Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Đừng Mơ Tưởng... (Hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình)

17/11/201209:19(Xem: 6842)
08. Đừng Mơ Tưởng... (Hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình)

Đừng Mơ Tưởng
...

(Hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình)
Nguyên Thảo

Tôi không hiểu vì sao, hoặc là do nghiệp chướng nào từ kiếp xa xưa, khi tôi bắt đầu lớn lên, tôi không thấy mình an tâm, trước mắt mình như có một màn gì mờ mờ ảo ảo. Tôi làm việc gì thường hay bỏ dở vào giai đoạn sau cùng và lúc nào cũng mang tâm trạng chán nản, mông lung..!

Con người tôi không thực mà cũng chẳng hư. Từ đó ý tưởng, cách sống của tôi nó như là hư hư thực thực, Có người bạn cay cú đùa tôi “sống không ra sống, chết không ra chết”. Chính từ điều ấy, lúc nằm trên giường bệnh tôi cố gắng bỏ đi mọi phiền não, và định lại tâm mình, tôi mới hiểu cái tâm lý của người tu thiền của một vài phái thiền: Ai cũng mong muốn, cầu được nhanh chóng giải thoát khỏi cảnh khổ đau, luân hồi, trầm luân của thế gian. Nhưng đâu phải một ngày, một buổi! Để rồi mình “mê” ngồi thiền bỏ con cái “bơ vơ” hay bê trễ công ăn việc làm mà cầu mong cho chính mình giải thoát.

Trong thế gian này người thật thì ít, người giả thì nhiều, đây là một thế giới lẫn lộn người và ma, là một trường thi mà con người cần tiến tu để trở về với chân tâm giác ngộ giống như Hòa Thượng Thích Tâm Thanh (Đại Ninh- Lâm Đồng) đã giảng trong cuồn băng ghi âm “Tương quan giữa sự sống và chết”: Trong thế giới của ta có bốn châu ở chung quanh núi Tu Di: Bắc Câu Lư Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hoá Châu và cõi Nam Diêm Phù Đề (là cõi mà chúng ta đang ở). Người ở Bắc Câu Lư Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu rất là thông minh, họ giàu sang sung sướng; Nhưng nếu họ muốn thành Phật thì họ cũng phải tái sanh về cõi Nam Diêm Phù Đề của chúng ta, vì chỉ ở cõi Nam Diêm Phù Đề mới có Phật Pháp. Cho nên muốn được thân người ở cõi Nam Diêm Phù Đề đã là khó rồi (thân người khó được) mà làm người tu hành lại càng khó hơn. Từ ý ấy, tôi đã để ý lại chuyện con mối cánh từ tổ bay ra, để rồi rụng cánh cắn đít dẫn nhau về tổ để được làm mối chúa; giống như con người rời cõi Thanh Tịnh, Chân không Diệu hữu để hiện thân làm người, chịu khổ đau, tu hành được trở về “nơi chốn cũ” mà thành bậc Giác Ngộ, thành Phật. Nhưng trong Kinh Viên Giác, Đức Phật lại ví dụ rõ hơn: Tâm thức ta từ trong cõi thanh tịnh, trong sáng, vì vọng tưởng khởi lên, vì u minh che lấp sự sáng suốt nên ta muốn có thân, rồi từ thân có giác quan (lục căn), tiếp xúc với sáu trần, có sáu thức, rồi sanh ra Dục Ái nên mới bị triền miên luân hồi; giống như quặng của vàng, chưa tập hợp, còn rời rạc trộn lẫn với đất đá, tạp chất. Khi tu hành giống như quặng được tôi luyện và khi quặng vàng đã trở thành vàng ròng là lúc chúng ta trở thành Phật. Lúc ấy vàng sẽ không bao giờ là quặng nữa. Qua ví dụ ấy cho ta thấy sự “vô minh” là sự “tất có”, để quặng trở thành vàng. Và chúng sanh lặn hụp trong luân hồi là điều “hiển nhiên”. Ai cũng phải vào biển khổ, ai cũng phải lội xa bờ, nhưng xa nhiều xa ít, chìm đắm nhiều chìm đắm ít tùy theo sự “thích chơi” hay “căn cơ” của mọi người. Giống như một trò chơi: Con người ai cũng từ nơi ấy, đi qua các giai đoạn như nhau, để rồi trở về nơi chốn cũ với một tính cách trưởng thành hẳn lên. Chỉ khác nhau là nếu tôi thích chơi trong biển khổ thì tôi sẽ ở lâu hơn, lội xa hơn, đường về sẽ gian nan hơn; còn bạn chán sớm thì bạn lên bờ sớm, bạn trở thành Phật trước tôi. Chỉ có vậy thôi! Nhưng bao giờ ý nguyện, nguyện lực của mình cũng vẫn là quan trọng. Lúc xưa khi đi làm chung với bạn bè, có anh bạn bảo rằng “mình muốn cái gì thì sẽ có cái nấy, mình muốn xe thì mình ráng làm, để dành tiền thì có xe; muốn nhà thì có nhà; muốn đi chơi thì sẽ đi chơi; muốn có vợ bé thì có vợ bé”. Đúng là như vậy, ý muốn của mình là quyết định tất cả. Mình muốn thiện thì mình sẽ làm các việc thiện, giúp ích cho đời, cho xã hội, cho người. Mình muốn làm việc ác thì mình sẽ tạo ác, gây rối cho xã hội, cho người, cho mình. Và trong cuộc luân hồi mình muốn thoát ra khỏi thì mình sẽ “dứt khoát” phải tìm đường ra, nguyện lực tu hành sẽ dũng mãnh và mình sẽ là một “Bất Thối Bồ Tát” không sai. Nếu mình còn muốn chơi tiếp tục mà người khác cứ mãi đến lằng nhằng khuyên răn, mình sẽ “chán ngấy” và đôi khi mình sẽ lôi họ để bắt họ chơi cùng với mình cho “bỏ ghét”. Mới đây, khi vào chùa Pháp Hoa, tình cờ tôi thấy được “Kinh Người Biết Sống Một Mình” do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch. Tôi cũng muốn tìm hiểu cùng bạn để chúng ta có thể hiểu xa hơn được chút nào không trên con đường tu tập và nếp sống của mình:

Đừng tìm về quá khứ 
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới

“Này Quý Thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tư tưởng ta từng như thế, hành nghiệp ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người ấy đang Tìm về quá khứ”. “Này Quý Thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tư tưởng ta từng như thế, hành nghiệp ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, Nghĩ như thế và không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người ấy đang Không tìm về quá khứ”.

Có một lần tôi đã kể lại cùng bạn một sự tất nhiên của ký ức về quá khứ. Ai, dù ít dù nhiều, khi về già đều có sự ôn lại cái quá khứ mà mình đã trải qua: Có quá khứ oanh liệt, có quá khứ thảm sầu, có quá khứ đẹp như mơ, mà cũng có quá khứ khốn cùng, mỗi người mỗi nét, mỗi người mỗi vẻ. Nhưng chung quy, quá khứ bao giờ cũng là “kỷ niệm dấu yêu” dù nó có đầy thương đau đi nữa, là “cái gì” được ta trân trọng gìn giữ nó.

Nhiều lúc trong các câu chuyện “Trà dư tửu hậu” ai cũng đều có kỷ niệm thật đẹp về tình yêu trai gái, của thời ấu thơ phá phách, của thời kỷ niệm làng quê hoặc thời vàng son lưu luyến. Người kể rất là say sưa như muốn chìm đắm trở lại trong các kỷ niệm ấy, và đôi lúc họ muốn, họ có nguyện lực trở lại nơi ấy, hoặc sẽ gặp người ấy nếu có kiếp “lai sinh”. Ấy là tự mình ràng buộc mình, thúc đẩy tâm thức mình một hứa hẹn kiếp sau. Điều mình mong muốn, quyết muốn thì mình sẽ được. Thế là ta lại “được” một kiếp nữa trong cõi luân hồi. Đấy là điều mà Đức Phật nói “Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người ấy đang tìm về quá khứ”.

Và nếu ta ngồi ôn lại cuộc đời đã qua để tách ra điều thiện, điều ác, tốt xấu, đúng hay sai rồi mình tự ăn năn, sám hối, tu tịnh hầu giải bớt “nhân kiếp sau” và hành trang “cận tử nghiệp” còn ít lại chừng nào thì đường về xứ Phật ta sẽ nhẹ nhàng và nhanh chóng chừng nấy. Vì vậy mà “Nghĩ như thế và không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người ấy đang Không tìm về quá khứ”.

Còn về tương lai thì sao?

“Này Quý Thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tư tưởng ta sẽ được như thế kia, hành nghiệp sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia. Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc tương lai ấy, thì người ấy Đang tưởng tới tương lai”.

“Này Quý Thầy, sao gọi là Không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tư tưởng ta sẽ được như thế kia, hành nghiệp sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia. Nghĩ như thế mà Không khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng những gì thuộc về tương lai ấy, thì người ấy đang Không tưởng tới tương lai”.

Mình không bằng lòng với cuộc đời hiện tại này của mình hoặc mình không ưng ý với những điều kiện mà mình đã nhận lãnh, đã có từ trước đến nay, để rồi ta mơ ước, nếu có một kiếp sau, một kiếp lai sinh mình sẽ là như thế này thế khác. Đấy là một “ý nguyện cứng chắc”, nó sẽ được thành tựu và rồi ta lại đưa ta vào một kiếp nữa trong vòng luân hồi triền miên. Đó không phải là điều của người Trí trong Đạo Phật, mà chỉ là một sự u mê để kéo dài cuộc luân hồi của mình thêm ra. Do vậy sự đoạn quá khứ, và đoạn tương lai là một điều cần thiết để chúng sinh nhanh chóng thoát khỏi cảnh luân hồi. Cũng cùng ý nghĩ ấy tôi đã viết: “Còn việc trong khi “miễn cưỡng” diễn trò mà tâm hồn chán nản, thì vừa “diễn trả nợ” lại vừa thối lui.. tìm con đường tu để không gây nhân nữa mà chỉ lo trả nợ cũ thôi. Khi hết nợ, ta sẽ ung dung tự tại, đứng ngoài lề cuộc chơi, rời khỏi dòng nước lôi cuốn của luân hồi”.

Vả lại, với một tinh thần thoải mái hơn ta tự hỏi ta quyến luyến quá khứ để làm gì? Ta có quyền nhớ lại, kể lại như là một kỷ niệm vui chơi, chứ luyến nhớ để làm gì? Ta nhớ lại người yêu xưa để chi? Ta dù nhớ thương cách mấy, thì cũng không thể xoay thời gian trở lại được. Thôi thì việc gì qua cứ để nó qua luôn, đừng lấy nó để bận lòng, còn trăm ngàn việc khác phải lo.

Và với tương lai ta chưa biết ra sao? Dù mơ ước thế nào đi nữa thì nó cũng chưa tới mà nếu nó tới mà không đúng với điều ta mơ ước, như vậy càng làm cho ta khổ hơn. Vậy thì nghĩ đến tương lai để làm gì?

Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại 

“Này Quý Thầy, Thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Phật, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể nầy là mình, mình là hình thể nầy, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tư tưởng này là mình, mình là tư tuởng này, hành nghiệp này là mình, mình là hành nghiệp này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này thì khi ấy người đó Đang bị lôi kéo theo hiện tại”.

“Và này Quý Thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Phật, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tư tưởng này là mình, mình là tư tưởng này, hành nghiệp này là mình, mình là hành nghiệp này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này thì khi ấy người đó đang không bị lôi kéo theo hiện tại.

“Đó tôi đã chỉ cho Quý Thầy biết đại cương và giải thích cho Quý Thầy nghe về Thế nào là người biết sống một mình”.

Quả thực, con người bị lôi cuốn, lôi cuốn quá nhiều trong cuộc sống. Đối với các quốc gia Đông phương mức độ bị lôi cuốn hãy còn chậm chạp hơn. Xã hội văn minh, tiến bộ vật chất chừng nào thì dòng chảy càng mạnh chừng nấy: Vì ta phải ráng lo làm để đáp ứng vào mọi chi phí do các tiện nghi cung cấp trong xã hội. Ta cứ mải chạy theo thời gian và tiền bạc, đôi lúc ta cảm thấy rằng ta đã quên đi bản thân mình.

Nếu đứng về phương diện tinh thần ta đã bị lôi cuốn vào cuồng lưu luân hồi, lúc nào ta cũng đều có “các căn” nhìn vào “các trần” để ta cảm nhận được qua “các thức” rồi sanh ra Tham Dục Ái. Có tham có dục thì ta phải làm kiếm tiền, hay tìm đủ mọi cách để tạo hoặc chiếm hữu cho được, rồi thích hay không thích mà sanh tâm phiền não hay tiếp tục kiếm thêm.

Và ở đây Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy: Đối với người không biết Đạo, không hiểu về giáo pháp, họ cứ mãi cho rằng thân thể này là họ, mà họ chính là thân thể này, cũng cùng ý như vậy họ sẽ nhận cảm “thọ”, tư “tưởng”, “hành” nghiệp, nhận “thức” chính là họ hay họ được thể hiện qua các hình thức đó.

Còn đối với những người có học, có biết về Phật, Pháp, Tăng, có tu tập thì họ hiểu được thân mình là giả tạm, thân tứ đại vô thường, họ cần có thân xác chỉ là để trưởng dưỡng cái “huệ mạng” mà thôi, thì họ không cần thiết phải ăn ngon, mặc đẹp, không phải tranh giành hay dùng mọi cách, mọi thủ đoạn để chiếm hữu cái ngon nhất, tốt nhất, êm nhất, ấm nhất cung phụng cho cái thân xác hoặc chính vì muốn nuôi thân xác mà họ lại đày đọa thân xác: Phải làm thật nhiều, phải làm thêm giờ (overtime), phải tranh thủ thời gian để kiếm được nhiều tiền, có để mua thức ăn ngon, quần áo đắt tiền... cung phụng cho thân xác và cuộc sống. Từ nơi hiểu được thân là vật không tồn tại vĩnh viễn, mà cái Tâm, “cái Biết” của mình mới thật sự là mình, cho nên xúc, thọ, tưởng, hành, thức được sinh ra từ thân giả tạm thì chúng cũng là giả tạm, thân không còn thì chúng cũng sẽ không còn.

Từ đó, ta mới an trụ lại thân tâm, đứng yên lại mà nhìn dòng đời trôi qua, nhìn mọi việc xảy ra giống như một màn kịch; hoặc là ta ngồi xuống, lắng lòng lại, suy nghĩ và quyết định tu hành, để ăn năn sám hối, để chuộc lại những sai lầm trước kia, và nhìn lại những việc Thiện, việc tốt đã làm mà lòng thanh thản hơn thêm,.. Cho nên Đức Phật mới nói tiếp:

“Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bắt ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình”. 

Nguyên Thảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 10185)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 7320)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 8787)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 9239)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 6982)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 6972)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 10161)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 5573)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 10476)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 11607)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567