Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Email cho Phật A Di Đà

19/09/201315:02(Xem: 9039)
Email cho Phật A Di Đà

A_Di_Da_Phat_14

Email cho Phật A Di Đà

Hôm nay đạo tràng chùa Linh Thứu hân hoan đón chào phái đoàn Phật tử từ các nơi trên thế giới, đổ dồn về dự buổi Huân Tu Phật Thất do Thầy Hạnh Tấn hướng dẫn. Này nhé! Thầy Tâm Ngoạn một du Tăng đến từ Nam Cali xứ Cờ Hoa, Thầy Hạnh Tấn của chúng ta như các bạn đã biết, có hộ khẩu tại Trung Tâm Viên Giác xứ Ấn Độ. Đại diện cho xứ Phú Lăng Sa có 5 vị Phật tử đến từ Paris Quận 13, nơi lừng danh với các món ăn và cửa hàng thực phẩm Á Đông. Sang đến nước láng giềng chuyên trồng hoa Tu-líp như Hòa Lan, cũng đại diện được 2 vị Ưu Bà Tắc lẫn Ưu Bà Di không quản ngại đường xá xa xôi sang tu học. Còn Đức quốc thì ôi thôi đông lắm, họ kéo nhau từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, ùn ùn đến hơn 60 người về Núi Thứu tu tập.

Đây là một tiền trạm, nơi tuyến đầu để các Phật tử luyện tập cách truyền thông bắt liên lạc với Phật A Di Đà, viết những email thiết tha mong Ngài hãy hồi âm, giơ tay vớt chúng con trong giờ phút lâm chung. Với 3 món quà Tín, Hạnh, Nguyện, chúng con xin dâng hết cho Ngài. Với tấm lòng thành như thế, hơn 60 Phật tử của khóa Huân Tu đã gắng công niệm Phật đến 7 ngày. Hết lên bổng đến xuống trầm, từ 6 chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật, đổi tông sang 4 chữ A Di Đà Phật, vang rền khắp cả chùa. Trong không khí tưng bừng thanh tịnh ấy, tôi không ngăn được cảm xúc nên đã đi kinh hành với những bước chân nhún nhẩy. Chị bạn Đạo bên cạnh nhắc khẽ, phải để cho thân tâm chạm vào mặt đất một cách thanh tịnh mới tạo nên lòng thành kính.

Tôi cảm nhận lời chỉ bảo một cách thân tình và hỏi thăm quê quán xuất xứ của pháp danh. Được biết chị thuộc dòng trước đồng sau ruộng, tên lót đọc lên khiến chúng ta liên tưởng ngay đến câu Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

Ban tổ chức khóa tu rất chu đáo, bên cạnh bồ đoàn và chiếu trải của mỗi người đều để sẵn một chai nước suối nhỏ, hầu thấm giọng cho câu niệm Phật thêm vững chải. Tôi vừa vào ngồi đã nốc ngay nửa chai cho thông cổ để còn theo kịp với người ta. Bản chất lôi thôi, tu hành không nghiêm chỉnh của tôi đã thể hiện rõ trong thế đứng dáng ngồi, đi huân tu Tịnh Độ mà không chịu mang xâu chuỗi, đeo ngọc anh lạc trên cổ cho đạo tràng thêm tươi đẹp. Sợ Thầy Hạnh Tấn bắt bẻ, tôi lẻn vào quầy hàng phát hành của chùa Linh Thứu mượn đỡ Long Thần Hộ Pháp một xâu chuỗi thật vừa ý đeo vào cổ, hứa với lòng sau khóa tu sẽ trả về nguyên quán.

Mỗi buổi chiều tà trước giờ hoàng đạo đều có một bài Pháp trợ duyên cho những hành khách ghi tên trong chuyến du hành 7 ngày lên tham quan trụ xứ của Phật A Di Đà. Hướng dẫn viên Thích Hạnh Tấn đã ra công trình bày những phương pháp, làm thế nào để chỉnh đốn tâm thức, tạo môi trường cho cây Bồ đề sống. Trước tiên phải tắt hết các điện thoại cầm tay, tạm hát bài Tình ta phôi phatrong thời gian tu học, họa may mới nối được nhịp cầu tri âm với cõi Cực Lạc Cảnh Giới trên kia.

Thầy còn dùng phương pháp Tự kỷ ám thịđể chữa bệnh chấp thủ cho những ai trong cõi Ta Bà sợ nghe đến hai chữ vãng sanh. Hãy chọn sự tu tập, không chọn sự bận rộn của thế gian, tu là dồn bỏ ống. Niệm Phật nhiều các phái nữ sẽ tươi mát, má đỏ hồng khỏi cần mua phấn hồng chau chuốt. Nếu tôi cứ tiếp tục triển khai bài Pháp của vị Thầy kiểu này chắc các bạn sẽ cho bài viết của tôi đi vào dĩ vãng ngay lập tức, không có on đơ gì nữa. Thôi cắt ngang nguồn tư tưởng, hãy nhìn sang các bạn Đạo xem họ tu hành tinh tấn đến dường nào mà bắt chước. Đáng phục thật các bạn ạ! Từ các cụ bô lão đến các em nho nhỏ, họ ngồi nghiêm chỉnh từ giờ này qua giờ khác, miệng hát theo những điệu nhạc của câu niệm Phật.

Giả dụ Phật A Di Đà có mở chương trình khuyến mại, cho những ai chịu chết ngay tại chỗ trong khóa tu đều được Ngài dang tay tiếp dẫn, không biết có vị nào dám hiên ngang theo bước chân Người đây. Chắc các bạn muốn biết ý kiến của riêng tôi có đúng không? Nếu được Ngài mở cửa hậu cho vào, tôi sẽ theo vào ngay lập tức, trước tiên đảnh lễ Ngài ba lạy, sau đó lui ra tìm nhà trọ để tham quan xứ sở của Ngài, xem có chim Bạch Hạc, Khổng Tước hay những hồ sen với đủ mọi sắc màu. Chừng vài ba ngày sau khi đã tận mắt xem hết các cảnh sắc trên ấy, tôi sẽ xin Ngài cho về lại cõi Ta Bà, chỉ cần làm tay sai đắc lực cho các Chùa thôi cũng đủ lãng quên đời rồi các bạn ạ!

Nếu có gan thêm tí nữa, tôi sẽ xin được theo xách tráp cho Ngài Địa Tạng, một phần vì thích viên minh châu lấp lánh trên tay Ngài. Phần khác muốn phản kháng các chị bạn Đạo, cứ ngăn cản không cho tôi đi theo các chàng A Còng hay C Còng. Bây giờ tôi đòi đi theo Ngài Địa Tạng, không biết có ai dám cản ngăn không?

Thôi hãy trở về với đạo tràng Niệm Phật, đừng để tâm rong ruổi viển vông, Thầy Hạnh Tấn biết được sẽ khõ đầu khiển trách, cho đeo vài ba cái bảng hiệu nữa có mà quê mặt. À! Quên không nhắc đến một chi tiết nhỏ, chẳng là Thầy Hạnh Tấn khi đi kinh hành trong chánh điện đã dùng chân không (cẳng không mang vớ ) để bàn chân tiếp xúc với mặt đất cho thêm phần chánh niệm.

Buổi chiều hôm thứ hai của khóa tu, Thầy Tâm Ngoạn đã giảng về đề tài Ý nghĩa của Niệm Phật. Lúc trẻ biết thương kính cha mẹ là đã biết niệm Phật, khi lớn lên biết phụng dưỡng kính trọng cha mẹ là niệm Phật một cách thiết thực để mang đến sự giác ngộ trong gia đình. Cần quán lý vô thường để trân trọng cha mẹ hơn vì người sẽ không còn sống mãi với ta. Một dẫn chứng điển hình cho lý vô thường là hình ảnh của 3 giai đoạn trong một đời người: Hăng rông, hăng rết và hăng rô. Cái này nếu tôi không giải thích cho rõ ràng chắc các bạn cũng đành chịu thôi. Khi con quỷ vô thường xuất hiện, nó làm ta đang ở trong tình trạng hăng rông là không răng trở thành hăng rết là hết răng.

Sau đó thầy trích dẫn thơ, đọc thơ rồi bắt Phật tử cùng đọc theo, hồn thơ lai láng đến độ tuôn ra cả hàng chục bài thơ, nội dung nhiều khi đi quá xa với chủ đề Niệm Phật cho có Tam Muội.

Sau buổi giảng có nhiều chị cầm giấy bút đi theo Thầy để chép thơ, tôi cũng đi theo nhưng chỉ để hỏi Thầy thuộc tông phái nào, sao y áo màu sắc loạn xà ngầu lên đến thế. Vì lỡ mang cái tên định mệnh tâm thích được đi du ngoạn, nên Thầy thuộc trường phái Du Tăng, ai cho cái gì mặc nấy nên qua y áo không thể nào đoán được tông phái nào. Chỉ biết Thầy xuất thân từ Vạn Hạnh rồi lưu lạc sang đến tận Nam Cali.

Buổi tối mọi người vẫn quyết tâm đánh điện tín hay gửi email cho Phật A Di Đà, một chị bạn Đạo kể lại biến cố đã để mất sóng lẫn mất mạng ( mạng đây là mạng lưới internet chứ không phải thân mạng ) vì một viên kẹo ho dạng trứng nhện. Chẳng là chị đang mơ màng trên cảnh giới của Phật A Di Đà, bỗng thấy bên cạnh có ai chuyền một túi nhỏ dúi vào tay. Tưởng Thầy hướng dẫn phát vé tàu cho lên cõi cực lạc, chị nhét vội một viên bỏ vào miệng. Thế là nghẹn họng không thể truyền thông được với trên kia, cảm giác hụt hẫng của chị như thế nào chỉ có chị mới thổn thức được mà thôi, tôi chỉ nghe qua giọng cười rũ rượi của chị mà đoán được dấu ấn đáng ghi trong buổi huân tu.

Các bạn ạ! Đến đây tôi phải giã từ đêm mưa với đạo tràng huân tu tịnh độ để lên đường đến Hamburg nhận công tác mới. Dự buổi văn nghệ gây quỹ giúp hội đoàn xây dựng tượng đài tỵ nạn. Anh hội trưởng Tình Bắc Duyên Nam cảm niệm công đức của cô Hoa Lan đã ngồi còng lưng viết bài tường trình cho buổi ra mắt ngày nào, nên viết thơ mời lên để làm những việc sai bảo lặt vặt như thái thịt cho bữa cơm tấm bì đãi các anh em trong ban văn nghệ. Các bạn đừng vội nóng ruột trách ông ấy làm hỏng đường tu của Hoa Lan, pháp môn niệm Phật rất nhiệm màu, vừa thái thịt vừa niệm Phật. Điều lợi thứ nhất là phát sinh chánh niệm không thái vào ngón tay, tệ lắm chỉ trượt qua móng tay mà thôi. Điều lợi thứ hai là vẫn nối lại đường dây với Phật A Di Đà cho dù ở bất cứ phương trời nào. Và sau cùng là lợi mình lợi người, ai ai cũng hoan hỷ cả.

Chỗ ẩn náu của tôi vẫn là gia trang của anh chị Ba, nơi qui tụ tất cả các văn nghệ sĩ thuộc diện đi trình diễn chùa, chẳng nhận được một đồng thù lao nào cả, chỉ mong sao có chỗ ấm áp để hàn huyên tâm sự với các bạn tình thơ là cũng đủ lãng quên đời.

Mối nhân duyên được gặp gỡ với nhạc sĩ kiêm ca sĩ đến từ xứ lạnh tình nồng Na Uy cũng không kém phần gay cấn. Tên cúng cơm của anh là Minh, nhưng ba má anh ở Bến Tre sợ bị phạm húy nên gọi trại là Thao, từ đấy anh lấy tên Minh Thao cho trọn vẹn đôi đường. Buổi trưa anh Mây Lang Thang của tôi nhận được một đĩa CD gồm 14 tình khúc tuyển chọn của Minh Thao, với tựa đề Lòng Người Viễn Xứ trong có 3 bài nhạc phổ thơ của Tùy Anh. Anh Ba thấy cô em đồng điệu ngồi không vì món cơm tấm bì đã dọn xong không cần phải bảo thái nữa, bèn dúi vào tay tác phẩm tuyệt tác của Minh Thao vặn máy bắt nghe. Không ngờ lời nhạc, lời thơ, giọng ca sĩ truyền cảm đã ru hồn Hoa Lan vào giấc điệp, tỉnh dậy phải vặn lại nghe đến hai lần. Nhớ nhất vẫn là bài Ngoài Xa Dấu Chân Mây, diễn tả nỗi lòng của người viễn xứ, dù có đầy đủ sung sướng bao nhiêu, cũng không quên được quê hương là nguồn cội.

Buổi tối tại buổi văn nghệ Dạ Vũ Xuân 2008, trong cơn khói lửa kèn trống dập dình đến điếc cả màng tai, anh Ba khều nhẹ Hoa Lan ra cò mồi mua dùm người nghệ sĩ lăn lóc gió sương này vài đĩa CD ủng hộ. Không ngờ tác phẩm bán rẻ quá, nên tôi cam lòng mua đến 2 đĩa, chàng nghệ nhân cảm động run run ký tên vào đĩa xong mới hỏi quí danh cô nàng trước mặt. Chưa kịp nói tên cúng cơm, thiên hạ đứng chung quanh đã tố cáo tên của một loài hoa không vỡ, thế là nghệ nhân đứng bật dậy bắt tay và ký tặng riêng cho đóa Lan sắp rụng cuống một đĩa nhạc nữa.

Tuy nhiên gặp gỡ tức là nhân của chia lìa, nhưng sự chia lìa này quá nhanh chóng đến độ đã đi vào huyền sử. Chẳng là buổi tối sau đêm Dạ Vũ Xuân, các văn nghệ sĩ nghiệp dư đã tụ nhau tại nhà anh chị Ba chuyện trò sôi nổi. Thi sĩ kiêm ca sĩ Miên Thụy đến từ Hòa Lan thật dễ thương, kể chuyện diễn đàn thơ văn với Trúc Giang - Tường Vi thơm mùi Lúa 9. Nhờ có thành tích nghe đĩa CD của Minh Thao đến 2 lần nên Hoa Lan cũng có chất liệu để “buôn chuyện” với chàng nghệ sĩ lãng mạn cuối mùa này. Có khó gì đâu, chỉ cần nghe qua lời các bài hát như Dịu Dàng Mình Yêu Nhau hay Để Lãng Quên Đời là biết ngay đến tận cả tim đen. Vì cùng nằm trong vùng phủ sóng nên Hoa Lan dám can đảm đem tác phẩm mới nhất Con Suối La La ra chào hàng. Trước khi chia tay chàng ta nhất định đòi phải trao tác phẩm làm tin, nếu không sẽ nói lời vĩnh biệt. Hoa Lan đành vẫy tay chào vĩnh biệt vì không muốn chưa kịp nổi tiếng đã bị tai tiếng.

Linh hồn sống của đêm văn nghệ là ban nhạc Bắc Âu, một đại gia đình gồm ba thế hệ đứng trên một sân khấu đèn màu: Ông nội thổi kèn Saxophon vang bóng một thời của nhà hàng Maxim ´s ngày nào, con trai nhạc trưởng đàn Ghi-ta điện, cháu đích tôn vừa hát hay lại đàn ngọt. Ngoài ra trong ban nhạc còn một gia đình văn nghệ hàng xóm khác, với Ngọc Hiếu đập trống, ca sĩ cây nhà lá vườn bên nhà vợ đông đủ kể sao cho hết. Bóng người ca sĩ sẽ dật dờ hư ảo thêm nếu không có những bức phông vẽ tuyệt vời của anh Trung Tính, một con người thầm lặng. Chuyên viên âm thanh Dũng Scirocco đã đảm nhiệm một vai trò quá khó khăn, chỉnh máy trong gian phòng khá phức tạp với đầy đủ các âm thanh hỗn tạp.

Người gây nhiều ấn tượng nhất cho Hoa Lan là bác Thoảng, một danh hài kiệt tác trong cộng đồng với mái tóc bạch kim trắng xóa như cô đào Kim Novak, hàm răng như gió vào nhà trống chẳng có then cài. Bác đi đến đâu là vang dội tiếng cười, người như thế dễ có mấy tay.

Lần này chị Hai lái máy bay bị gẫy cánh, cơn cảm cúm đã cướp đi của chị giọng nói ngọt ngào của miền quê xứ Dừa, gặp ai chị cũng chỉ đưa được đôi mắt bồ câu ngủ chớp chớp làm duyên kiểu muốn nói nhưng sao nghẹn lời. Anh Tình Bắc của chị ngược lại, phần anh nói chưa đã anh lấn sang cả phần của chị. Nhưng thôi họ đẹp đôi lắm, họ sẽ cùng nhau góp sức xây dựng các công tác trong cộng đồng.

Hoa Lan bị triệu xuống trước một ngày để đỡ đần chân tay cho chị Ba, nói thế cho vui thôi chứ Hoa Lan xuống chỉ để hai chị em tỉ tê tâm sự cho đã thèm. Anh Ba nói, khi nào thầy Hạnh Tấn tặng Hoa Lan tấm bảng Tôi là người nhiều chuyện, nhớ xin thầy cho chị Ba một tấm.

Hôm về lại Chùa, được các bạn Đạo báo cáo thêm một vài tin tức quan trọng trong những ngày gần cuối của khóa tu. Thiên hạ vì miếng cơm manh áo nên không được dự khóa tu ngay từ đầu, đến ngày thứ sáu cuối tuần kéo nhau đến chật ních cả chùa. Nghe đâu làn sóng bên Đông đổ dồn về làm con số người tham dự lên đến hàng trăm, do đó phát sinh một tí tệ nạn xã hội làm mất giầy dép và áo tràng của những người con Phật. Nếu có những cánh sen trên cảnh giới của Phật A Di Đà bị thiếu sót chút ít tư liệu cá nhân, mong các bạn thông cảm.

Đến đây có bạn sẽ hỏi, cái cô Thiện Giới bỏ chùa, bỏ khóa tu đi loanh quanh như thế có còn bắt được truyền thông với Phật A Di Đà nữa không? Dĩ nhiên là có rồi, tôi viết mail hằng ngày với Ngài mà. Tôi đang sửa soạn viết hai lá “meo” đây, một cho người bạn đời sống bên cạnh tôi với hai câu:

Ta đối diện nhau từng giờ từng phút.

Nhưng chưa bao giờ ta đã gặp nhau.

Còn lá mail thứ hai tha thiết gửi đến Phật A Di Đà :

Ta biệt ly nhau từ muôn vạn kiếp.

Nhưng chưa bao giờ một phút cách xa nhau.

Hoa Lan Thiện Giới.

Mùa Xuân 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2015(Xem: 9085)
Như truyền thông đại chúng đã loan tải vào ngày 24 tháng 4/ 2015 một trận động đất xảy ra tại đất nước Nepal đã làm thiệt mạng gần 9.000 nạn nhân, và làm sập hư trên 100.000 ngôi nhà, trong hiện tại có trên 200.000 người không nhà cửa, và hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ. Nhìn thấy cảnh đời bể dâu tang thương đổ nát của người dân Nepal, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ đã ra thông tư, cũng như tâm thư kêu gọi lòng từ tâm của người con Phật. Sau gần 2 tháng kêu gọi, với tấm lòng tùy tâm của đồng hương Phật tử xa gần trong và ngoài nước Úc, cũng như 37 tự viện thành viên của Giáo Hội đã đem đến kết quả với số tiền cứu trợ là $ 304.900. Úc Kim. Phái Đoàn Cứu Trợ Nepal thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã lên đường vào tối ngày 8.6.2015 tại sân bay Melbourne.
29/06/2015(Xem: 8082)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12063)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 30978)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 12919)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12201)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7216)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9515)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14549)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6444)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]