi hoàn thành tâm nguyện hộ trì Tam Bảo. Con cũng trân quý những chướng duyên trong đời sống này, bởi qua đó con mới có dịp suy gẫm về lý nhân quả, để từng bước thực tập hạnh nhẫn nhục, để tâm mình được bình lặng hơn. Hy vọng một ngày nào đó không xa, đá tuy không thể mềm nhưng chân con đủ cứng để không bị đau đớn bởi sự va chạm, để vững bước trên đường tìm đến bến bờ giải thoát, xin mười phương Chư Phật từ bi gia hộ cho con.

Hôm nào nghe Thầy giảng
Lời Phật dạy năm xưa
Muốn thoát lìa sanh tử
Phải dứt nghiệp duyên thừa
Nên lòng con hoan hỷ
Chấp nhận mọi lỗi xưa
Được đáp trả kiếp này
Rồi từ nay xin chừa
Để đời sau nhẹ nhỏm
kết duyên cùng Đại Thừa
Tu hành luôn tinh tấn
Tìm lần về nhà xưa.

Melbourne, Xuân Canh Dần 2010

Đệ tử Thanh Phi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2010(Xem: 17562)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
27/08/2010(Xem: 20952)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 13789)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 6188)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 6179)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 7122)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 6991)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 7556)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 7054)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 6888)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567