Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông hoàng tử Hạnh Phúc

02/09/201308:40(Xem: 9568)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc

Sau một tuần tham dự khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức tại Brock University, Toronto (11-16/8/2013), Alice Klein – chủ bút của tuần báo Now Magazine, một trong những tờ báo lớn nhất Canada – đã chia sẻ những cảm nhận và khám phá thú vị của mình về nghệ thuật chuyển hóa khổ đau, về tình thương và hạnh phúc chân thực qua bài viết “The Prince of Happiness” (Ông hoàng tử Hạnh Phúc). Dưới đây là phần chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh.

Tình thương và hạnh phúc chân thực? Phải chăng những điều này chỉ có trong chuyện cổ tích mà thôi? Không, hoàn toàn không phải vậy - đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị thầy 87 tuổi và cũng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội can trường, người đang ngồi thật an nhiên trong tư thế kiết già trên bục giảng kia.

Tôi đang sắp sửa nhận được từ Thầy những lời khuyên giản dị và thiết thực làm thế nào để có được tình thương và hạnh phúc chân thực. Nhưng ngay lúc này đây, tôi thực sự không hạnh phúc chút nào. Tôi hết sức mệt mỏi và phải thú thật là đầu óc tôi lúc này chỉ toàn nghĩ đến chuyện trục trặc vừa mới xảy ra trong gia đình tôi. Tất nhiên là chuyện này xảy ra trước khi khóa tu tại đại học Brock bắt đầu.

Khi hào hứng quyết định tham gia khóa tu sáu ngày để học hỏi từ vị thầy được coi là một trong số ít những nhân vật huyền thoại còn sống về phong trào bất bạo động trên thế giới, tôi không hề tính đến chuyện phải thức dậy từ lúc 5 giờ rưỡi sáng và ăn toàn thức ăn chay được phục vụ trong căn-tin của trường đại học. Tôi cũng không hình dung rằng mình sẽ ngồi hàng giờ liền trong im lặng với 1300 người. Cả một gian phòng lớn - nguyên là phòng thể dục của trường đại học đều chật kín người, thật là ấn tượng. Trong khóa tu, mọi người đều thực tập im lặng hùng tráng từ tối hôm trước cho đến sau giờ ăn trưa của ngày hôm sau, cũng như trong suốt các bữa ăn.

Thực lòng khi đến khóa tu, tôi chỉ tò mò muốn được trực tiếp cảm nhận sự có mặt sống động của vị thầy nổi tiếng thứ hai thế giới trong lĩnh vực Phật giáo. Nhưng không hiểu vì nhân duyên gì, hay là vì thấu hiểu được tâm lý rất “con người” của tôi nên hôm đó Thầy đã dạy cho tôi làm thế nào để có thể có mặt thực sự trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, chỉ khi đó tôi mới có thể thực sự cảm nhận được sự có mặt của người khác.

Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, lập trường tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và hòa giải dân tộc của Thầy Nhất Hạnh được hun đúc và rèn giũa trong lò lửa chiến tranh với bạo động chính trị, đàn áp và biết bao đau thương không thể nói thành lời. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Thầy là người sáng lập phong trào “đạo Bụt dấn thân” (“Engaged Buddhism”), tạo cảm hứng cho hàng ngàn xuất sĩ trong cả nước đi về các vùng nông thôn để giúp xây dựng lại những làng quê bị chiến tranh tàn phá và giúp những người dân đang sống trong cảnh nghèo đói. Tất cả những người đi theo phong trào này đều cam kết kêu gọi hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Và sứ mệnh của Thầy là đi ra nước ngoài để kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và từ đó phong trào tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và hòa giải dân tộc đã lan rộng ra các quốc gia và vẫn còn đang được tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Năm 1966, sau hai thập niên dấn thân cho phong trào hoạt động xã hội, mở ra một hướng đi mới cho thế hệ trẻ lúc bấy giờ đang bị bế tắc và gặp nhiều thách thức, Thầy Nhất Hạnh đã bị chính quyền Việt Nam ngăn cấm không được trở về quê hương. Mặc dù vậy, Thầy vẫn không ngừng nỗ lực vận động người dân Mỹ cũng như người dân khắp nơi trên thế giới ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì những nỗ lực đó, Thầy đã được Mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa bình. Mục sư Luther King đã hoàn toàn cam kết đấu tranh cho hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam sau cuộc nói chuyện với Thầy Nhất Hạnh – vị Hoàng tử Hạnh Phúc đang ngồi an nhiên trước mặt tôi đây.

Thầy không hề để lộ tuổi tác qua dáng vẻ của mình. Trong chiếc áo tràng nâu, Thầy hơi có vẻ giống nhân vật Spock trong bộ phim nổi tiếng Star Trek, với cặp lông mày rậm và đôi mắt sâu thẳm luôn có tia sáng lấp lánh. Thầy đang chuẩn bị giảng về cái mà Thầy gọi là nghệ thuật khổ đau. Và dĩ nhiên là tôi sẽ phải bận rộn với trái tim đang tan vỡ của mình.

Có lẽ bất kỳ ai dù chỉ mới đọc một xíu thôi trong hơn 80 đầu sách của Thầy - chưa kể đến các CD, video và những thứ khác – cũng biết rằng những gì Thầy Nhất Hạnh dạy đều bắt đầu bằng một cách rất đơn giản, đó là theo dõi hơi thở vào. Thầy nói rằng chỉ cần một hơi thở vào là ta có thể trở về và tiếp xúc với một sự thật mầu nhiệm là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc.

Tôi thử làm theo lời Thầy dạy, và quả nhiên hơi thở vào giúp tôi kết nối với thân thể của mình ngay lập tức. Wow! Tôi thật sự cảm nhận được điều này! Tôi thở vào và lần này tôi theo sát hơi thở xuống dưới bụng (trong khi thở vào tôi nhủ thầm “Con đã về”), rồi tôi theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối, trọn vẹn và thoải mái (đồng thời nhủ thầm câu “Con đã tới”). Thầy gọi đó là hơi thở có ý thức, hay hơi thở chánh niệm. Mặc dù trái tim khổ đau của tôi vẫn bắt buộc tôi phải dành gần như toàn bộ tâm ý cho nó, nhưng phải thừa nhận rằng phương pháp làm cho thân tâm hợp nhất này thật là thâm sâu và có hiệu quả ngay tức thì.

Trong khi theo dõi hơi thở từ đầu cho đến cuối, tôi đã đi ra khỏi những ồn ào huyên náo trong đầu và bước sang một trạng thái tỉnh thức khác lạ. Bây giờ tôi mới hiểu thế nào là giây phút hiện tại. Tôi không thể nào tin được rằng sau hàng chục năm nghiên cứu và tìm tòi, tôi lại khám phá ra được một cách kết nối thân tâm nhanh chóng và giản dị đến thế.

“Nghệ thuật khổ đau” cũng đòi hỏi ta phải chế tác năng lượng chánh niệm bằng hơi thở ý thức. “Ai trong chúng ta cũng có ít nhiều khổ đau”, Thầy nói một cách nhẹ nhàng. “Và với năng lượng chánh niệm, ta có thể trở về với chính mình và ta có thể nhận diện được khổ đau đang có mặt trong mình”. Đúng vậy, tôi đã làm được bước đầu tiên rồi!

“Nhiều người trong chúng ta thường sợ phải đối diện và bị nhấn chìm trong khổ đau của chính mình, vì vậy mà ta thường có xu hướng trốn chạy hoặc khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn giận, sợ hãi hay tuyệt vọng trong lòng mình. Chúng ta làm mọi cách để bận rộn, để không phải trở về với chính mình và tiếp xúc với niềm đau, nỗi khổ trong lòng mình. Nhưng với năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để trở về nhà, trở về với chính mình. Ta có thể ôm ấp niềm đau của mình với tất cả sự dịu dàng như một người mẹ đang ôm đứa con của mình trong lòng.”

Được rồi, vậy thì tôi sẽ cố gắng thở và nhẹ nhàng ôm ấp niềm đau trong tôi như ôm một em bé. “Chúng ta mang theo cả những khổ đau của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên trong ta” Thầy giải thích thêm. Trong giây phút này, tôi thực sự cảm nhận được sự có mặt rất rõ ràng của tổ tiên ở trong tôi và tôi muốn dừng lại cái vòng luẩn quẩn mà tôi đang mắc kẹt vào.

Tôi càng có động lực hơn khi nghe Thầy dạy: “Khi ôm ấp khổ đau trong lòng mình, chúng ta sẽ đi đến một cái thấy về bản chất và gốc rễ của khổ đau đó. Và khi đã hiểu được gốc rễ của khổ đau rồi thì tình thương và lòng từ bi trong ta sẽ phát khởi một cách rất tự nhiên. Từ bi là một loại năng lượng có khả năng chữa trị cho chúng ta và cho cả thế giới này.” Tôi đã thực sự thực tập đúng theo lời Thầy dạy và phải mất khoảng 24 giờ. Tôi không hề nhận ra rằng cảm giác đau khổ trong lòng tôi đã tan biến, tôi chỉ thấy mình bỗng nhiên nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, chìa khóa của thành công nằm ở chỗ: nếu anh chưa thực tập được đến mức không còn muốn trừng phạt bất kỳ ai - những người đã làm anh khổ đau - thì anh vẫn chưa thực sự thành công. Nếu anh chỉ thực tập nửa vời thì không bao giờ có thể thành công được.

Phương pháp bất bạo động của Thầy Nhất Hạnh có vẻ quá khác lạ so với cách tư duy thông thường, vì vậy mà nó làm cho ta khó chấp nhận. Nhưng bù lại ta sẽ nhận được những phần thưởng thật xứng đáng, đó là tự do, hạnh phúc, tình thương chân thực và Niết bàn. Tất cả những điều này đều chờ đợi ta ở địa chỉ: bây giờ và ở đây, đó là lời của Thầy Nhất Hạnh. Thầy nói rằng: “Không có con đường đi đến Niết bàn, Niết bàn chính là con đường”. Chỉ đến khi kết thúc khóa tu tôi mới hiểu ra vì sao sự có mặt của Thầy có thể gây xúc động và ảnh hưởng lớn với tôi như vậy. Đó là vì Thầy luôn an trú trong giây phút hiện tại, Thầy luôn ở trong Niết bàn.

Alice Klein


Ng
ười gởi: Minh Quang Kim Tran

Nguồn: langmai.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2020(Xem: 5663)
Vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020, một cuộc họp trực tuyến (online) của nội các do bà Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh chủ trì, đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa Tổ chức Lumbini Development Trust of Nepal và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh về việc xây dựng tu viện Phật giáo Bangladesh. Tu viện Phật giáo được đề xuất sẽ được xây dựng tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đản sinh của Đức Phật lịch sử. Việc xây dựng được bắt đầu với lợi ích cá nhân, và kế hoạch của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tại Nepal, Mashfee Binte Shams, và Bí thư thứ nhất, Asit Baran Sarkar.
20/08/2020(Xem: 6919)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong lời khai thị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ "Ưng Vô Sở Trụ" được nhắc đến hai lần trong kinh: lần 1st ở chương 4 ("Diệu Hạnh Vô Trụ") và lần 2nd ở chương 10th ("Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triển vi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệt nhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trì tu tập Phật đạo.
17/08/2020(Xem: 12416)
Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.
16/08/2020(Xem: 8952)
Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông suốt. Họ không còn ý niệm “tôi là như thế này, tôi là như thế nọ, tôi là đây, tôi là kia”. Người tu nhẫn nhục mà thấy ta đang nhẫn nhục là mắc kẹt rồi. Càng nhẫn nhục chừng nào thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Nhẫn nhục mà không thấy ta nhẫn nhục thì mới thông suốt. Người tu hạnh khiêm cung mà thấy mình khiêm cung là mà mắc kẹt rồi. Càng khiêm cung chừng nào, thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Tu riết như vậy lâu ngày thành bịnh, hết thuốc chữa vì kẹt lâu ngày, bánh xe không quay tròn đều được, thậm chí không thể chuyển động được vì các bộ phận bị ô-xy hóa, bị rỉ sét do chấp pháp, chấp tướng lâu ngày, thành thử bệnh nặng.
16/08/2020(Xem: 6071)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6353)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
15/08/2020(Xem: 5882)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 6146)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7614)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9717)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]