Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

14/11/201215:24(Xem: 9324)
Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II:
Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ

Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

Cuối cùng tôi biết làm thế nào để được chấp nhận là một người phụ nữ. Tôi tập chải mái tóc bạch kim dài mượt của mình hằng ngày và đeo kính áp tròng khi muốn làm đẹp. Thỉnh thoảng, tôi còn mặc áo đầm mà không cần phải được mua chuộc. Tôi đã kết hôn, sinh con và nuôi nấng, dạy dỗ chúng nên người. Nhưng trong tôi vẫn có cô gái chín tuổi, luôn nhớ về tất cả các loại cây mà nó đã leo trèo, và các cây có nhánh thẳng thuột để làm cung tên, ở một nơi xa xôi, nơi mà nó đã lớn lên. Lạ lùng là càng cách biệt cô gái qua năm tháng, tôi càng cảm thấy gần gũi cô hơn. Ước chi tôi có thể đền bù cho cô ấy vì những sự bội bạc mà cô ấy phải chịu đựng.

Các con của tôi đã rời xa tổ ấm từ lâu rồi. Tôi không còn phải chuẩn bị bữa điểm tâm cho ai nữa. Sau khi mãn kinh, ở tuổi năm mươi, khi các chức năng trong thân người nữ không còn quấy rầy tôi nữa, tôi đã quay trở lại với cô bé đầy nam tính ngày nào. Tôi tôn vinh tinh thần mạo hiểm của cô, và sự từ chối bị giới hạn bởi các quy ước xã hội đầy dũng cảm của cô. 

Lúc học lớp ba ở trường, tôi là cô gái duy nhất trong băng nhóm của Joel. Để được nhận vào băng nhóm đó, bạn phải đấu vật với tất cả mọi thành viên trong nhóm. Chúng tôi chạy vòng quanh, làm ra bộ dữ tợn, rồi chạy ù vào giữa các cô gái yếu ớt đang chơi nhảy lò cò. Chúng tôi tập vật lộn với nhau, và chơi ném dao vào các bụi cây forsythia, để các thầy cô không thấy được mấy con dao nhíp của chúng tôi.

Khoảng thời gian đó mẹ thường thưởng cho tôi hai mươi lăm xu nếu tôi chịu mặc đầm, trong những lúc cần ăn mặc như thế - thí dụ như khi có bà con thăm viếng. Còn thường thì tôi mặc quần áo bằng vải thô, còn gọi là vải jean – cộng với dây nịch cao bồi.

Với các bạn trai trong khu phố của tôi - như Robert, Skipper, Evan và Sammy - thì chúng tôi đóng vai cảnh sát và bọn cướp, hay các chàng cao bồi và mọi da đỏ: những trò chơi bạo lực, đầy tính kỳ thị, mà nhiều năm sau, tôi coi như mình đúng khi cấm các con chơi trò đó. Chúng tôi trèo cây, chạy xe đạp thả tay. Tôi còn có súng đồ chơi treo trên tường trong phòng ngủ của tôi. Chúng tôi trao đổi thẻ bóng chày, thuộc lòng điểm trung bình của tất cả các cầu thủ đánh banh bằng gậy của đội Braves Boston và chơi bắt bóng hàng giờ. Tôi đọc sách trinh thám, ly kỳ Boys Hardy, và Lou Gehrig, Boyof the Sand Lots. Tôi lập ra Hội Cướp Biển, Hội Walky-Talky và Hội Sưu Tầm Chuyện Vui về Cao Bồi.

Tôi mặc đồ tắm con trai mỗi dịp hè, cho đến khi tôi lên tám hoặc chín tuổi. Tôi không thích mặc đồ tắm con gái, với tất cả các thứ lăng nhít, giả tạo thường đâm vào bộ ngực lép của tôi, cho đến khi một nhỏ bạn khác chế giễu: Mầy tưởng mầy là con trai hả! Mầy tưởng mầy là contrai chắc!Tôi tức đến nỗi tôi nhảy ra khỏi hồ bơi, rồi đem quần áo của nó giấu vào trong tủ. Con nhỏ phải ra về trong bộ đồ tắm ướt nhẹp, còn tôi giả vờ như không biết gì.

Nhưng tại sao tôi lại ở trong băng nhóm của Joel, thay vì chơi nhảy lò cò? Có lẽ đó là cách tôi từ chối bị hàng phục.

Tôi suy nghĩ về ngôn ngữ biểu hiện qua cơ thể của cha mẹ tôi. Mẹ tôi dường như không thoải mái với cơ thể của mình. Bà di chuyển như thể cố gắng để che giấu thân trong cơ thể của chính mình. Tương tự, những người phụ nữ khác cũng di chuyển như cái bóng, lẫn trong đám đông. Nhưng cơ thể cha tôi như có tính đàn hồi, có sự sẵn sàng. Ông thường đi bộ rất nhiều và đi xe đạp. Khi mẹ tôi muốn đi một nơi nào đó, bà đi bằng xe hơi.

Ở đâu tôi cũng thấy, đàn ông nắm vai trò chỉ đạo, còn phụ nữ chỉ là người phụ thuộc: thí dụ ngài tổng thống và phu nhân, ông hiệu trưởng và cô thư ký, ông bác sĩ và cô y tá, chú phi công và cô tiếp viên. Mặc dù lúc đó tôi không diễn đạt được ra bằng lời, nhưng tôi có ý nghĩ là thân người nữ không phải là một chốn quyền lực để nương trú. 

Riêng tôi, tôi muốn chạy, nhảy, leo trèo qua hàng rào, dù cho quần áo của tôi có bị rách đi nữa. Không phải là tôi cố gắng làm như mình là phái mạnh, tôi chỉ muốn không bị phân biệt giới tính, do đó không bị hạn chế. Chẳng hạn tôi ghét cắt tóc, chỉ muốn để tóc như bụi rậm, giống như một đứa trẻ hoang dã. Tôi không muốn phải trông xinh đẹp, nhưng tôi thích cái dáng của mình khi đội cái nón nỉ cao bồi sang trọng - một cái nón "thứ thiệt" giống như mấy chú cao bồi "thứ thiệt" vẫn đội. Tôi nghĩ là tính cách mạnh mẽ như con trai đó, không phải là cách để tôi chối bỏ giới tính của mình, mà nó đã giúp tôi tập sống trong thân người nữ của mình, và có thể tìm được niềm vui trong đó.

Cha mẹ tôi không bao giờ cấm đoán những chiếc quần tắm nam hay sự mê thích về cao bồi của tôi. Khi tôi yêu cầu, mẹ tôi luôn kiên nhẫn ngồi đố tôi về số liệu thống kê bóng chày. Nhưng họ không thể chấp nhận tôi có quá nhiều nam tính. Tôi tra cứu về từ ngữ tomboy (ND: từ ngữ dùng chỉ những cô gái hành động như con trai, có nhiều nam tính) trong sách Doctor Spock, vì cha mẹ tôi dựa vào những sách đó để dạy dỗ chúng tôi, nhưng không có gì nói về đề tài này. Tôi đoán hẳn là cha mẹ tôi cũng bối rối lắm. Có lẽ họ sợ rằng cả đời tôi sẽ không bao giờ chịu chải tóc, rồi suy diễn ra thêm rằng tôi sẽ không bao giờ trở thành một người vợ và mẹ.

Tôi nghĩ như vậy vì mới năm lên lớp bốn, tôi đã được gửi đến trường múa - để học khiêu vũ! - nhiều năm trước khi các bạn tôi phải trải qua nghi thức huấn nhục này. Tôi được dạy phải ngồi tréo chân cho đến khi một chàng trai, chắc cũng khổ đau không kém, đến mời tôi nhảy. Tôi phải học các "box step"[1], một cái tên rất thích hợp để gọi sự di chuyển vô hồn không can hệ gì đến khiêu vũ. (“Bước-bước-phải-bước-bước-trái”.)

Có một thời gian, vào các buổi chiều chủ nhật, tôi được gửi tới nhà một bà lão tỵ nạn, người Do Thái đến từ Vienna để học may, một việc mà tôi chẳng thích thú gì. 

Vì tôi bị chứng sợ bóng đêm và thường bị nên tôi được đưa đến một bác sĩ tâm lý trẻ em khi tôi khoảng mười tuổi. Ông bác sĩ hỏi tôi những câu hỏi có tính cách xâm phạm như "Có bạn nào trong lớp em bắt đầu có kinh không?" Theo tin đồn thì có cô gái kia đã dính “lời nguyền rủa”, nhưng tôi thấy chuyện đó không liên can gì đến ông bác sĩ, nên lí nhí trả lời, “Tôi không biết”. Dịp lễ Giáng sinh, ông bác sĩ tặng tôi ít thứ để pha chế nước hoa nhưng tôi đã đổ nó xuống bồn cầu vì ghê tởm.

Nhưng ngay trong gia đình tôi cũng có những thông điệp mâu thuẫn nhau. Một mặt, ngoại tôi nói là tôi phải chải tóc một trăm lần mỗi ngày để tóc được bóng. Bà nói với một chút mai mỉa trong giọng nói, “On doit souffrir pour être belle”. Muốn đẹp thì phải chịu khổ. Mặt khác, trong một cuốn album gia đình có một tấm hình tôi và hai em gái diễn hành quanh bãi cỏ ở nhà ông bà, giả bộ làm lính, xấp hàng, với mấy khúc cây trên vai làm súng, đội mũ ba lô làm bằng giấy báo. Ông tôi, xuất thân từ một gia đình quân binh, làm trung sĩ huấn luyện chúng tôi. Rõ ràng là chúng tôi vui vẻ lắm, phồng ngực lên trong ảnh.

Tôi luôn ý thức mình không phải là con trai. Một ngày, tôi đi đến một lô đất bỏ trống gần nhà mà đám trẻ chúng tôi gọi là "khu rừng". Tôi mang theo mình cây cung làm bằng tay quý báu của tôi để tìm kiếm thứ gì làm mũi tên. Tôi vừa băng qua một bụi rậm thì kìa là gã côn đồ trong khu phố, đang ngồi trên một gốc cây. Tên này giống như Butch, tên du đảng gộc của băng West Side, trong truyện tranh hài Little Lulumà tôi thường nghiền ngẫm. "Đưa tao cây cung kia hay mầy muốn tụt quần ra”, hắn ra lệnh. Là con gái, được huấn luyện phải vâng lời, tôi biết mình không có sự lựa chọn nào khác. Tôi đưa cho nó cây cung.

Không lâu sau đó, trẻ em khu phố tụ tập tại sân nhà của Sammy, bạn tôi, để dự một cuộc thi đấu đô vật. Đến lượt, tôi phải đấu với tên du đảng đáng sợ đó. Tôi vật hắn xuống đất, đè cổ hắn để người ta đếm cho tới mười. Tôi đã thắng! Một cách công bằng. Nhưng khi tôi buông hắn ra và đứng lên thì tôi thấy hắn như muốn giết tôi vì đã hạ gục hắn trước đám đông. Sợ hãi, tôi quay lưng chạy, và hắn rượt theo tôi. Tôi nghĩ chính nỗi sợ hãi đã khiến chân tôi dường như có cánh. Tôi chui tọt vào nhà, khóa cửa lại và đổ vật xuống trong sợ hãi. Việc tôi vừa vật ngã hắn xuống đất không mang giá trị gì cả. Ngay sau khi cuộc thi kết thúc, tôi trở lại là một cô gái sợ sệt gã côn đồ. 

Một lần khác, Skipper, Evan và tôi cưỡi xe đạp vòng quanh khu phố và chúng tôi phát hiện ra một kho chứa hàng hóa cũ, ở phía sau một ngôi nhà lớn thiết kế theo thời Victoria. Tự leo lên căn gác không khóa, chúng tôi lục tung các thùng đồ một cách không ngại ngần và tìm được một viên đá quý màu tím khổng lồ, nên chúng tôi đã lấy cắp, đem về chôn ở sân sau nhà Skipper. Chúng tôi đã vẽ một bản đồ kho tàng để đánh dấu điểm chôn giấu - mười bước từ cây thích và mười lăm bước từ góc nhà xe của Skipper - và chúng tôi long trọng thề thốt là sẽ chôn nó ở đó mãi mãi, hay ít nhất là cho đến khi chúng tôi trưởng thành. Sau này, nếu ai trong chúng tôi có khó khăn thì chúng tôi sẽ đào nó lên, bán đi để lấy tiền giúp người đó.

Nhưng đêm hôm đó, tôi không thể ngủ được vì mặc cảm phạm tội. Cuối cùng không thể chịu đựng thêm, tôi thú thật với mẹ về viên đá đánh cắp. Ngày hôm sau mẹ bắt chúng tôi đào nó lên, mang trả lại và xin lỗi chủ của nó. May mắn thay, người đàn bà sống trong ngôi nhà đó không giận mấy. Bà nói viên đá đó là tay nắm của cửa kính. Bà khuyên chúng tôi không nên đến chơi gần khu nhà kho, rồi cho chúng tôi ít bánh. Dầu được ăn bánh, Skipper và Evan vẫn không hài lòng vì tôi. Tại sao tôi tiết lộ? Vì chỉ có tôi là con gái? Đó có phải là lý do tại sao phụ nữ không được phép gia nhập vào hội, nhóm của các ông?

Rồi khi đến lớp năm, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi trong cách đáng lo ngại. Bắt đầu từ năm đó, con gái phải mặc váy hoặc đầm khi đi học. Tuy nhiên cũng không có nội quy cấmmặc dungarees (quần áo vải thô) nên tôi mặc cả hai thứ: áo đầm phía trên, quần jean phía dưới. Sau đó, tôi phải mặc đầm đến trường. (Bây giờ nói thì khó tin, nhưng khi tôi học đại học vào những năm sáu mươi, chúng tôi không được phép mặc quần tây vào lớp trừ khi trời có tuyết).

Đến năm lớp sáu, mọi thứ tiếp tục thay đổi. Tôi có bạn cùng phái, và tôi ngạc nhiên khi khám phá ra, một số bạn, cũng có những điểm giống như tôi. Giờ ra chơi, đôi khi tôi chơi bài thay vì ném banh.

Qua lớp bảy, các bạn cũ trong băng nhóm của Joel không muốn chơi với tôi nữa. Họ bắt đầu hẹn hò với chính các cô gái nhảy lò cò mà chúng tôi phá phách mấy năm trước - mấy đứa con gái hay thầm thì, cười khúc khích trong nhà vệ sinh, mấy đứa con gái, làm tôi lợm giọng với những chiếc váy bó sát người. Hãy thử trèo cây với váy bó xem!

Rồi cũng đến tuổi dậy thì, giống như một bức màn vừa được rủ xuống. Tôi bắt đầu có ngực: phần vật thể mềm mại chưa từng có trước kia, thân mọc trên thân. Chúng đến như những người xa lạ mà tôi phải đón nhận như một phần thân thể của mình, dù mười hai năm nay tôi đã sống không cần có chúng. Ngực trái của tôi phát triển trước, tôi nhớ là điều này đã khiến tôi phải khám trước gương, vì lo là ngực phải sẽ không bao giờ bắt kịp.

Rồi, năm tôi mười ba, một buổi sáng, tôi thức dậy thấy máu khô trên đáy quần ngủ của mình. Lúc đầu tôi không biết đó là gì, vì tôi đã tưởng tượng rằng "lời nguyền" sẽ đến với dòng máu chảy ngập tràn dưới bàn học, trên sàn lớp. Mẹ đưa cho tôi băng vệ sinh, chỉ dẫn tôi cách sử dụng. Có lẽ những người còn có kinh nguyệt, không ai nhớ mấy sợi dây đeo bằng plastic với hai cái móc ở phía trước và phía sau. Mẹ rất vui và hết lòng hỗ trợ tôi; nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ - tôi đã bị ‘bộ tộc’ của mình tìm thấy, đóng dấu ấn không thể đổi dời là một công dân hạng thứ. Cuối cùng, tôi cũng thuộc về họ. Những ngày leo trèo, chạy nhảy của tôi đã chấm dứt.

Chắc chắn là tôi không thể đẩy lùi vấn đề sinh học, nhưng tôi chẳng nghĩ ra cho mãi đến sau này là tôi có thể đẩy lùi những định kiến xã hội đi kèm theo đó. Vì thế tôi bắt đầu cư xử cho phù hợp. Tôi cố gắng để làm vừa lòng các thầy cô giáo, để nhìn đẹp hơn, để hành động lịch sự. Tôi để tóc dài, chải tóc đàng hoàng. Ở các lớp khiêu vũ tôi chờ đợi trong nỗi sợ hãi âm thầm rằng mình sẽ không được mời nhảy. Nhưng nếu được mời, tôi khiêu vũ trong sự dằn vặt do nhút nhát, không thể nghĩ ra điều gì để nói. Ở trường, định mệnh trớ trêu, tôi lại được Joel, trong băng nhóm Joel, mời đến dự một buổi khiêu vũ long trọng của trường trung học. Chúng tôi hầu như không liên lạc với nhau từ năm lớp ba. Chúng tôi nhảy điệu foxtrot với nhau mà khổ sở, không nói nên lời, vì không còn có thể tập đô vật với nhau.

Suốt những năm đại học, và trong độ tuổi hai mươi, tôi coi thường việc tham gia thể dục, thể thao, coi đó dường như chỉ dành cho bọn ngốc, nhất là nếu những người tham gia là phái nữ. Hăng say trong các hoạt động thể thao đối với tôi có nghĩa là đối nghịch với thông minh, thời thượng và gợi cảm. Lòng tôn vinh thể lực đã biến mất. Tôi mặc quần áo lót bó sát. Tôi sợ đổ mồ hôi, sợ gió làm rối tóc tôi. Giờ tôi thấy điều nàynhư một hành động bội phản lại với giới tính của mình - sự cam chịu lặng lẽ này, sự ghét bỏ cái thân được gọi là "phái nữ" này.

Giờ tôi thường xuyên đến phòng tập thể dục và tôi tập tạ. Tôi muốn có bắp thịt - những bắp thịt cuồn cuộn. Tôi thích hình dạng chúng. Tôi muốn cảm thấy mạnh mẽ. Tôi thích nằm cử tạ để đẩy thanh sắt nặng nề, cồng kềnh đó lên khỏi ngực. Nếu phải vật lộn với một kẻ lưu manh, có thể tôi không đủ sức đẩy hắn ra, nhưng chắc chắn là tôi phải thử.

Ngày càng lớn tuổi, tôi dường như quay về lại cái thuở trước tuổi dậy thì. Có thể tôi không còn mặc đồ tắm nam nữa, nhưng tôi giục mình tảng lờ đi những gì được coi là phù hợp đối với phụ nữ. Cơ thể tôi không còn đủ mềm mại để trèo cây, nhưng lúc này đúng là lúc phải tập luyện tâm dẻo dai, tâm không ủy mị như đàn bà. 

Tôi đã dành phần lớn cuộc đời cố gắng gìn giữ vẻ đẹp, và ít nhiều gì cũng thành công. Thói quen thật khó bỏ. Nếu được chọn lựa thì tôi thích đẹp hơn là xấu, nhưng ở thời điểm này, những vấn đề về vẻ đẹp bề ngoài chẳng còn quan trọng nữa - cũng giống như lúc tôi mới chín tuổi - và quan niệm như thế phần nào cũng là cách giải thoát.

Bao năm nay, một trong những nét nổi bật của tôi là mái tóc bạch kim dầy cộm. Rồi cũng đến thời gian khi tôi muốn, như thi sĩ Yeats đã viết, được "yêu thương vì chính mình chớ không phải vì mái tóc vàng của mình". Tôi đã cắt tóc thật ngắn và giờ tôi không có bàn chải hay lược nữa. Hành động cắt bỏ này vừa là sự giải phóng vừa là điều đáng sợ.

Vấn đề không chỉ là dáng vẻ tôi như thế nào. Vấn đề quan trọng hơn là cung cách hành xử. Khi còn tinh nghịch như con trai, tôi đã tổ chức đấu gậy. Giờ các hoạch định sáng tạo của tôi ít có tính cách mạnh mẽ như lúc tôi chín tuổi, nhưng tôi cố gắng để tìm lại tinh thần dũng cảm đó, lòng kiên quyết đi theo tiếng nói của trái tim. Lúc chín tuổi, tôi không lãng phí thời gian để tỏ ra lịch sự. Tôi không giặt đồ người khác,hoặc đọc bản thảo của người tôi chưa bao giờ gặp, miễn phí như là một ân huệ. Cái ngã lúc chín tuổi của tôi nghĩ rằng chắc là vui lắm khi học đánh trống hay là đi ẩn tu trong tu viện dòng Benedict ở miền bắc California, nơi tôi có thể ở trong một ngôi nhà được làm bằng thùng rượu vang và đọc về các vị thánh.

Tôi rất hàm ân thời tinh nghịch đó, vì như bà tôi thường nói "tuổi già không dành cho những kẻ yếu đuối". Nếu tôi không leo tất cả các cây bị cấm leo, có lẽ tôi sẽ dễ dàng trợt ngã trong sự cô đơn và sợ hãi lúc tuổi già.

Lão bà đang gõ cửa trước nhà tôi không phải ai xa lạ - bà chính là cô gái mặc quần áo vải thô, mái tóc rối bù, đến dẫn đưa tôi trở về với cái ngã dũng cảm nhất của tôi. Bà nói rằng tôi không bao giờ phải chải tóc nữa, trừ khi tôi muốn.

* * *

[1]Bước nhảy hình thoi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 7805)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 9181)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9205)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7815)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17068)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8743)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 8062)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 8094)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 17421)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
03/10/2010(Xem: 10300)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]