Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mưa trên nón thông

12/07/201306:40(Xem: 7312)
Mưa trên nón thông

mua_rain1

MƯA TRÊN NÓN THÔNG

Huệ Trân

Tôi thức giấc vì tiếng sấm, và rồi dăm tia chớp lóe sáng bên khung cửa sổ.

Đồng hồ chỉ 4 giờ 30 sáng.

Tôi ngồi dậy, nhìn mưa qua khung cửa kính. Chẳng thấy gì nhiều ngoài mầu xanh thẫm của rừng thông đang thỏa thuê đùa giỡn cùng mưa. Cả hai, dường như đang vui vẻ lắm! Mưa tuôn sối sả, thỉnh thoảng gầm gừ, lóe chớp như để rừng cây ngả nghiêng rượt tìm, tựa trò chơi cút bắt.

“Chờ tôi với!”Tôi thì thầm như thế, rồi bước xuống giường, pha một bình trà. Cái ấm điện mà khi nước sôi, cũng reo vui như đun bằng củi lửa. Gói trà sư huynh cho, tôi có mang theo đây.

- Sư huynh sang quá, uống trà thượng hảo hạng

- Phật tử cúng dường chứ huynh mua hồi nào mà sang với hèn!

- Thế à? Vậy thì nói lại, sư huynh từ bi quá, có trà ngon không để dành uống, mà lại cho muội.

- Từ bi gì! Tại lúc này hay khó ngủ, nên ít uống trà.

Huynh đệ thường vui đùa thế thôi, chứ Phật tử cúng dường món chi, cũng chia sớt cho nhau.

Nào ngờ, gói trà nhỏ theo tôi lên núi. Xa chùa, xa thầy, xa huynh đệ. Tôi đi để tìm tôi. Lá trà bỗng rưng rưng trong ngón tay nhón bốc, bỏ vào bình.

Chờ trà ngấm, tôi rót một tách, mở cửa phòng, bước ra hiên trước. Hiên này có mái rộng nên chỉ khi mưa thật lớn, với sự hợp sức của gió, nước mưa mới tạt vào.

Từ hàng hiên này, tôi có thể nhìn bao quát suốt đồi cỏ xanh dẫn lên chánh điện. Bên trái, gần là tôn tượng Đức Thích Ca chuyển pháp luân lần đầu, đang giảng Tứ Điệu Đế cho ngũ huynh đệ Kiều Trần Như, xa hơn chút, là hồ sen đang đơm nụ, nơi tôn tượng Quán Thế Âm vời vợi giữa đất trời; Bên phải là tôn tượng Đức Thích Ca đản sanh đang thanh thản bước bảy bước hoa sen, xa hơn chút là tôn tượng Ngài Di Lạc đang cười đùa với trẻ con vây quanh. Nơi đây, tôi cũng nhìn thấy gác chuông, nơi mỗi ngày, hai lần tôi thỉnh đại hồng chung.

Tôi vừa nhấp ngụm trà đầu ngày là lúc gió tạt qua dùi chuông, gióng lên một tiếng, vang động núi rừng trong cơn mưa tinh khôi

Lắng lòng nghe! Lắng lòng nghe!

Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm (*)

Có lần, tôi xướng kệ, trước khi thỉnh chuông thì tình cờ một chiếc xe chạy ngang. Rất ít khi có ai ngang đây, vì dọc theo đồng cỏ, con đường sỏi nhỏ ngoằn ngoèo dẫn tới bờ sông là gia đình hàng xóm cuối, cũng cách chùa non hai dặm. Người trên xe bước xuống, đứng yên, ngước lên gác chuông. Tất nhiên, họ không hiểu được nội dung bài kệ, nhưng điều gì khiến họ dừng lại và tỏ lòng thành kính thế kia? Còn tôi thì vẫn thong thả, sau mỗi câu kệ lại thỉnh một hồi chuông. Khi tôi kết thúc:

Thỉnh chuông pháp thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sanh mọi miền (*)

thì họ vẫn đứng yên. Tôi ra khỏi gác chuông, hướng về họ, chắp tay xá. Họ đồng loạt chắp tay xá lại, rồi mới lên xe, đi tiếp.

Lòng tôi thật ấm áp. Một điều gì rất gần gũi, thân thương và mầu nhiệm trong tinh thần Bát Nhã mà tôi và nhóm người địa phương vừa tình cờ cảm nhận được. Tôi tin tưởng như thế, vì chúng tôi có cần ngôn ngữ gì trao đổi với nhau đâu! Ngoài hai vợ chồng già người da đỏ là hàng xóm gần nhất cách chùa hơn nửa dặm thì đây là nhóm dân địa phương đầu tiên tôi thấy họ và họ thấy tôi, sau một tuần lễ tôi về đây.

Hình như tách trà nóng đang làm dịu cơn mưa. Ngộ không! Tưởng chỉ mời nhau theo phép lịch sự, vậy mà mưa cũng nhẹ hạt, xuống uống trà, còn sấm chớp thì đã biến mất cả rồi!

Tôi cám ơn mưa, trở vào phòng, chuẩn bị y áo, ôm trong hai tay, với chiếc nón lá rồi bước ra màn sương, tiến lên chánh điện cho thời công phu.

Mưa vẫn còn lất phất và gió sớm khá lạnh. Chậm bước trên con đường sỏi, ngước nhìn trời đất bao la, rừng thông im vắng, tôi cảm nhận thân phận mình nhỏ bé biết bao. Bỗng dưng, chiếc nón lá như khép lại, vừa khít đầu, và chiếc nón đang che mưa gió cho tôi là chiếc nón thông. Vâng, đúng thế. Thay vì lên chánh điện bằng cửa chính, qua con đường lát sỏi, thì tôi đã rẽ lên đồi thông lúc nào không hay! Chánh điện có thể vào bằng ba cửa, nhưng mưa gió thế này, vào bằng cửa chính mới đỡ ướt át. Vậy mà, tôi đang đi trên thảm cỏ ướt, dưới những tàng cây thông, cành và lá đan nhau như chiếc nón vĩ đại rộng vành che mưa cho tôi. Tôi cứ thong thả như đi dưới nắng ấm, hạnh phúc bội phần như chính mưa cũng đang ôm ấp tôi.

Hạnh phúc sẽ đến khi tự ngã ra đi.

Những lời được nghe dạy, loáng thoáng đâu đó chợt về. Đi dưới mưa, cùng đất trời và thiên nhiên hòa nhập thế này, tôi mới mơ hồ hiểu phần nào, vì đâu có đôi lúc mình đã từng khi thì tự ty, lúc lại ngã mạn! Bởi những lúc đó lòng mình hạn hẹp, chỉ thấy cái ta, dẫu có biết “núi cao còn núi cao hơn” vẫn chỉ là biết để mà biết. Phố thị luôn chen chúc nên lòng người dễ hơn thua, và còn hơn thua thì còn cả tự ti lẫn ngã mạn!

Xin cám ơn những duyên khởi đã kết đủ, để tôi quyết định về đây. Nơi này, mây lúc nào cũng mênh mông vô tận, gió lúc nào cũng thênh thang, đồi thông lúc nào cũng bát ngát hương rừng cỏ nội, chim chóc lúc nào cũng ríu rít ca ngâm …. Tất cả đất trời ấy, thiên nhiên ấy đã ôm ấp và giúp “cái ta” nhỏ xíu, nhận rõ hơn về lẽ vô thường.

Buổi chiều, trên bước thiền hành ra tận ven sông, khi khổng khi không tôi bỗng nhớ tới một chi tiết trong cuốn Nẻo Về Của Ý của thầy Nhất Hạnh, viết từ thập niên 60. Cuốn sách đó tôi đã từng đọc say mê nhưng lâu rồi, chưa xem lại. Chi tiết chợt hiện về là tên một địa danh: Bedford!

Đó chính là địa danh có ngôi chùa hiu quạnh tọa lạc giữa rừng thông mà tôi đang trú ngụ. Trong Nẻo Về Của Ý, có dăm đoạn Thầy kể, đã từng dừng chân ở Bedford trong một thời khóa cắm trại với nhiều trẻ nhỏ. “Để trốn nắng thành phố, tôi đã về đây, sống với thiên nhiên, với rừng xanh, hồ biếc và trẻ thơ” (**)Rừng Bedford luôn khiến thầy nhớ về Phương Bối, một địa danh gần Đà Lạt mà thuở xưa Thầy đã cùng bao thân hữu bỏ tâm huyết để tạo dựng thành.

Khi trại hè kết thúc, Thầy đã viết như vầy: “Bedford đã rét rồi. Bọn trẻ con đã về hết. Rừng Bedfrod trở nên im lặng thêm. Tôi đã để nhiều thì giờ nghĩ đến Phương Bối. Và càng nghĩ tới Phương Bối tôi lại thấy tâm hồn tôi êm dịu hơn lên, giầu có hơn lên. Tôi tin giờ này ở khắp nơi, những con chim của Phương Bối đều đang nghĩ về Phương Bối. Rừng Bedford đã cho tôi sống những giờ thanh tịnh. Mai mốt về đô thị, có lẽ trên hình bóng Phương Bối, tôi cũng sẽ thấp thoáng hình bóng của Bedford …” (**)

Cái chi tiết bất chợt nhớ lại này, khiến bước thiền hành bớt cô đơn. Tôi từng đọc nhiều sách Thầy viết, nhưng sao bỗng dưng lại nhớ cái chi tiết đúng lúc, đúng cảnh này? Thầy ơi, chắc không phải tình cờ đâu. Có phải từ phương xa, Thầy vừa cảm nhận được ngã rẽ của đứa con, đang một mình đi tìm điều muốn tìm? Thầy ơi, có phải Thầy đã xót thương con mà nhắc con rằng, con không một mình. Bước chân Thầy từng in dấu nơi đây, hãy lắng tâm chánh niệm, con sẽ thấy bước chân con đang bên dấu chân Thầy…

Thế nhân ơi! Ai có thể cảm thông được sự mầu nhiệm này!

Làm sao tôi có thể ngăn được dòng lệ hạnh phúc!

Hơn bao giờ hết, tôi biết mình không cô đơn, dù thực tế chỉ có tôi cùng rừng núi bạt ngàn.

Giữa không gian Bedford mà tôi đang có Xóm Mới, Xóm Thượng, Xóm Hạ. Tôi còn có cả Thị Ngạn Am, thành phố Biển Dài, sông Hồng quê nội, núi Ba Vì xanh thẫm đồi Tây … Ôi, những địa danh đã nuôi dưỡng tôi, đã an ủi khi tôi khóc, đã che chở khi tôi lâm nguy, đã nâng đỡ khi tôi vấp ngã.

Nghĩa tình vời vợi biển rộng sông dài mà chỉ khi chúng ta mở con- mắt- tuệ, nhìn thấu tận cùng mới thấy tình thương kia vô điều kiện!

Huệ Trân

Thiên Di Am, chùa Chánh Pháp

Bedford, Kentucky

(*) Kệ thỉnh chuông Làng Mai

(**) Nẻo Về Của Ý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2013(Xem: 10177)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 7605)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 8314)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12259)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8377)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8399)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8637)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12366)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8562)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7595)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]