Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm bình thế giới bình

14/08/201307:19(Xem: 7230)
Tâm bình thế giới bình
Hoa_Vo_Uu_3

Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại, lo sao cho trong ấm ngoài êm; thế rồi cái già lão suy hao, bệnh tật chực sẵn… ùn ùn kéo tới. Mà đã xong đâu, “chờ xuống lỗ họa chăng mới có thể phủi tay, rũ áo ra đi”, bao người từng than thở như vậy!

Thế nên không ít người cố tranh với thời gian, còn được ngày nào thì còn vui chơi, cố tìm cách bù lại những gì lỡ bỏ mất! Vô thường không biết đến lúc nào, cho nên phải hấp tấp, “không ăn cũng uổng không chơi cũng già”, người ta động viên cổ vũ nhau. Lớp như tôi tuổi tác trên dưới sáu bảy mươi… sống rày chết mai vội vã ăn chơi chút đỉnh cũng phải. Mỗi sáng, như thường lệ sau khi xong thủ tục múa may vài động tác, đi bộ dưỡng sinh… năm ba người một nhóm, tập trung ở quán cóc ven sông, lề đường nhâm nhi ly trà ly cà phê. Chiều chiều lại tìm chỗ tươi mát một chút, bữa nào khá thì vài ba lon, kẹt một hai chai để gọi là thư giãn chống lão hóa. Rồi bao nhiêu chuyện trên trời dưới đất thi nhau luận bàn. Từ chuyện người, ông Obama vô Tòa Bạch ốc chẳng mấy chốc đầu đã bạc, đến chuyện thủ tướng Nhật nắm quyền mới mấy tháng đã từ chức vì không thể đáp ứng nguyện vọng dân.

Đến chuyện mình, tiêu cực ăn sướng… mua chức cậy quyền, học giả bằng thật, chuyện lừa gạt ra tòa, vật giá leo thang, tai nạn đủ thứ thảm khốc… Biết bao cái chết lãng xẹt, chồng đánh vợ, vợ đổ xăng đốt chồng, con đâm cha giết mẹ, cháu mượn tiền ông bà chơi ‘game’ không được mượn luôn cái đầu thả sông. Chuyện trái luân thường đạo lý, đồi phong bại tục… đáng lẽ “đóng cửa dạy nhau” ai dè tùm lum trên báo, đài… Ngày này qua ngày khác tội ác trở thành bình thường, trái tim xơ hóa, người người vô cảm! Cạn mấy bình nước mà chuyện vẫn chưa hồi kết. Đã mười một giờ, thì giờ vui chơi qua mau đành chia tay hẹn mai tiếp tục. Lời qua tiếng lại, nói bóng nói gió, chuyện trà dư tửu hậu tưởng nói đâu bỏ đó, ai dè ghim hết vào lòng. Người nghe một kiểu, hiểu một cách đêm tới tất cả tái hiện… rồi nghĩ vẩn nghĩ vơ. Đời chi mà lạ, toàn oái oăm cảnh ôm bom tự sát giết người hàng loạt để được vinh danh? Chiến tranh giết chóc, khổ đau con người chưa phút giây yên ổn! Làm sao ngủ được, trông sáng gặp nhau xả xú-páp.

Một buổi sáng như mọi buổi sáng, ai nấy đông đủ nhưng không hiểu sao quán bỗng đóng cửa (cửa đâu mà đóng!) khiến bàng hoàng như thiếu mất cái gì thân quen. Buổi sáng đẹp trời chẳng lẽ về nhà nằm co! Bàn với nhau kéo đi chỗ khác, nhưng đi đâu chừ? Có người đề nghị đi xa xa một chút. Nhất trí lên đường hướng Tây bắc trực chỉ. Ai không xe thì đèo sau xe người khác. Vòng vèo một lúc qua khỏi Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố, đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ, rẽ phải có tấm biển báo chùa Vạn Đức. Không ai bảo ai, tất cả đổ về hướng đó. Đi được một đỗi, chừng trăm mét thì ngọn gió đâu thổi mát rượi, ai nấy lấy làm khoan khoái hít thở. Hai bên đường cây cối xanh tươi, nhà cửa xinh xắn tinh tươm xen mấy ngôi biệt thự. Tuyệt! Ai nấy hết sức ngạc nhiên. Không tiếng ồn ào động cơ, lâu lâu mới có chiếc xe máy, vài chiếc xe đạp. Không khí mát mẻ, trong lành. Cách thành phố hai ba cây số cảnh quan tuyệt vời thế mà lâu nay chẳng biết tới. Tưởng như cảnh trong phim ảnh mấy nhà hoạt động du lịch vẽ ra để câu khách. Vượt qua đoạn đường chừng hai cây số đến khúc rẽ, dòng sông lặng lờ vắt ngang trước mặt. Con sông Cổ Cò lịch sử.

Con đường ngoằn ngoèo bám dòng sông. Yên tịnh. Thanh thoát. Ai biết Tổ sư xưa khéo chọn nơi đây hữu tình cắm tích trượng dựng thảo am khai mở đạo! Bốn trụ biểu sừng sững dưới bầu trời trong xanh bát ngát. Bước qua tam quan chùa, không gian rộng mở bao la. Tiếng chuông tiếng mõ, tiếng tụng kinh trầm lắng đánh động tâm thức, đưa khách trở về miền tịch mặc. Ai nấy ngẩn ngơ như lạc vào chốn lạ? Từ cổng vào, bên phải trang nghiêm tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, một tay cầm tịnh bình, tay kia cành dương rưới nước cam lồ cứu độ chúng sanh. Bên trái tượng Phật Di-lặc chiếc bụng trắng phếu phơi giữa nền trời xanh lơ, nụ cười vô ngại đem niềm hỉ lạc xóa mọi ưu phiền. Rải rác dưới chân Ngài, mấy chú tiểu đồng tinh khôi đủ tư thế đứng, nằm, ngồi ban phát niềm vui.

Sau lưng Ngài trước miếu thờ Mẫu Ngũ hành, hồ sen mấy đóa sen trắng đầu mùa nổi bật trên mặt nước. Dọc lối dẫn vào chánh điện nhiều loại kỳ hoa dị thảo xanh tươi như níu chân khách. Sân trước, vườn sau những chậu mai cắt tỉa, chăm bón tỉ mỉ. Chỉ nhìn qua, không tinh mắt lắm cũng đủ rõ xu thế, sở đắc sở trường của vị trụ trì. Có người sững sờ ngắm mấy bức phù điêu đắp nổi trước chánh điện. Chính giữa đĩnh đạc là tượng Đức Phật tọa thiền nhập định. Bên phải tượng Phật đản sinh với bảy đóa sen đỡ bước chân. Bên trái Phật chuyển Pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như, những người bạn đạo trước khi Ngài thành đạo. Người khác chăm chú ngắm mấy cụm tiểu cảnh trên ngọn giả sơn quanh nhà khách… Một vị sư trẻ dáng vẻ chững chạc và phong thái giản dị trong bộ đồ nâu bước ra đón khách. Bộ ấm trà, mấy chiếc tách màu ngọc đặt trên bộ bàn đá kê ngoài sân, dưới bóng cây trước nhà khách. Mặc dầu chủ đã ngỏ ý, khách còn tần ngần! Cạn mấy tuần trà! Không biết bắt đầu từ đâu mọi người nhập cuộc. Rồi bớt e ngại câu chuyện trở nên cởi mở.

- Thầy tu quả sướng thật! Một người tán thán đồng thời như một câu hỏi!

- Các bác có thể cho nhà chùa đây biết tại sao không?

- Ở chùa yên tĩnh, biệt lập cuộc đời, chẳng đụng chạm đến ai, chẳng hơn thua! Mọi thứ đã có người lo, phải không thưa thầy?

- Các bác nghĩ rằng thầy chùa đóng cửa không đụng chạm việc đời và chuyện đời không nhập vào cổng chùa? Nếu thế thì tu làm gì, vả lại nếu thật như vậy thì cũng không thể tu.

- Thầy tu chỉ lo tu, chuyện gì phải làm việc này việc nọ, nếu không muốn!

- Như vậy các bác cho rằng tu có nghĩa là lánh đời, cho rằng đạo Phật là tiêu cực như người ta vẫn nghĩ? Thực ra không phải thế, tu theo đạo Phật, trái lại phải nhập vào đời, đưa đạo vào đời. Giác ngộ giải thoát khổ đau nơi chính cuộc đời này! Nếu cuộc đời không khổ đau… Phật hẳn đã không từ bỏ cung điện, quyền cao chức trọng, vợ đẹp con ngoan để hơn sáu năm vào rừng khổ hạnh tìm đường giải thoát, cứu độ chúng sanh. Và nếu không vì mục tiêu giải thoát giác ngộ chắc chắn đạo Phật không có lý do tồn tại. Để đạt mục tiêu đó người tu theo đạo Phật phải văn tư tu nắm vững giáo lý cơ bản từ lời dạy của Đức Phật để rồi lăn xả vào đời tự độ, độ tha cùng chúng sanh giải thoát sinh tử.

- Ngày nay nhiều người cho rằng lễ hội cầu siêu, cầu an, trai đàn chẩn tế… diễn ra khá nhiều chốn thiền môn. Nhiều thầy đi tụng kinh, cúng tế… thời gian đâu tu tập? Và rằng phần đông Phật tử ngày nay đi chùa chủ yếu lễ bái, cúng dường để cầu xin… Người Phật tử mấy ai có điều kiện học tập kinh điển, thông hiểu lời Phật dạy?

- Bất cứ việc làm nào đều có ý nghĩa và tác dụng hai mặt. Nếu xuất phát từ mục tiêu lợi lạc quần sanh thì cũng chính là mục đích tu học đạo Phật. Cũng như việc xây chùa tạc tượng đúc chuông, tạo cảnh quan chốn già-lam là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tu học, khách thập phương chiêm bái, quay về đời sống tâm linh. Việc cầu an cầu siêu là phương tiện bậc tu hành hoằng hóa độ sanh, tạo cơ hội tiếp cận để truyền đạt, sách tấn mọi người tinh tấn tu học, đưa lời Phật dạy vào cuộc sống hầu giảm khổ đau, động viên an ủi người sống lẫn kẻ đã khuất. Trái với mục đích này, vị danh, cầu lợi cá nhân thì hậu quả xấu tất sẽ theo sau như bánh xe lăn theo vết xe kéo, như bóng theo hình. Mỗi hành vi từ thân, miệng, ý nhỏ lớn đều tạo nghiệp và ý dẫn đầu, ý tạo tác. Người học Phật, tu Phật thấm nhuần lời Phật dạy nhất cử nhất động đều cân nhắc hậu quả. Tuy thế không loại trừ một số trường hợp lệch lạc. Dù sao cũng chỉ là số ít ngoại lệ và tất nhiên ai làm người ấy trả giá, nghiệp quả khách quan, công minh không loại trừ bất cứ ai dù là người tu hay kẻ tục! Thầy ân cần giảng giải.

- Như thế, thưa thầy người tu khác gì người không tu! Một người thắc mắc.

- Khác chứ, mà khác hoàn toàn nữa ấy chứ! Thầy đặt chén trà xuống rồi thong thả tiếp tục.

- Người đời nhìn, nghe, thấy, biết những gì đưa hết vào tâm rồi chấp chặt. Cái tốt như được khen thì phổng mũi lên giữ bằng được. Trái lại cái xấu, không vừa ý thì giãy nãy phản đối, bị chê chẳng hạn tức thì tức giận ghét bỏ! Rồi đáp trả ăn miếng trả miếng, khổ đau dài dài. Đó là tâm trạng của số đông. Các bác có như thế không? Người tu cũng nhìn, nghe, thấy hết… biết tất cả mọi thứ, ngoài đời cũng như trong đạo cũng tốt xấu, tích cực, tiêu cực nhưng tâm không dính mắc. Cũng làm mọi thứ để sống để tu tập nhưng người tu không vì động cơ cái ta và cái của ta nên không vướng mắc. Tu tập, hành xử theo tinh thần khế lý khế cơ nghĩa là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nên làm mà như không làm, làm mà như chơi. Tốt xấu, đúng sai, phải trái… thật ra là hai mặt của một thực tại, bởi cái nhìn phân biệt nhị nguyên huân tập thành thói quen chi phối suy tư và cảm nhận của mỗi người. Hiểu bản chất thực tại là không tự tính, là vô ngã vô thường, siêu vượt phân biệt nhị nguyên, người tu học không chấp trước nên không buồn vui, mừng giận, lo âu!

Dừng một chút, thầy nói tiếp.

- Khi vọng tưởng khởi lên mà tâm không có chánh niệm đi theo nó thì nó sẽ tạo ra nhiều lớp vọng tưởng nối tiếp và lôi kéo tâm chạy theo. Thế nên nếu các bác cố gắng tu tập thì hoàn toàn có thể đưa tâm về trạng thái thanh tịnh. Vì tâm khởi vọng tưởng thì phiền não tiếp theo sau. Nếu tâm vắng lặng thì phiền não dứt!

Đến đây, thầy kể câu chuyện để minh họa nhận định trên:

“Hai huynh đệ làm Phật sự trở về, ngang qua đoạn đường ngập nước. Có một cô gái trẻ muốn vượt qua chỗ nước ngập nhưng ngần ngại không biết cách nào. Một thầy chìa lưng cõng cô gái qua bên kia đường bỏ xuống rồi lặng lẽ đi. Hai vị tiếp tục đi trong im lặng. Vừa về đến chùa vị kia lên tiếng trách cứ người bạn đạo đã phạm giới, dám cõng cô gái trên lưng. Vị này bình tĩnh thưa: “Đệ đã bỏ cô ta xuống từ lâu khi qua bên kia đường, không ngờ huynh còn cõng cô ấy về đến tận đây!”. Thầy kết luận “Vạn pháp qui tâm, vạn hữu qui thức” Đức Phật đã dạy 25 thế kỷ trước. Cuộc đời xưa nay vốn thế… do cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh. Tốt xấu là do tâm khởi phân biệt rồi đâm ra yêu ghét, buồn vui, mừng giận… Người tu chân chính tâm thanh tịnh nên thấy cảnh thanh tịnh. Trái lại chúng ta phàm phu tâm đầy ắp đúng sai phải trái nên cố nắm bắt hay từ chối không được đâm ra âu lo buồn phiền… nên chăng phải tu tập để thanh tịnh tâm, hoàn cảnh sẽ trở nên tốt đẹp tích cực! Vì như cụ Nguyễn Du đã nói “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”.

Tốt xấu thị phi là chuyện hí luận bao đời! Mà để thay đổi hoàn cảnh, theo thầy, tu tập trở về tâm thanh tịnh là điều nên làm và có thể làm. Mọi người tâm đắc và hết lời cảm thán! Ai nấy nhẹ nhõm có được giấc ngủ yên ổn từ đây! Cáo từ trong niềm hoan hỷ và thói quen bao lâu quyết thay đổi, ít ra mỗi tuần một ngày vân tập về chùa! ■

Võ Văn Lân
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 152)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2021(Xem: 4069)
Sau sự xuất hiện của máy tạo oxy ở Indonesia, và được đến Hội Từ tế Phật giáo Indonesia, Pantai Indah Kapuk, Bắc Jakarta vào hôm thứ hai, ngày 26 tháng 7 năm 2021, 500 thiết bị máy tạo oxy (trong tổng số 5.000 đơn vị viện trợ) đã được bàn giao tượng trưng cho Ban Thư ký Nội các nước Cộng hòa Indonesia tiếp nhận vào hôm thứ ba, ngày 27 tháng 7 năm 2021, để xử lý Covid-19 tại Indonesia.
06/08/2021(Xem: 9621)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4712)
Sư thăng tòa nói: "Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trần, thể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tự, tâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như như Phật". Có vị tăng hỏi: "Thế nào là pháp yếu của Đại thừa Đốn ngộ? Sư đáp: - "Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện, thế gian và xuất thế gian - tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm - buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì Trí huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên, thì những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch - đối với Ngũ dục, Bát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán,thấu qua tất cả thanh sắc chẳng có trệ ngại, gọi là Đạo nh
06/08/2021(Xem: 4995)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 3703)
Neil Lindsay, Phó Chủ tịch Amazon Affiliate (một chương trình tiếp thị liên kết) hỏi rằng, anh muốn đóng góp chung cảnh với ai tại Cannes Lions, lập tức anh nghĩ đến Thiền giả Yuval Noah Harari, nhà sử học Do Thái, tác giả 3 cuốn sách nổi tiếng “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century” vừa có bài viết trên Financial Times về tương lai thế giới sau đại dịch Covid-19 và những lựa chọn của nhân loại.
04/08/2021(Xem: 3792)
Đây là lần đầu tiên, trường Đại học Dongguk tổ chức buổi Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải (1879-1944), cũng là kỷ niệm Ngài nhập học vào ngày 29 tháng 6 năm 1944, Ngài từng là cựu sinh viên Đại học Dongguk, là Hiệu trưởng cựu sinh viên đầu tiên, nay Ngài đã trở về trường cũ của mình sau 77 năm. . . Trường Đại học Dongguk đã tổ chức buổi lễ Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải tại Chính Giác Viện vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 6 năm 2021.
03/08/2021(Xem: 4183)
Trong một văn bản độc quyền bằng tiếng Pháp, Thiền giả Yuval Noah Harari, một nhà sử học người Israel, giáo sư Khoa học Lịch sử tại Đại học Hebrew của Jerusalem, trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Ông là tác giả của các quyển sách bán chạy nhất thế giới “Sapiens: Lược sử loài người” (2014), “Homo Deus: Lược sử tương lai” (2016) và “21 bài học cho thế kỷ 21” (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức, trí tuệ và hạnh phúc. Nhìn lại năm đặc biệt này. Sau một năm khám phá khoa học và những thất bại chính trị, chúng ta có thể rút ra bài học gì cho tương lai?
03/08/2021(Xem: 7470)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào thứ 6 (July 30 2021) tuần vừa qua, Hồi từ thiện Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 250 hộ bà con lao động nghèo tại quê hương VN nhân hoạn nạn Dịch Covid bùng phát. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc sau đây!
03/08/2021(Xem: 4902)
NGUYỆN CẦU ĐỂ LÀM NGUÔI CƠN SỢ HẢI VÌ BỆNH DỊCH Những vần thi kệ đã cứu tu viện Sakya khỏi bệnh tật *** *** Nguyện tất cả những tật bệnh quấy rầy tâm thức của chúng sanh, Và những thứ do kết quả từ nghiệp chướng và những điều kiện tạm thời, Chẳng hạn như những tổn hại do quỷ thần, đau ốm, và sức mạnh thiên nhiên, Không bao giờ xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]