Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Mẹ

27/07/201305:33(Xem: 9658)
Người Mẹ
hoa_hong (3)

NGƯỜI MẸ
David Farewell
Quảng Tịnh Kim Phương dịch


Lập gia đình được hai mươi mốt năm, tôi mới phát hiện ra phương cách để giữ cho tình cảm vợ chồng luôn được mặn nồng.
Gần đây tôi bắt đầu hẹn hò với một phụ nữ.
Thật ra đó là ý của vợ tôi. Một ngày nọ cô ấy thốt lên khiến tôi rất ngạc nhiên: “Anh biết là anh thương bà ta lắm mà. Cuộc đời thật là ngắn ngủi. Anh cần dành thời gian cho những người anh thương yêu.”
“Nhưng anh cũng yêu em mà,” Tôi chống chế:“Em biết, nhưng mà anh cũng yêu bà ta nữa. Có lẽ anh sẽ không tin em, nhưng em nghĩ rằng nếu cả hai người dành cho nhau nhiều thời gian hơn, thì anh và em sẽ gắn bó với nhau hơn.”
Lúc nào Peggy cũng đúng.
Người phụ nữ mà vợ tôi khuyến khích tôi hẹn gặp chính là Mẹ tôi.
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
Mẹ rất là ngạc nhiên và ngờ ngợ khi tôi gọi điện thoại mời Bà đi ăn tối và xem phim. Bà ta hỏi tôi: “Có chuyện gì không con? Con lại sắp đưa các cháu của Mẹ đi đâu sao?” Mẹ tôi là mẫu người hay suy nghĩ tiêu cực - một cú phôn vào nửa đêm hay lời mời đi ăn tối bất ngờ từ đứa con trai trưởng – là báo hiệu điềm không lành.
Tôi trả lời: “Con nghĩ là dành thời gian ở với Mẹ thật là thú vị lắm, chỉ có hai Mẹ con ta thôi.”
Mẹ suy nghĩ về điều đó trong giây lát.
Mẹ tiếp lời: “Mẹ thích lắm, Mẹ thích lắm con à.”
Tôi cảm thấy bồn chồn khi lái xe tới nhà rước Mẹ sau giờ tan sở làm vào ngày Thứ Sáu. Tôi cảm thấy lo lắng cho buổi hẹn - tất cả không có gì khác hơn việc đi ra ngoài ăn tối với Mẹ.
Chúng tôi sẽ nói gì đây? Lỡ như Mẹ không thích nhà hàng mà tôi đã đặt hay bộ phim mà tôi đã chọn?
Nếu như Mẹ không thích cả hai?
Khi tôi lái xe vào nhà Mẹ, tôi cảm thấy Mẹ rất náo nức với buổi hẹn này. Mẹ đang đứng chờ ở cửa và mặc sẵn áo khoác. Mẹ chải tóc quăn. Mẹ đang đứng mỉm cười. Vừa bước vào xe, Mẹ vừa nói: “Mẹ kể với mấy người bạn là Mẹ sẽ đi ra ngoài ăn tối với con khiến họ rất là ngưỡng mộ. Ai cũng bồn chồn không muốn chờ đến ngày mai để nghe kể về buổi hẹn của Mẹ con mình tối nay cả.”
Mẹ con tôi cũng không có đi chỗ sang trọng lắm, chỉ một nơi gần nhà để chúng tôi có thể hàn huyên. Khi đến nơi, Mẹ nắm chặt tay tôi - nửa âu yếm nửa giúp mẹ bước lên bậc thang vào phòng ăn.
Khi chúng tôi ngồi vào bàn, tôi đọc thực đơn cho Mẹ nghe. Mắt Mẹ chỉ có thể đọc được những hình vẽ và chữ lớn. Khi đọc đến nửa thực đơn món ăn khai vị, tôi ngước lên. Mẹ ngồi đối diện, đưa mắt nhìn tôi. Nụ cười sung sướng thoáng hiện trên môi.
“Hồi còn nhỏ Mẹ cũng thường đọc thực đơn,” Mẹ nói.
Tôi hiểu ngay khi nghe Mẹ nói điều này. Từ việc Mẹ chăm sóc tôi và rồi tôi chăm sóc Mẹ, mối quan hệ chăm sóc cho nhau giữa Mẹ con tôi cứ xoay vần.
“Đã đến lúc Mẹ cần được nghỉ ngơi, để con lo lắng và chăm sóc cho Mẹ nhé,” Tôi nói.
Suốt buổi ăn tối Mẹ con tôi nói chuyện vui vẻ. Không có chuyện gì là to tát cả chỉ là hỏi thăm về cuộc sống của nhau. Chúng tôi mãi mê chuyện trò đến trễ giờ cho buổi xem phim. Mẹ tôi cất tiếng khi tôi lái xe đưa Bà về nhà: “Mẹ sẽ hẹn con một lần khác, nhưng lần tới thì để Mẹ trả tiền nhé”. Và tôi đồng ý.
“Hôm nay đi chơi có vui không?” Vợ tôi hỏi liền khi tôi vừa về đến nhà tối hôm đó.
“Thật là tuyệt, tuyệt hơn là anh nghĩ nữa.” Tôi đáp lại.
Cô ta mỉm cười và tôi cũng cười theo.
Kể từ đêm hôm đó tôi và Mẹ thường xuyên gặp nhau hơn. Chúng tôi không đi ra ngoài ăn mỗi tuần nhưng chúng tôi hẹn gặp nhau ít nhất vài lần mỗi tháng. Chúng tôi đi ăn tối và thỉnh thoảng đi xem phim với nhau. Phần lớn thời gian chúng tôi nói chuyện với nhau. Tôi kể cho Mẹ nghe về công việc của tôi ở chỗ làm, rồi thì khoe vợ con mình với Mẹ. Còn Mẹ thì huyên thuyên nói về chuyện gia đình cho tôi nghe không biết chán.
Mẹ cũng kể cho tôi nghe về quá khứ của Bà. Bây giờ thì tôi mới biết được Mẹ đã làm việc như thế nào trong một công xưởng hồi Thế Chiến Thứ Hai. Tôi biết được Ba và Mẹ đã quen nhau ở đó như thế nào, và họ đã nuôi dưỡng tình yêu của mình trong giai đoạn khó khăn ra sao. Khi nghe Mẹ kể chuyện, tôi mới cảm nhận được Ba Mẹ quan trọng đối với tôi như thế nào. Ba Mẹ là chứng tích lịch sử của tôi. Tôi không thể nào biết hết được.
Mẹ con tôi không chỉ nói chuyện về quá khứ mà cả luôn về tương lai. Vì Mẹ có bệnh nên bà rất lo lắng cho những ngày sắp tới. Một tối nọ, Mẹ bảo tôi: “Mẹ còn nhiều thứ cần phải làm lắm. Mẹ cần gần gũi với cháu chắt khi chúng đang trưởng thành. Mẹ không muốn mình bỏ lỡ bất cứ điều gì.”
Giống như nhiều người bạn cùng trang lứa, tôi có khuynh hướng sống vội vả, vật lộn với thời khóa biểu để vừa đi làm vừa có thời gian cho gia đình và xã giao chung quanh. Tôi thường than thời gian sao trôi qua nhanh quá. Những giây phút bên Mẹ đã dạy cho tôi tầm quan trọng của việc sống chậm lại. Cuối cùng tôi mới hiểu thế nào cái cụm từ mà tôi đã nghe cả triệu lần: thời gian quý báu.
Peggy đã nói đúng. Hẹn hò với Mẹ đã giúp cho cuộc hôn nhân của chúng tôi. Điều đó đã giúp tôi làm một người chồng, một người cha tốt và hy vọng là một người con hiếu thảo hơn.
Cám ơn Mẹ. Con yêu Mẹ lắm.

Theo: “The Other Woman”, David Farewell. Chicken Soup for the Woman’s Soul, 1996, Jack Canfield, Mark Victor Hansen, Jennifer Read Hawthorne and Marci Shimoff, Health Communications, Florida, USA.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2020(Xem: 5115)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5026)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6055)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6057)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
11/12/2020(Xem: 5563)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
10/12/2020(Xem: 6281)
Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966, trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
10/12/2020(Xem: 5402)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.
08/12/2020(Xem: 14952)
29/ Nhị Tổ Huệ Khả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 01/10/2020 (15/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh. Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh Nam Mô Đệ Nhị Tổ Huệ Khả Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/12/2020(Xem: 5556)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5510)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]