Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sân hận làm khổ tôi

16/08/201306:58(Xem: 7850)
Sân hận làm khổ tôi

SÂN HẬN LUÔN LÀM KHỔ TÔI

JAN WILLIS - NGUYỄN VĂN NGHỆ dịch

san-han-300x277Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất. Phật giáo từ xưa dạy chúng ta rằng để trở thành một chiến sĩ thật sự, một người chiến thắng, chúng ta phải đặc biệt khống chế được kẻ địch này. Phật giáo dạy ta rằng, một vị A-la- hán là một vị đã hoàn toàn diệt được những kẻ thù tham, sân, si (hay là lòng ham muốn, sân hận và sự ngu dốt) của mình và vị đó – khi diệt những kẻ thù đó – đã đập vỡ tan được chính cái cốt lõi và cái gốc của luân hồi, cái thế giới của khổ đau. 
Tại sao lại nói mạnh mẽ như vậy? Bởi vì trong tất cả mọi thứ trong thế giới luân hồi, chỉ có lòng sân hận là có duy nhất một ý định là làm hại chúng ta và người khác. Đó là cái bản chất và là lý do tồn tại của nó. Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva), một nhà thơ lớn của thế kỷ thứ 8 đã hiểu rất rõ điều đó. Trong tuyệt tác Bồ-tát hạnh, ở chương 6 nổi tiếng – ‘Nhẫn’– đoạn 7 và 8, Ngài đã viết:

Được những điều tôi không muốn, 

Và tất cả những điều cản trở ham muốn của tôi – 

Trong sự không như ý của tôi, cơn giận tìm được nhiên liệu.

Từ đó nó lớn lên và quật ngã tôi. Vì vậy tôi sẽ tiêu diệt hoàn toàn

Những gì nuôi dưỡng cái kẻ thù đó của tôi, 

Cừu nhân của tôi, kẻ chỉ có một mục đích duy nhất

Là làm tổn thương tôi, làm khổ tôi.

Sân hận không có mục đích nào khác hơn là làm khổ và làm tổn thương tôi.

Những cảm xúc tiêu cực như sân hận, thù hằn, ganh ghét, cao ngạo v.v. được gọi là những phiền não, nghĩa là những loại cảm xúc tấn công hoặc gây tai hại cho ta và cho người khác. Không có phiền não hiền lành. Không có một thứ phiền não nào là bất bạo động. Tất cả đều muốn làm tổn thương và làm hại và tên thủ phạm tồi tệ nhất trong những phiền não ấy là lòng sân hận. Vậy chúng ta hiểu như thế nào hay có thể hiểu được cái gọi là “sân hận chính đáng” không? Câu hỏi này là một câu hỏi thường được đặt ra cho tôi. Tôi tin rằng câu hỏi này được đặt ra cốt để khẳng định một cách mạnh mẽ rằng chắc hẳn phải có những ngoại lệ đối với cái ý niệm rằng sân hận là luôn tai hại; để gợi ý rằng trên thực tế, trong một số điều kiện nào đó, sân hận có thể là có ích, thậm chí là mang lại cho ta sức mạnh. Tôi có thể hiểu được lý do tại sao mà người ta có suy nghĩ như vậy. 

Chẳng hạn như người ta mong muốn không cho phép, một cách thụ động, một tình hình sai trái nào đó tiếp diễn. Nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng không đánh trả lại không có nghĩa, hoặc ít nhất là không nhất thiết có nghĩa là thụ động hay phục tùng. Hòa bình chủ nghĩa không có nghĩa là thụ động. Chúng ta có thể bất bạo động và vẫn chống lại. Thật vậy, chúng ta phải bất bạo động để có thể hoạt động hữu hiệu cho phúc lợi của chính mình và của những người khác. Chúng ta cần phải rõ ràng, sáng tạo và có tính đổi mới để có thể tạo ra sự thay đổi. Nhưng trong lúc rối trí do giận hờn và căm ghét, chúng ta không thể suy nghĩ rõ ràng được. Do đó những nỗ lực của chúng ta, hết lần này đến lần khác, cứ bị thất bại mãi. Tôi biết những chuyện này người ta đã nói nhiều và thành sáo mòn rồi. Tuy nhiên ở đây tôi nói xuất phát từ trải nghiệm của chính mình.

Lúc đang còn là một thiếu niên, tôi đã đi tuần hành cùng Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. trong Chiến dịch Nhân quyền Birmingham năm 1963. Đôi lúc tôi sợ mấy con chó bẹc-giê Đức của ông cảnh sát trưởng Bull Connor nhưng thường là tôi lấy làm hồ hởi vì có được cơ hội tham gia vào một phong trào vẻ vang về mặt đạo đức và tinh thần như thế. Dĩ nhiên, bất bạo động và tình thương chính là trọng tâm của phong trào. Mục tiêu của chúng tôi là một mục tiêu kép, vì chúng tôi muốn mang lại chiến thắng cho chính chúng tôi và cho cả những người chống lại chúng tôi. Và cuộc phản kháng hòa bình và bất bạo động đó rốt cuộc đã thành công khi trong năm tiếp sau đó Đạo luật Nhân quyền được phê chuẩn trở thành luật. Nhưng động lực nuôi dưỡng phong trào đó là bất bạo động và tình thương. Đó là tình thương yêu, không phải lòng căm thù.

Vài năm sau, tôi bị lôi kéo vào trong một tình huống làm cho tôi thấy rõ rằng giữ cho được cái tâm nhẫn nhục là rất khó. Tôi giận dữ, tôi như phát sốt, tôi giận đỏ mặt. Tôi hoàn toàn không kềm chế được và nói cụ thể là tôi giận sục sôi trong nhiều ngày, không ngủ được và đầu óc rối bời. Những lý do gây ra cơn giận của tôi không quan trọng, mặc dù người ta có thể gọi cơn giận của tôi là “chính đáng” và tôi cũng cho là vậy. Tuy nhiên, điều tôi biết rõ nhờ trải nghiệm của chính mình là những ngày giận dữ đó đau khổ lắm, cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Tất cả cũng là vì cơn giận của tôi, kẻ thù của tôi chỉ có mục đích duy nhất là làm khổ tôi, làm tổn thương tôi. Cho dù chuyện xảy ra cho đối tượng giận dữ của bạn là gì đi nữa, bạn khổ sở vì sự giận dữ luôn làm tổn thương bạn. Nhưng làm sao chúng ta có thể diệt được cơn giận? Làm sao chúng ta có thể làm cho cơn giận, ngay cả cơn giận “chính đáng”, nguôi ngoai đi? Làm sao chúng ta chấm dứt được cái vòng luẩn quẩn của sự căm ghét? May thay, nhiều lời dạy của Đức Phật và riêng đối với tôi, một Phật tử Báp-tít, nhiều bài thuyết giáo của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King đã mang lại những phương pháp hữu hiệu để chiến thắng cơn giận, những phương pháp vốn thừa nhận rằng không có những giải pháp nhanh chóng cho những thói quen lâu đời này và rằng sự thay đổi cần phải có thời gian.

Trong tác phẩm Bồ-tát hạnhcủa Tôn giả Tịch Thiên, toàn bộ chương về “nhẫn nhục” được dành để đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để đối phó và để làm nguôi ngoai cơn giận. Một số phương pháp liên quan đến việc “trao đổi cái ngã với người khác” hay quán xét mình khi ở trong hoàn cảnh của người khác. Một số phương pháp khác đòi hỏi chúng ta hãy nghĩ rằng chuyện gì xảy ra cũng do những nguyên nhân và điều kiện và phải nhận ra rằng những hành động trong quá khứ của chúng ta đã tạo ra cái hoàn cảnh hiện tại như thế nào. Một số phương pháp khác nữa yêu cầu chúng ta suy nghĩ về lợi lạc của những cảm xúc vụn vặt khi mà tất cả chúng ta đều sẽ chết; và các phương pháp khác, hình dung ra những niềm vui hơn là nỗi buồn ta có được khi tạo ra hạnh phúc cho người khác. Bồ-tát hạnh là một kiệt tác thơ ca làm xúc động lòng người.

Có lần Tiến sĩ King thuyết giảng một bài tập trung riêng về chủ đề “Yêu thương kẻ thù của bạn”. Ông mở đầu bằng câu nói, “Chắc hẳn không có lời khuyên răn nào của Đức Giê-su khó thực hiện hơn là lời dạy bảo “hãy yêu thương kẻ thù của con”. Tuy vậy, gọi Chúa Giê-su là một người có đầu óc thực dụng, ông tiếp tục nói rằng “trách nhiệm của những người Ki-tô giáo chúng ta là khám phá ý nghĩa của lời dạy bảo này và cố gắng thực hiện một cách thiết tha lời dạy này trong cuộc sống hằng ngày. Sau đó Mục sư King trình bày ba bước để thực hiện phương pháp yêu thương kẻ thù của mình. Ông ta nói trước hết “chúng ta phải phát triển và duy trì khả năng tha thứ”. Thứ hai là “chúng ta phải thừa nhận rằng hành động xấu xa của kẻ thù… không bao giờ hoàn toàn biểu lộ bản chất của người đó” và thứ ba là, chúng ta phải cố gắng hòa giải và “tranh thủ được thân tình và sự thấu hiểu (của kẻ thù)”. Rất đơn giản mà cũng đầy thách thức.

Tôi tin rằng điều vô cùng quan trọng trong hai cách tiếp cận nêu trên là sự hiểu biết rằng trong khi chính những cảm xúc dữ dội và thiếu đắn đo suy nghĩ của chúng ta khiến cho chúng ta phiền não, thì cách duy nhất để chế ngự những cảm xúc đó là phải dùng đến một sự phân tích hữu lý rộng rãi, cởi mở, bền bỉ và đầy tình thương yêu. Chúng ta phải sử dụng cùng lúc con tim và khối óc của mình.

Nguồn: Anger Always Hurts Me,Mandala Magazine, số tháng Bảy-tháng Chín năm 2011.

Jan Willis là Giáo sư môn Tôn giáo tại Wesleylan University, bang Connecticut, Hoa Kỳ. Bà đã nghiên cứu và giảng dạy về Phật học trong hơn bốn thập niên qua, là tác giả của nhiều cuốn sách về tôn giáo và tâm linh.

(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 136)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 19927)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19300)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6654)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7805)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7316)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 6904)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 15884)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5684)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6407)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
27/04/2011(Xem: 7385)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]