Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Những phương pháp Hiện pháp Lạc trú

17/11/201209:19(Xem: 7185)
09. Những phương pháp Hiện pháp Lạc trú

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP "HIỆN PHÁP LẠC TRÚ'

Thích Nhất Hạnh

ĂN CƠM THEO HIỆN PHÁP LẠC TRÚ

Khi ăn cơm cũng vậy. Ngồi ăn cơm như thế nào mà trong suốt thời gian của bữa cơm mình có hạnh phúc. Tại Làng Mai, chúng ta ăn cơm rất thong thả. Chúng ta ăn cơm ít nhất là 45 phút. Trong khi ăn, chúng ta chỉ để ý đến hai đối tượng của tâm ta lúc đó, trước hết là thức ăn.

Trong Năm Quán Nguyện trước bữa ăn có câu: Thứcăn này là tặng phẩm của đất trời, và công phu lao tác. Thức ănlà một tặng phẩm của cả vũ trụ. Vũ trụ đã đến với nhau để nuôi dưỡng ta và trong khi ăn cơm, ta ăn từng miếng đậu hũ, từng miếng cà chua, từng hạt cơm với tất cả sự thành kính, với tất cả sự biết ơn. Biết ơn rằng chúng ta là những người may mắn.

Đối tượng thứ hai là tăng thân bao quanh. Nhìn quanh, chúng ta thấy có thầy, có sư anh, sư chị, sư em đang ngồi cùng ăn cơm với chúng ta. Khi tiếp xúc được với thức ăn, tặng phẩm của đất trời, và tiếp xúc được với tăng thân đang bao quanh mình, thì mình thấy rằng ăn một bữa cơm như vậy là hạnh phúc rất lớn.

Ngày xưa đức Thế Tôn cũng ngồi ăn như vậy. Có khi ăn với 1250 vị khất sĩ, và ăn rất chậm rãi. Trong khi ăn, tâm mình không suy tưởng tới việc này, việc nọ, dù là suy tưởng về giáo lý của đức Thế Tôn. Trong khi ăn, tâm mình chỉ tiếp xúc với thức ăn, định trên thức ăn. Đồng thời, mình có tâm niệm biết ơn, và mình tiếp xúc luôn với tăng đoàn đang bao quanh mình. Mình thấy rằng được ngồi ăn với đức Thế Tôn, được ngồi ăn với các vị khất sĩ, là một niềm hạnh phúc rất lớn. Vì vậy cho nên suốt 45 phút ngồi ăn cơm, hạnh phúc của mình được nuôi dưỡng rất nhiều. Đó gọi là hiện pháp lạc trú. Hiện pháp nghĩa là những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Lạc trú tức là sống một cách hạnh phúc.

LÀM VIỆC THEO HIỆN PHÁP LẠC TRÚ

Khi dọn dẹp trên chánh điện, khi giặt áo, hay nấu cơm cho đại chúng, chúng ta cũng phải làm như thế nào để trong những thời gian đó chúng ta có hạnh phúc. Ví dụ khi chùi một cái nồi, chúng ta đừng gấp gáp mong chùi nồi cho mau xong. Chúng ta phải chùi cái nồi như thế nào mà trong suốt thời gian chùi nồi chúng ta có hạnh phúc. Đó mới thật là hiện pháp lạc trú. Nếu chùi nồi mà trong tâm ta có sự phiền não, ví dụ ta phiền rằng mấy sư chị giờ này đi ngủ, mà sao mình phải chùi nồi một mình giờ này! Thì việc chúi nồi đó không có một chút công đức nào cả, và cũng không tạo một chút hạnh phúc nào cho ta và cho chúng cả.

Vì vậy ta phải làm sao thực tập phương pháp hiện pháp lạc trú để trong khi chùi nồi ta có rất nhiều hạnh phúc. Ta phải quyết tâm thực tập hơi thở và nụ cười trong khi chùi nồi, và chùi nồi cũng quan trọng như cắm hoa để cúng dường đức Thế Tôn. Khi chùi nồi mà có hạnh phúc là ta đang thực tập thành công pháp môn Hiện Pháp Lạc Trú.

Cho nên các thầy, các sư cô, quý vị tăng ni sinh, phải ngồi lại với nhau, phải thảo luận, phải pháp đàm, làm thế nào để tổ chức đời sống hàng ngày của mình, thế nào để cho mỗi giờ phút trong ngày, mình có an lạc, có hạnh phúc, thì lúc đó chúng ta mới thực tập đúng theo tinh thần giáo lý của đức Thế Tôn. Còn nếu chúng ta nói rằng hôm nay phải cực khổ, ngày mai mới chứng ngộ; hôm nay phải đau khổ, ngày mai mới có hạnh phúc, thì đó là ngược lại với tinh thần của đức Thế Tôn, chúng ta không biết an trú, không có hạnh phúc trong giây phút hiện tại.

NHẬN DIỆN HIỆN PHÁP THÌ SẼ LẠC TRÚ

Chúng ta phải đề cao nguyên tắc Hiện Pháp Lạc Trú, tại vì tuy chúng ta hiểu được lời dạy của đức Thế Tôn về Hiện Pháp Lạc Trú, nhưng để thực hiện được phương pháp này, chúng ta phải biết cách áp dụng phương pháp đó vào trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Khi đã học được phương pháp Hiện Pháp Lạc Trú rồi, chúng ta không chờ đợi một hạnh phúc hão huyền trong tương lai nữa, dù hạnh phúc đó là hạnh phúc của cõi tịnh độ hay của sự giác ngộ. Tại vì hạnh phúc, theo đức Thế Tôn, là có thể có mặt ngay bây giờ và ở đây. Vì vậy mà phải thực tập như thế nào để chúng ta có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Điều này rất là quan trọng. Chỉ cần hai ba ngày thôi, là chúng ta đã có thể kiểm soát và biết rằng chúng ta đang có tiến bộ trên con đường này hay không. Nếu để đến hai ba tháng thì nó hơi lâu. Nếu quyết tâm hạ thủ công phu thì chỉ trong vài ba ngày, chúng ta đã thấy có hạnh phúc nhiều hơn trước rồi. Tại vì những điều kiện hạnh phúc chúng ta đã có, nhưng vì chúng ta không nhận diện được những điều kiện hạnh phúc đó, cho nên chúng ta mới mơ ước một hạnh phúc trong tương lai.

Do đó dừng lại trong giây phút hiện tại để nhận diện những điều kiện mình đang có về hạnh phúc, thì tự nhiên hạnh phúc nó sẽ tới. Ví dụ ta nhận diện rằng ta không bị ốm đau quá mức, ta tạm có đủ sức khỏe để có thể mỉm cười, để có thể sống được đời sống hàng ngày của chúng ta, đó là một điều kiện của hạnh phúc. Ta có hai con mắt còn tốt, mở ra là thấy trời xanh mây trắng, thấy thầy thấy bạn, thấy anh, thấy chị. Đó là một điều kiện hạnh phúc khác. Ta có hai lá phổi không bị nám, không bị lao, đó là điều kiện khác nữa của hạnh phúc. Ta có một lỗ mũi có thể thở vào, thở ra để hấp thụ không khí trong lành; ta được sống trong một tăng thân, không bị lang thang, vất vưởng ở ngoài đời, được che chở bởi Bụt, bởi Pháp và bởi Tăng, tất cả đều là những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có trong tay.

Chúng ta phải ngồi lại và phải nhận diện được những điều kiện hạnh phúc mà chúng ta đang có, rồi sống sâu sắc với những điều kiện đó, thì tự nhiên hôm nay chúng ta đã có hạnh phúc rồi, chúng ta không cần đòi hỏi thêm những điều kiện hạnh phúc khác nữa. Điều này rất là quan trọng.

Trích:
Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập (Ebook Làng Mai)
Quyển 03: Chương 02: 2-14 Những phương pháp Hiện pháp Lạc trú - Ăn cơm theo Hiện pháp lạc trú
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 11073)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 6450)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
02/04/2013(Xem: 4121)
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu, tan hoang.
01/04/2013(Xem: 10336)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
01/04/2013(Xem: 6073)
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò.
01/04/2013(Xem: 6710)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 5514)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 2623)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567