Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Harvard vinh danh Thiền Sư Nhất Hạnh

17/09/201315:02(Xem: 24345)
Harvard vinh danh Thiền Sư Nhất Hạnh
Harvard vinh danh
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
cho sự nghiệp Trí tuệ - Từ bi - và Hòa bình
Lê Nguyêntổng hợp

Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tớicác vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.

Học viên là các Bác sĩ y khoa, các nhà Tâm lý học, Giáo chức, Nhà văn, Tác giả, Khảo cứu gia, v.v... Mỗi học viên là Bác sĩ y khoa phải chi trả tới 475 đô-la Mỹ cho khóa học chỉ có 2 ngày, thành phần còn lại được hưởng giá đặc biệt hơn nhưng cũng gần 400 Mỹ kim cho một người. Vậy mà con số ghi danh tham dự lên đến hơn 1100 người, và đó cũng là lý do chính để Ban tổ chức chọn thính đường lớn nhất của Boston Park Plaza Hotel làm nơi thuyết giảng.

Thíền tọa trong công viên sau một cuộc thiền hành

Chủ đề của khóa học là Thiền Tập và Tâm Lý Trị Liệu (Meditation and Psychotherapy) thế nên Chương trình đã dành trọn một ngày cho vị Thiền sư người Việt và tăng đoàn Làng Mai thuyết giảng và hướng dẫn thiền tập trong một khóa học chỉ có 2 ngày. Trong khi cả một ban giảng huấn có tới 13 vị Giáo sư danh giá của Harvard mà chỉ có một ngày để chia nhau thuyết trình cho thấy nhu yếu thiền tập đời sống tỉnh thức của đạo Bụt qua pháp môn của Làng Mai đã trở thành bộ môn quan trọng dưng nào của giới Khoa học, và Giáo dục của Viện đại học Harvard nói riêng và mọi ngành, mọi giới nói chung như chúng ta vừa mới chứng kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai hướng dẫn cho tập đoàn lãnh đạo cùng nhân viên của World Bank tại Tổng hành dinh Trung ương ở Washington DC đồng thời truyềnchân cho tất cả các chi nhánh có mặt trên 168 quốc gia.

Sự nghiệp trí tuệ, từ bi và hòa bình

Trước giờ Thiền Sư thuyết giảng, Giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa Sức khỏe Cộng đồng của Đại Học Harvard đã long trọng giới thiệu Thiền sư Thích Nhất Hạnhtrước một cử tọa hàng ngàn người toàn là khoa bảng thượng thặng, những người con ưu tú của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Tiếp theo Giáo sư Julio Frenk - đại diện trường Đại Học Y Khoa Harvard và tổ chức Cambridge Health Alliance đã trân trọng trao tặng Thiền Sư tấm biển đồng Danh dự, công nhận Thiền Sư là một người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình (to the most Venerable Thich Nhat Hanh for your pioneering and tireless efforts in cultivating compassion, wisdom and peace). Tấm biển đồng được ký tên bởi hai vị: Giáo sư Caroline Shields Walker, Trưởng khoa Y (Faculty of Medicine), và Giáo sư Jack D. Burke, Trưởng khoa Tâm Lý Trị Liệu của trường Đại Học Y Harvard.

Biểu đồng danh dự Caroline và Jack D tặng.JPG

Đáplại nghĩa cử cao quý và chân thành của Ban tổ chức, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiêm cung phát biểu, xin trích:“Cảm ơn sự tin tưởng và thương yêu của quý vị. Chúng tôi, tăng thân Làng Mai, luôn luôn học hỏi, thực tập và phụng sự như một đoàn thể, một cộng đồng, một tăng thân, nên sự tin tưởng, niềm thương yêu và vinh dự này là dành cho tất cả mọi thành phần của tăng thân, trong đó có hàng trăm vị đang ngồi trong thính chúng.”

Giáo sư Julio Frenk trao tặng Thiền Sư bảng đồng Danh Dự

Cùng ngày, Giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa Đại học Y tế Công cộng Harvard (Harvard School of Public Health) cũng đã trao tặng Thiền sư Thích Nhất Hạnh Chứng thư công nhận Thiền Sư là Nhà Lãnh Đạo Toàn Cầu cho Phong Trào vì Hòa Bình, Nhân Quyền và Sức Khỏe Cộng Đồng (Harvard School of Public Health hereby recognizes Zen Master Thich Nhat Hanh as a global leader for peace, human rights, and health). Chứng thư có nội dung như sau: “Trường Đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về những lời dạy và pháp môn thực tập của Thiền Sư nhằm thúc đẩy một hướng đi chánh niệm phục vụ cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng; cũng như về những đóng góp nhiều mặt của Thiền Sư với tư cách một học giả và một nhà hoạt động vì hòa bình cho thế giới."

Chứng thư do giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa của Đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard trao tặng

Đặc biệt, không biết duyên cớ gì mà có một ký giả phải đổi đường bay tới hơn hàng chục ngàn cây số từ Hà Nội qua Washington DC, đến Boston, v.v... âm thầm đi theo bước chân của vị Thầy tâm linh cùng huyết thống để ghi chép, đưa tin chia sẻ tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với đồng bào quê nhà.Phải chăng đây là một trong những ứng hiện của quy luật bù trừ trước những thiệt thòi của giống nòi Việt liên tục xảy ra từ trong chiến tranh cho chí hàng chục năm sau của hòa bình!

Và đây là một trong những bài đầu tiên của Ký giả H. A. S. đã gửi về cho Đài tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội và được phát thanh trên làn sóng cũng như đăng trên trang web của Đài. Chúng tôi xin chép lại như dưới đây.

Lê Nguyên tổng hợp.

Đi học "nghệ thuật chuyển hóa khổ đau"

gi

ữa lòng nước Mỹ

  • Thứ Hai, 16/09/2013 10:53

Radiovietnam- Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những chia sẻ ý nghĩa trong buổi nói chuyện có chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12/9 vừa qua.

34_Har1

Làm thế nào để chế ngự được những âu lo, sợ hãi? Bằng cách nào để chuyển hóa được những nỗi khổ, niềm đau? Con đường nào đưa ta đến cuộc sống thảnh thơi, an lạc, ngập tràn hạnh phúc và tình yêu thương? Chỉ có một con đường duy nhất, đó là nghệ thuật chánh niệm, là ý thức hơi thở, là nghệ thuật lắng nghe sâu và sử dụng ngôn từ ái ngữ…

Với thiền sư Thích Nhất Hạnh, đó chính là những phương pháp chánh niệm có công năng trị liệu đặc biệt, mang lại cho chúng ta tuệ giác và tình yêu thương đối với chính bản thân mình và đối với mọi người, mọi loài mà thiền sư đã chia sẻ trong buổi nói chuyện về chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12 tháng 9 vừa qua...

Ý thức hơi thở - Hạnh phúc hiện ra ngay bây giờ và ở đây.

Buổi nói chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do trường Đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ Harvard tổ chức tại tiền sảnh của Khách sạn Boston Park Plaza đã thu hút đông đảo giới mộ điệu nước Mỹ, trong đó, phần lớn là giới trí thức, thượng lưu, doanh nhân, chính trị gia, trong đó, có cả gia đình cố Tổng thống Mỹ John F.Kennedy.

1.200 vé đã bán hết vèo trong vòng 3 ngày với giá cao ngất ngưởng: 450 đô-la/vé đã chứng tỏ sức hút đặc biệt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Song điều đó cũng cho thấy phần nào tảng băng chìm trong đời sống tâm linh nước Mỹ.

Dường như người Mỹ cũng đang phải đối diện với những khổ đau, những căng thẳng, âu lo và sợ hãi. Dường như chính họ cũng đang bế tắc trong việc truy tìm bến bờ của hạnh phúc, của an lạc.

Một bác sĩ tâm lý trị liệu tham dự buổi nói chuyện tâm sự với tôi:“Tôi đã tư vấn, trị liệu thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, u uất, đau khổ. Nhưng chính tôi nhiều lúc cũng bị căng thẳng, lo sợ, hoang mang. Tôi đến đây là để nghe một trong những vị thiền sư danh tiếng nhất thế giới nói về phương pháp chánh niệm để vận dụng trong công việc tâm lý trị liệu. Song trước tiên, tôi muốn trị liệu tâm lý cho chính tôi”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngồi an nhiên trong tư thế kiết già trên bục giảng sân khấu. Khuôn mặt thầy bình thản, đôi mắt sáng, tinh anh, giọng thầy nhỏ nhẹ, đều đều như hơi thở. Thầy bắt đầu câu chuyện bằng việc theo dõi hơi thở.

Mọi người ở dưới ồ lên. “Tưởng thiền là điều gì khó khăn ghê gớm chứ theo dõi hơi thở của mình thì đơn giản quá”. Thầy mỉm cười. Cái cười độ lượng, nhân từ. “Ta thở vào và theo sát hơi thở xuống dưới bụng. Trong khi thở, ta nhủ thầm “Con đã về”. Rồi ta theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối trọn vẹn, thỏa mái, đồng thời nhủ thầm “Con đã tới”. Chỉ bằng một động thái đơn giản như thế, tâm ta lập tức sẽ trở về với thân, tiếp xúc với một sự thật màu nhiệm tuyệt vời là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi đó là hơi thở có ý thức, hơi thở chánh niệm.

Mọi người ở dưới chậm rãi thực hành theo. Thân thể thả lỏng, mắt từ từ nhắm lại. Chậm rãi theo dõi hơi thở. Thở vào: “con đã về”. Thở ra: “con đã tới”. Và ngay lập tức, dường như mọi người đã nhanh chóng thoát ra khỏi những lo toan, ồn áo huyên náo trong đầu, và bước vào một trạng thái thức tỉnh khác lạ. Khuôn mặt ai cũng trở nên thư thái. Có lẽ, họ đã hiểu, thế nào là giây phút hiện tại.

Thiền sư giảng giải:“Chúng ta thường bị mắc kẹt trong những ưu sầu vì nuối tiếc quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai. Chúng ta cho rằng hạnh phúc chưa thể có trong hiện tại và chúng ta cần phải có nhiều điều kiện hơn nữa mới thực sự có hạnh phúc. Đó chính là lý do khiến chúng ta khổ. Theo lời dạy của Đức Thế Tôn, tất cả những gì chúng ta đang cần tìm đều có mặt trong giây phút hiện tại. Nếu chúng ta biết thực tập hơi thở ý thức và định tâm thì chúng ta có thể đi ra khỏi những khổ đau này và chạm tay vào những màu nhiệm của sự sống ngay trong giây phút này. Quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới, chỉ có duy nhất giây phút mà ta có thể thực sự sống. Đó là giây phút hiện tại.

Trong Kinh quán niệm hơi thở, Bụt đã chỉ dạy cho chúng ta những bài tập cụ thể để tạo dựng niềm vui, hạnh phúc, an lạc. Đó là một giáo pháp rất rõ ràng và sâu sắc. Nếu chúng ta biết cách tạo ra năng lượng niệm và định thì chúng ta có thể tiếp xúc với vô vàn hạnh phúc đang có mặt với ta ở đây, ngay bây giờ.

Chẳng hạn như chúng ta tiếp xúc với hai mắt. “Tôi đang thở vào và ý thức về hai mắt của tôi. Tôi đang thở ra và mỉm cười với hai mắt của tôi”. Khi ta thực tập như vậy thì tuệ giác sẽ nảy sinh. Chỉ trong hai, ba giây là ta có thể nhận thấy rằng: đôi mắt của mình vẫn còn sáng. Một thiên đường của màu sắc, hình ảnh đang hiện ra trước mặt. Đối với những người bị khiếm thị, thiên đường ấy, chưa một lần họ nhìn thấy. Vì vậy mà đôi mắt là một trong những điều kiện căn bản để có hạnh phúc. Ta chỉ cần thở vào thể thắp sáng ý thức rằng, mình đang có một đôi mắt sáng.

34_Har2

Buổi nói chuyện đã thu hút đông đảo giới mộ điệu nước Mỹ.

Ta cũng có thể thực tập tiếp xúc với trái tim mình: “Tôi đang thở vào và ý thức về trái tim của tôi. Tôi đang thở ra và tiếp xúc với trái tim của tôi”. Khi chúng ta sử dụng năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: trái tim mình đang đập bình thường trong khi biết bao người bị hở van tim, rối loạn động mạch vành. Họ có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào. Nếu ta cứ tiếp tục thực tập như vậy thì ta sẽ tiếp xúc được với vô vàn hạnh phúc đang có mặt trong ta, quanh ta.Đó là tập chánh niệm, nghĩa là đem tâm trở về với thân và an trú trong giây phút hiện tại.

Nếu mình hoàn toàn có mặt trong giây phút này, mình có thể nhìn sâu hơn để bước một bước chân ý thức trên hành tinh đẹp đẽ này hay thở vào một hơi để ý thức là ta đang sống trong cõi niết bàn, tịnh độ.Và khi ta ở trong cõi thiên đàng thanh tịnh đó rồi thì ta đâu cần phải mệt nhọc chạy theo những danh tiếng, tiền tài, địa vị hay những dục lạc khác. Bình an, niềm vui, hạnh phúc có thể đạt tới ngay. Và sự thực tập này đủ đơn giản cho tất cả mọi người”.

Không có bùn, không có sen và nghệ thuật chuyển hóa khổ đau

Sảnh khách sạn đông nghẹt người mà im phăng phắc. Có thể nghe thấy tiếng thở chánh niệm đều đều của những người ngồi kề bên. Trên bục giảng, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn thuyết pháp với giọng điệu nhẹ nhàng, thong dong.

Những lời giảng của ngài như những giọt sương trong vắt cứ nhẹ nhàng rơi, nhẹ nhàng thấm từng giọt, từng giọt vào những tâm hồn cằn khô vì lo toan, phiền muộn, sầu khổ. “Ai trong chúng ta cũng chẳng có ít nhiều khổ đau. Nhiều người thường sợ phải đối diện và chìm đắm trong biển khổ đau của mình nên tìm mọi cách trốn chạy. Đọc sách báo, xem ti vi, uống rượu, hút thuốc phiện… hoặc vùi đầu trong công việc chồng chất.

Chúng ta không biết làm cách nào để đối diện và chuyển hóa những khổ đau ấy. Chính vì điều này mà trong Kinh quán niệm hơi thở, Bụt khuyên chúng ta trở về và nhận diện những khổ đau trong ta.

Nếu chúng ta biết cách thực tập hơi thở có ý thức, thực tập đi chánh niệm, lái xe chánh niệm và ăn chánh niệm mỗi ngày thì năng lượng chánh niệm trong ta sẽ đủ mạnh để giúp ta trở về, ôm ấp, vuốt ve những lo lắng, sợ hãi, buồn khổ trong lòng và chỉ vài phút sau, những niềm đau, nỗi khổ sẽ vơi đi nhiều. Giống như một bà mẹ bỗng nghe tiếng con khóc. Bà sẽ chạy đến, ôm đứa con vào lòng với tất cả sự trìu mến. Bà mẹ chưa biết chuyện gì xảy ra với đứa bé nhưng cử chỉ yêu thương ấy sẽ làm cho nó hết khóc, hết khổ ngay lập tức. Năng lượng chánh niệm cũng vậy. Chúng ta chưa biết gốc rễ của những niềm đau, nỗi khổ trong ta nhưng nếu ta ôm lấy niềm đau ấy một cách dịu dàng với năng lượng chánh niệm, ta có thể làm dịu đi nhanh chóng cơn đau nhức ấy.

Trong Kinh về Bốn sự thật mầu nhiệm (Tứ Diệu Đế), Bụt đã chỉ cho ra cho ta sự thật thứ nhất là khổ. Sự thật thứ hai là bản chất của khổ. Nếu chúng ta biết cách lắng nghe sâu những khổ đau trong chính mình và nhìn sâu vào bên trong với năng lượng của chánh niệm và chánh định thì chúng ta sẽ hiểu được những gốc rễ đưa tới khổ đau đó và thoát khỏi nó. Cái hiểu sẽ làm phát khởi tình thương ngay trong trái tim ta.

Nếu ai đó hỏi tôi rằng: “Làm thế nào để chế tác tình thương yêu?”. Tôi sẽ nói rằng:Chỉ có một cách duy nhất là hãy nhìn sâu vào niềm đau, nỗi khổ của chính mình và tìm cách hiểu chúng. Nếu không, ta không thể hiểu được những khổ đau của người khác và không thể thương yêu ai được”.

Trong các phương pháp tu tập mà Bụt chỉ dạy, có một phương pháp gọi là lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự truyền thông.

Nhiều người trong chúng ta luôn tìm cách trốn chạy khỏi chính mình, bởi vì chúng ta không biết cách lắng nghe nỗi khổ của chính mình.Khi chúng ta bắt đầu hiểu được niềm đau của chính mình thì chúng ta có thể truyền thông được với chính mình dễ dàng hơn, nhờ đó, chúng ta sẽ dễ dàng truyền thông với người khác.

Ta có thể nói với người vợ đang khổ đau của ta rằng: “Em ơi! Anh biết em đã chịu nhiều đau khổ. Vậy mà, nhiều năm qua, anh đã làm những điều không phải khiến em khổ thêm bởi anh đã không hiểu được những khổ đau của chính anh và cả của em nữa. Hãy giúp anh em nhé! Hãy nói cho anh biết tất cả những khó khăn của em. Ạnh không muốn tiếp tục phạm phải những sai lầm trước đây và làm cho em khổ thêm nữa”. Nếu mình có thể nói với người thương của mình bằng ngôn ngữ như vậy thì người đó có cơ hội mở lòng mình ra. Khi đó ta có thể áp dụng phương pháp lắng nghe với tâm từ bi. Người thương của ta sẽ bớt khổ liền.

Khi ta đau khổ, ta có xu hướng nghĩ rằng khổ đau của ta là do một người khác gây ra. Chúng ta muốn trừng phạt người đó bởi vì họ đã làm cho ta khổ. Nhưng khi chúng ta thực tập hơi thở có ý thức và nhìn sâu vào nỗi khổ, niềm đau của người đó thì ta sẽ thấy rằng người đó cũng chỉ là nạn nhân của chính khổ đau trong lòng họ nên họ cần được giúp đỡ chứ không đáng bị trừng phạt.

Hoa sen không thể mọc và tỏa hương nếu không có bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng vậy, chúng nương vào nhau. Chúng ta không thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu như chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. Nếu ta chưa bao giờ bị đói, ta sẽ không biết trân quý món ăn. Nếu ta chưa bao giờ thấy chiến tranh, ta sẽ không thấy được giá trị của hòa bình. Nếu chúng ta biết áp dụng sự thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày thì chúng ta có thể tạo ra hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Năng lượng chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc nhưng năng lượng đó không thể mua được trong siêu thị mà chỉ có thể do chính bản thân ta tự chế tác ra”.

Hơn ngàn quan khách đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Khuôn mặt ai cũng ngời lên niềm xúc động, hạnh phúc, hoan hỉ. Trên bục giảng, thiền sư Thích Nhất Hạnh nở nụ cười rạng rỡ.

Ngài giơ đôi bàn tay lên vẫy vẫy – cách tán thưởng của ngài, trông đôi tay như hoa nở. Cả ngàn người bên dưới cũng giơ tay lên vẫy theo trông như một rừng hoa. Rồi ngài chậm rãi bước xuống, hướng dẫn mọi người đi bộ trong chánh niệm. Ngài đi trước, bước từng bước chậm rãi, thảnh thơi. Hàng ngàn người thong thả bước theo. Họ đi trong im lặng. Mỗi bước chân là một niệm cho an lạc, hòa bình, hạnh phúc, thương yêu.

34_Har3

Những bước đi thong dong, an nhiên như sen nở đưa dòng người chảy ra đường, hướng đến công viên Boston. Xe ô tô đang rầm rập chạy trên đường bỗng dừng lại. Những hành khách đang hối hả sải bước trên hè cũng dừng lại, nhường đường cho dòng người thiền hành trong im lặng chuyên chở biết bao năng lượng yên bình, hạnh phúc…

H.A.S

Nguồn: http://www.phusa.info/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5192)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5610)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4472)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5053)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4624)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5323)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4817)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9531)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4903)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4137)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]