Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiên Định & Nhẫn Nhục, vũ khí của Bậc Đại Trí

10/08/201305:23(Xem: 12309)
Kiên Định & Nhẫn Nhục, vũ khí của Bậc Đại Trí

Sakya_Muni_55


KIÊN ĐỊNH VÀ NHẪN NHỤC

VŨ KHÍ CỦA BẬC ĐẠI TRÍ

Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.

Khi còn là thái tử Tất-đạt-đa, Ngài đã phải bao phen nhẫn nhục trước thái độ ngang tàng, phách lối của Đề-bà-đạt-đa, người em con chú của Ngài.

Hôm đó Tất-đạt-đa đang ngồi trên lưng voi diễn qua kinh thành Ca-tỳ-la sau khi thắng cuộc so tài cung kiếm và được quốc vương Thiện Giác gả công chúa Da-du-đà-la. Đề-bà-đạt-đa nổi máu ganh tức, và để ra uy với mọi người, chàng tóm lấy đầu voi, đấm chơi một cú, thế là thớt voi khổng lồ lăn đùng xuống đất, và thái tử Tất-đạt-đa té nhào. Chàng thản nhiên đứng dậy, ôn tồn nói:

- Đề-bà-đạt-đa, hành động của cậu không đẹp tí nào, chưa phải lúc cho cậu dương oai diệu võ như vậy! Đề-bà-đạt-đa ngước mặt kênh kênh rồi bỏ đi.

Qua sáu năm tu hành khổ hạnh trong núi rừng sương tuyết, Ngài đã phải kham nhẫn đến độ tưởng chừng như sức người không chịu nổi, và rồi dưới cội Bồ đề, trước giờ đắc đạo, âm binh quỷ quái và nội chướng ngoại ma trong nhiều đời nhiều kiếp nhất tề nổi dậy công phá mục tiêu giải thoát và hóa độ chúng sanh của Ngài. Và tất nhiên là chúng đã bị trí tuệ và sức kiên định của Ngài hàng phục.

Sau khi ngộ đạo, trên bước đường vân du hoằng hóa, Ngài lại gặp biết bao nghịch cảnh rợn người. Với hạnh từ bi, nhẫn nhục, Ngài đã hóa giải và nhiếp thọ tất cả.

Một hôm trên đường về Xá-vệ, Đức Thế Tôn đi ngang qua một cánh đồng nhằm mùa gặt hái. Dân chúng đang nô nức ăn mừng linh đình. Thấy Đức Thế Tôn từ xa đi lại, Ba-rad-va-ja (Bharadvaja), một tín đồ Bà la môn, chạy ra dang hai tay chận Ngài, nói:

- Ông đạo, mời ông đi ngay cho. Ông làm gương xấu cho mọi người. Ở đây chúng tôi đang kiểm điểm và ăn mừng thành quả lao động của chúng tôi. Ông chả làm gì cả. Ông lang thang khắp nẻo phố phường. Ông lê la cùng đường cùng xóm. Ông chỉ mệt một chút là gặp ai ông cũng chìa bình bát ra. Tốt hơn là ông nên lao động, ông nên cày bừa gieo hạt mà ăn.

- Này bạn, Đức Phật mỉm cười nói, ta cũng cày bừa gieo hạt như bạn. Khi công việc làm xong, ta dùng bữa thoải mái.

- Ông mà cũng cày bừa gieo hạt! Ai tin được điều đó? Trâu bò của ông đâu? Hạt giống của ông đâu? Cày bừa của ông đâu?

- Này bạn, hiểu biết trong sạch là hạt giống mà ta gieo trỉa, tu tập thánh thiện là mưa lành tưới trên mặt đất phì nhiêu, hạt giống sẽ đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và già chín trên đó. Ta cầm cày kiên cố : lưỡi cày là trí tuệ, chuôi cày là giáo pháp, thành tín là con bò thiến khỏe mạnh kéo cày. Ta cày đến đâu là ái dục trốc gốc như cỏ phơi trên đồng đến đó, và sản phẩm vụ mùa ta thu hoạch chính là hoa quả vô sanh.

Như bị thôi miên, Ba-rad-va-ja đứng sững sờ một lát rồi sụp lạy dưới chân Ngài. Đoạn mời Ngài vào nhà, cúng dường vật thực và thỉnh Ngài thuyết pháp cho gia quyến cùng nghe. Ngài đã thuyết giảng Bát Chánh Đạo : Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định; và Tứ Vô Lượng Tâm : Từ – Bi – Hỷ – Xả. Mọi người hoan hỷ lắng nghe và xin quy y Ngài.

Rồi có lần Đức Thế Tôn và A-nan bị hoàng hậu Ma-gan-đi-da (Magàndiya) xúi giục đám nô lệ mắng nhiếc thậm tệ. Chúng gọi thầy trò Ngài là lũ âm binh ma quái, bọn súc sanh trá hình. A-nan đau buồn thỉnh Phật đi nơi khác. Đức Thế Tôn nhỏ nhẹ hỏi :

- Nên đi đâu bây giờ A-nan?

- Đến một thành phố khác, bạch Thế Tôn.

- Nếu ở đó bị hủy báng nữa thì sao?

- Thì đến thành phố khác nữa.

- Nếu bị hủy báng nữa?

- Thì đến nơi khác nữa.

A-nan, ở đâu có chướng duyên, ở đó ta dừng bước. Ta như một thớt voi lâm trận, chấp nhận mọi cung tên và kham nhẫn mọi hủy báng. Có ai nghe voi than phiền giữa trận mạc bao giờ. Hãy tu tập hạnh nhẫn nhục, A-nan.

Lố bịch nhất là nhóm ẩn sĩ Bà la môn âm mưu xúi giục Chiến-già (Sinca) lăng nhục Đức Phật.

Một buổi sáng đẹp trời, Ngài đang thuyết pháp giữa chánh điện. Chiến-già, trông giống như một bà đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, khệnh khạng vào ngồi trước mặt Đức Thế Tôn rồi cất giọng sang sảng nói:

- Ngài thuyết pháp lời lẽ ngọt như đường mật. Còn em, mang thai với Ngài, sắp làm mẹ trong nay mai, thì không có đến một nơi nằm chỗ; củi lửa than dầu cũng không có! Nếu Ngài xấu hổ thì nhờ đệ tử của Ngài như quốc vương Ba-tư-nặc hay trưởng giả Cấp-cô-độc lo cho em chứ. Nhưng không!… Ngài chỉ biết vui hưởng ái tình mà cóc cần cưu mang trách nhiệm! Ả vừa nói vừa quơ quơ hai tay lên trời như một mụ phù thủy.

Đức Thế Tôn thản nhiên, hỏi:

- Này cô em, cô nói thật hay vu khống đó?

- Anh biết rõ quá mà, em đâu có nói láo!

Các Phật tử Ưu bà di định đứng dậy lôi cổ con mẹ “khùng khùng” ra khỏi chùa, nhưng Đức Thế Tôn đưa tay ra hiệu họ ngồi xuống. Thấy thế, Chiến-già càng thêm sôi máu; ả đứng phắt dậy, định xông đến làm nhục Đức Thế Tôn, nhưng vì ả thở mạnh quá, chiếc dây nịt ở bụng đứt ra, trái banh gỗ rớt xuống sàn nghe cái đạch, Đức Thế Tôn cười, nói:

- Đó, con của cô sanh rồi đó!

Vừa xấu hổ, vừa sợ hãi, ả té xỉu bất tỉnh. Hai sư cô phải dìu ả sang nhà bên xoa dầu, thoa bóp và chăm sóc cho đến khi ả tỉnh lại.

Ngay với các đệ tử của mình Đức Thế Tôn cũng thường giáo hóa bằng hạnh nhẫn nhục.

Nhóm Tăng sĩ trẻ tại Kiều-thưởng-di say mê tranh luận đến bất chấp ngôn hạnh của Bổn Sư. Hai ba lần khuyên răn không được, Đức Thế Tôn họp chúng lần chót, dạy rằng:

- Hạnh phúc thay cho ai có được người bạn chân tình. Hạnh phúc thay cho ai có được người bạn sáng suốt. Chướng ngại nào mà hai bạn tài đức không thể vượt qua. Người không có bạn tâm giao khác nào vua không có đất nước : phải lang thang phiêu bạt trong cô đơn hiu hắt như thớt voi già giữa cánh rừng hoang.

Ngài lặng lẽ giã từ Tăng chúng, một mình ôm bát vào núi an cư ba tháng mùa mưa với sự trợ giúp của chú voi già và cậu khỉ vàng thân thiện.

Đề-bà-đạt-đa, đệ tử Phật, quyết tâm hại Thầy để thống lãnh Tăng đoàn, Ngài vẫn không hề than trách. Ngài cố tình tránh mặt và nghĩ rằng chỉ có lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục mới đủ sức cảm hóa con người một dạ hai lòng và nhiều tham vọng đó. Và đúng như vậy, trong thời gian lâm bịnh, Đề-bà-đạt-đa đã ngày đêm ăn năn sám hồi và niệm danh hiệu Ngài cho đến khi giã từ dương thế trong đau thương khốn khổ.

Ngài dạy rằng:

Nhẫn nhục hạnh tối cao,

Niết bàn quả tối thượng,

Xuất gia nhiễu hại người,

Đâu còn Sa môn tướng.

(PC. 184)

Nhẫn nhục quả là đức hạnh cao cả của bậc đại hùng, đại lực, đại trí, đại bi. Thiếu kiên định và nhẫn nhục thì Phật sự và đạo nghiệp khó thành. Thảo nào trước khi nhập diệt, Đức Thế tôn đã di chúc lại cho môn đệ của Ngài trong kinh Di Giáo:

- Ai kham thọ nhẫn nhục một cách hoan hỷ như uống nước cam lồ, người ấy xứng danh là bậc vào đạo có trí.

Đúng vậy! Chỉ có nhẫn–nhẫn–nhẫnmới tránh được mọi xung đột, oan khiên và bất hạnh trên đời.

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 60, ngày 24/5/1997, Mừng Phật Đản 2541)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2018(Xem: 6536)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
17/07/2018(Xem: 5517)
Ông Thắng và bà Loan cưới nhau đã được bốn mươi năm. Năm nay ông được bảy mươi hai tuổi và bà Loan được bảy mươi. Thời thanh xuân ông bà đã trải qua với nhau một mối tình thơ mộng, đã tranh đấu chết sống với gia đình hai bên để vượt qua vấn đề môn đăng hộ đối. Cuối cùng được sự nhượng bộ của gia đình, một đám cưới tươm tất đã được diễn ra trong niềm hân hoan tột cùng của cô dâu, chú rể.
17/07/2018(Xem: 6178)
PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
16/07/2018(Xem: 6351)
Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật và Trì Danh Niệm Phật. Trong bốn pháp quán này, Trì Danh Niệm Phật thường được số đông hành giả chọn để hành trì vì phương thức tương đối đơn giản hơn. Đây cũng chỉ là quan điểm của đại chúng. Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loài giải. Pháp như thế, Phật chỉ dạy như thế, chúng sanh tùy căn cơ mà hành, mà giải.
14/07/2018(Xem: 9021)
Sau 2 năm hoạt động độc lập, LAN vẫn tiếp tục thực hiện nhiều chương trình Phật pháp, cùng với đó là quỹ cộng đồng ý nghĩa mang tên Phụng Sự - Đóng góp xây dựng Chùa, tạc tượng và giúp người nghèo khó. Được lời mời từ Mỹ vào tháng 7/2017 vừa qua LAN đã đi qua các tiểu bang CA, Virginia, Marry Land, Philadelphia, Indianapolis..vv để thực hiện phim tư liệu cho các Chùa cùng phóng sự về khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 7 ở San Diego
13/07/2018(Xem: 7697)
Sống ở đời người ta hay xem trọng sắc diện, dáng vẻ bề ngoài. Thói thường người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, hay một nam tử tốt tướng "đẹp trai" diện đúng mốt thời trang... vẫn thu hút được sự chú ý của người xung quanh; ngược lại người có nét mặt buồn rầu u tối, ăn mặc xốc xếch... đi đến đâu cũng thường hay chịu thiệt thòi, dù không bị dè bỉu khinh thường ra mặt nhưng họ không được mọi người thực tâm ưu ái dành cho một chỗ đứng trang trọng, ngay trong giây phút gặp gỡ đầu tiên.
12/07/2018(Xem: 4818)
Vách tường được kết hợp từ hồ vữa, gạch, sơn... có vô tri vô giác, vô hồn vô cảm hay không thì không dám khẳng định, phán bừa nói ẩu. Chỉ dám nói chắc nịch một điều là nó cũng có... Duyên.
12/07/2018(Xem: 7568)
Điềm đạm chính là đức hạnh của người có tấm lòng thiện lương và cũng là chìa khóa của chân hạnh phúc. Người điềm đạm là người làm chủ được mọi cảm xúc, tâm lý tiêu cực cũng như tích cực.
11/07/2018(Xem: 6719)
Thầy, một vị tăng không chỉ tài mà là đa tài, đã không ngại đường xa trên mười cây số, từ bi hoan hỷ hạ cố đến nhà của Phật tử để thiết trí gian phòng thờ, bắt hào quang sau tượng đức Phật Thích Ca "niêm hoa vi tiếu", và bắt thêm cả dàn đèn led sắc màu lung linh huyền diệu thật tỉ mỉ công phu.
10/07/2018(Xem: 6099)
Đản sinh, là nói chuyện Đức Phật đản sinh. Đặc khu, là nói chuyện thị trấn Lumbini, nơi Đức Phật ra đời, và cũng là nơi một giáo sư Bắc Kinh bỗng nhiên “khám phá” rằng Lumbini thời xa xưa là một đặc khu của triều đình Thục Vương của Trung Hoa cổ thời. Nghĩa là, lịch sử Phật giáo sẽ bị một vài giáo sư TQ viết lại... Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có thêm một nỗi lo khác cho Phật tử thế giới, là sức khỏe của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]