Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18: Không Thể Mang Theo

14/11/201215:24(Xem: 7762)
Chương 18: Không Thể Mang Theo

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III:
Trong Cõi Tâm Linh

Chương 18: Không Thể Mang Theo

Những thứ mà bạn để lại phía sau cần được sắp xếp vào thùng và dán nhãn kỹ lưỡng.

Ngôi nhà cũ kỹ nơi tôi đã sống hơn ba mươi năm qua, ngay dưới mái nhà có một gác xếp. Khi đi tìm một cặp găng tay trong thùng đựng quần áo ấm, tôi có thể đứng thẳng một cách dễ dàng trong gác xếp, nhưng hai bên mái nhà dốc xuống, nên tôi phải cẩn thận để mấy cây đinh nhọn đóng trên ván lợp mái nhà không đâm vào đầu. Để lấy được đôi găng tay, có thể tôi phải đẩy sang một bên nào là các thùng sách, giấy tờ, bộ sưu tập nắp chai thời thơ ấu của các con trai lớn của tôi, các loại muỗng lưu niệm, ống kính máy ảnh tôi đã sử dụng ở một hội thảo cuối tuần, một thùng đựng các album đĩa hát, hoặc những dụng cụ đóng sách đã bị gỉ sét của tôi.

Khi tôi xuống khỏi căn gác để vào phòng khách khá gọn ghẽ, tôi cảm thấy các thứ đồ đạc ở phía trên trần nhà như đè nặng lên tôi. Chúng đã nặng, ngày càng như nặng hơn; tôi tưởng tượng rằng chúng đã sinh sản thêm những chiếc thùng nhỏ vào ban đêm khi tôi không để ý đến. 

Cứ vài năm, tôi cố gắng dọn dẹp căn gác một lần. Lần này, tôi nhờ cháu gái giúp. Chúng tôi lôi từng thùng giấy ra khỏi chỗ tối, rồi chúng tôi ngồi trên mấy máng sữa rỗng, kiểm xem trong thùng có gì. Một số thùng bị cắn nát ở các góc. Có thùng bị chuột làm ổ từ những mảnh vụn của cuốn niên giám trung học. Chuột thì mấy năm trước đã bị người diệt côn trùng xử lý, với chi phí không nhỏ nhưng chúng tôi thấy còn mấy cái bẫy không có lò xo, vẫn còn mồi là bơ đậu phộng đã khô, trong các góc máng xối.

Từ một cái thùng đầy những lá thư lẫn lộn, tôi lôi ra đại một lá thư; đó là thư của đứa trẻ nhớ nhà trong một lần cắm trại. Tôi mất tự chủ, quá khứ chợt tràn về trong tôi. Tôi có nên giữ chúng cho các con tôi? Hay tôi nên vứt chúng giùm các con tôi? Với cảm giác yếu đuối, nản lòng, tôi dán nhãn lên thùng: Thư cần phân loại, và cháu gái tôi đẩy nó trở lại dưới mái nhà, rồi kéo ra cái thùng kế tiếp.

Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường chơi trên gác xếp của bà tôi, diện các bộ trang phục trong rương và chơi với căn nhà búp bê cũ. Lúc nhỏ, bà tôi cũng chơi ở ngay căn gác xếp này - đó là gác xếp của bà cố. Sau khi mẹ mất, chị em tôi phải dọn dẹp những gì chứa trên căn gác - những thùng thư của năm thế hệ và một cái rương đựng các trang phục cổ xưa. 

Chúng tôi tặng thư từ cho thư viện lịch sử, còn trang phục chúng tôi mang đến một buổi họp mặt gia đình, để trình diễn thời trang. Những người lớn tuổi chúng tôi ngồi ngắm trong khi các cô gái trẻ trong gia đình - cháu gái, con dâu, bạn gái của cháu trai - từng người một bước ra trên ‘sàn diễn’ được dựng tạm ở giữa phòng khách, biểu diễn các bộ trang phục: bộ áo du lịch bằng vải bóng của chị họ Lizzie Wentworth, trang phục thiếu nữ của bà, bộ áo dạ hội ren tím của dì Bessie. Họ bước khệnh khạng, họ dừng lại, họ kéo cao váy áo, ngửng cằm lên một cách điệu hạnh. Họ đã mang sức sống đến cho những bộ trang phục cổ xưa. Khi chia tay, các cô gái này mang theo về nhà bộ áo mà họ ưa thích.

Tôi cũng quan sát các cách mà những người đồng thời với tôi xử lý đồ đạc khi họ lớn tuổi hơn. Một người bạn, mỗi năm ở tiệc sinh nhật của mình, bà lại yêu cầu các vị khách chọn một quyển sách của bà đem về nhà. Ngược lại cũng có người không thể dừng lại việc thu gom mọi thứ. Một điển hình tiêu cực: một người bạn thích tất cả các loại dụng cụ. Bất cứ khi nào ông nhìn thấy một lò nướng bánh hỏng bị vứt ngoài đường, ông sẽ dừng xe lại, nhặt bỏ vào thùng xe của ông.

“Nhưng ông đã có một cái lò nướng bánh hỏng rồi!”, tôi kêu lên. “Tôi có thể sửa lại. Biết đâu có người cần”. Giờ thì bạn bè mang cho ông những chiếc xe đạp hư, đèn cũ, họ khỏi phải mang chúng ra bãi rác cho lôi thôi. Trong phòng khách của ông, chỉ còn một lối đi chật hẹp, giữa những đống đồ mà ông lượm lặt được từ những đống rác bên đường. Sự thật thì thỉnh thoảng ông cũng sửa được, thí dụ, một cái máy cắt cỏ cũ, rồi đem cho, nhưng ông cũng tự thừa nhận rằng tình trạng đã trở nên quá tải, nên ông gần như từ bỏ mọi cố gắng để thu thập thêm.

Cách đây một năm, em gái tôi đã bán căn nhà ở Berkeley. Cô ấy bỏ tất cả mọi thứ đồ đạc vào kho chứa đồ, ngoại trừ những thứ mà xe có thể chứa, rồi lái xe đến New Mexico cùng với chú chó, sau đó cô đã thuê một căn nhà nhỏ ở một vùng hẻo lánh. Cô ấy thích cuộc sống giản dị ở đó. Cô ấy đã nói nếu tôi muốn một cuộc sống đơn giản hơn, thì hãy bỏ mọi thứ đồ đạc vào nhà kho. Đối với tôi, tôi chẳng phải di chuyển đi đâu cả - tôi có thể ở ngay trong ngôi nhà trống xinh đẹp của mình. Có điều là tôi phải cân nhắc về chi phí mướn nhà kho để chứa đồ.

Tôi đã dán một tấm bảng trên tường chỗ bàn làm việc của mình rằng: “Đừng nghĩ, dù chỉ trong chốc lát, rằng bạn sẽ không chết”. Dầu bạn có tin hay không, nhưng mỗi lần nhìn tấm biển ấy, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc. Nó phấn chấn tôi như cái vỗ vai của một người bạn cũ, nhắc nhở tôi rằng tôi chưa chết.

Cách đây vài năm, tôi gia nhập một nhóm có tên là nhóm “Một-Năm-Để-Sống”. Mười người chúng tôi và người nhóm trưởng giỏi giang họp mặt mỗi tháng một lần, trong một năm, với giả dụ rằng chúng tôi chỉ còn một năm để sống, để thực hành cách sống trọn vẹn, không lo lắng những chuyện vớ vẩn, và tập buông xả những gì không cần thiết.

Một trong những bài thực tập cuối cùng để giúp chúng tôi thực hành buông xả, là cho đi một thứ gì đó rất quý báu đối với chúng tôi. Suy cho cùng, chúng ta cuối cùng rồi cũng phải cho đi mọi thứ. Mỗi người chúng tôi rút trong nón ra tên một Santa bí mật. Tôi thích Michael, chàng trai trẻ mà tôi đã rút tên. Trong đầu nghĩ đến Michael, tôi đi quanh nhà, quan sát những đồ vật đặc biệt ở trên kệ và bệ cửa sổ. Cuối cùng tôi chọn tách uống trà Nhật Bản. Bà tôi đã mua nó cách đây rất lâu ở Nhật Bản, và nó luôn được đặt ở một vị trí trang trọng trên bệ lò sưởi trong phòng khách của bà. Khi bà mất, tôi hỏi xin chiếc tách trà đó. Lúc đầu, mẹ tôi không đồng ý, vì nghĩ rằng chiếc tách nên ở nguyên vị trí của nó trên lò sưởi, nhưng em gái tôi đã thuyết phục mẹ, “Cho chị ấy đi mẹ! Chị là Phật tử tu Thiền - chị ấy sẽ cần tách trà Nhật đó”.

Trước khi gói tách trà cho Michael, tôi cảm nhận chất đất sét tròn láng mát lạnh trong tay tôi và ngắm nghía lần cuối lớp men nâu lốm đốm. Đúng là có hơi tiếc khi cho đi chiếc tách này, nhưng đó chính là dụng tâm của việc làm này, đúng không? Tình cảm hỷ xả dâng lên trong tôi; tôi cảm thấy tự hào về bản thân.

Tại buổi họp mặt cuối cùng, chúng tôi ngồi theo vòng tròn, từng người mở gói quà được tặng, và từng người tặng kể câu chuyện về món quà đó. Michael rất thích chiếc tách - anh ấy nói rất mong được uống trà bằng cái tách đó. Tôi là người cuối cùng mở quà, và thật trùng hợp, chính Michael rút được tên tôi. Món quà Micheal gửi cho tôi là một hòn đá nhẵn bóng, rộng khoảng 12 centi-mét với chữ “Biết ơn”và một bông hoa cúc được vẽ lên đó. Trong khi Michael kể câu chuyện anh ấy đã mua hòn đá như thế nào vào một cuối tuần đặc biệt, khi anh ấy và bạn gái đang dự khóa thiền yoga ở vùng sa mạc, và vì sao đó là ngày mà họ quyết định kết hôn, và vì sao anh luôn để nó trên bàn thờ, thì tôi đang nghĩ: “Đúng là biết ơn! Vậy ra đây là cái mà tôi nhận được để đổi đi tách trà Nhật cổ!”

Tâm ích kỷ, bỏn xẻn dâng tràn khiến tôi bị sốc, tôi đặt hòn đá nhớ ơn ngay trên bàn thờ nhà mình, nghĩ rằng để nó ở đó như là một cách để huân tập cho đến khi tôi có thể nhìn nó và thực sự cảm thấy biết ơn. Tôi tự nhắc nhở rằng có lẽ hòn đá cũng quý báu đối với Michael như là chiếc tách trà đối với tôi. Nhưng chẳng ích lợi gì - càng nhìn nó tôi càng ít cảm thấy biết ơn, và thật nhẹ nhõm, khi cuối cùng, tôi có thể đem nó cho tổ chức từ thiện Goodwill cùng với mấy cái áo len dài tay cũ. Tuy nhiên, tôi cũng chẳng màng đến tách trà nữa.

Nhà thơ, Thiền sư Ryokan sống trong một nhà tranh đơn giản trong những dãy núi ở Nhật Bản. Câu chuyện được kể rằng một tên trộm đã đến nhà của ông vào một buổi chiều và không tìm thấy gì để lấy cắp. Ryokan về nhà và bắt gặp tên trộm. Ông nói với tên trộm, “Anh đã đi một quãng đường xa, thì không nên về tay không. Hãy nhận quần áo của ta làm quà”. Tên trộm bối rối nhận lấy quần áo rồi lẩn đi. Ryokan ngồi trần trụi, ngắm trăng, và viết bài thơ như sau:

Tên trộm đã để lại:

Mặt trăng

Bên cửa sổ nhà tôi.

Lúc tuổi già, Ryokan và một ni cô trẻ tên là Teishin yêu nhau, họ trao đổi thư từ và các bài thơ với nhau. Những năm cuối cùng của Ryokan, Teishin đã chuyển đến sống gần đó để chăm sóc ông. Sau khi Ryokan qua đời, thư từ của họ cùng với bộ sưu tập thơ của ông đã được xuất bản. Thật may cho chúng ta, Ryokan đã giữ tất cả thư của Teishin trong một hộp giày ở góc nhà của ông.

Cháu gái và tôi xem xét tất cả mọi thứ trong các thùng trên gác mái. Một số thùng chúng tôi vứt bỏ hoàn toàn, một số chúng tôi lựa chọn lại. Tất cả đều được dán nhãn, thậm chí chỉ có giấy tờ để phân loại. Có lẽ một ngày nào đó, tôi cần đến chúng, nhưng hiện tại, tôi buông cái cần buông. Bên trong mỗi thùng giấy, tôi để giấy ghi chú rằng: “Nếu cần, cứ vất chúng đi!”

* * *
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 6357)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 8386)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 6076)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
20/09/2010(Xem: 6204)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 12000)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 5458)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 5608)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 8149)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 5641)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 5542)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567