Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 06: Tất Cả Đều Sụp Đổ

14/11/201215:24(Xem: 8583)
Chương 06: Tất Cả Đều Sụp Đổ

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần I:
Những Vết Rạn Trên Thân Tâm

Chương 6: Tất Cả Đều Sụp Đổ

Té ngã là bất ngờ mất thăng bằng khiến ta tiếp xúc với mặt đất hay sàn nhà một cách bất ngờ.

- Tạp Chí Của Hội Người Cao Tuổi ở Mỹ (Journal of the American Geriatrics Society, Vol. 39)

Lần tôi bị té gần đây nhất là lúc tôi đang dự một khóa thiền. Trong buổi họp mặt sinh hoạt hằng ngày có khoảng hai mươi thiền sinh đang ngồi quanh trong im lặng trên một bục cao trong rừng tùng, tôi nhớ là mình vừa đi xuống đó để dự buổi họp, vừa suy nghĩ là đôi giày của mình rộng quá. Tôi bước hụt trước bục thềm, trước mắt những người đang quan sát trong im lặng, vì mặt đường không bằng phẳng. Tôi cảm thấy cổ chân bị xoáy khi té xuống. Thật lạ kỳ trong tích tắc giữa lúc bị vấp và lúc ngã xuống đã có bao nhiêu điều chạy qua đầu tôi. Trong lúc té, tôi đã lo sợ rằng một ai đó phải bỏ dở thời khóa thiền để lái xe đưa tôi đến Sebastopol để bác sĩ chụp x-quang mắt cá chân tôi, nhưng ý nghĩ đó đã bị gián đoạn khi thay vào đó mặt tôi đập xuống cạnh bục thềm. Những người chứng kiến đồng thanh la lên. Tôi không thực sự cảm thấy đau - hơn là thấy sốc. Sự chú tâm của tôi chuyển từ mắt cá chân lên mặt, cố gắng mò mẫm để biết điều gì đã xảy ra. Hình như miệng tôi bị làm sao đó. Răng-Liệu tôi còn cái răng nào không? Rờ miệng, tay tôi đầy máu môi, chứ răng thì hình như tất cả vẫn còn nguyên trên nướu.

Tôi lồm cồm ngồi lên, và nhìn thấy những mặt người lố nhố từ trên bục cao ngó xuống lao xao. “Tôi không sao”, tôi nói. “Tôi thực sự không sao mà”. Làm sao mà tôi có thể té nằm một đống trên mặt đất như thế? Tôi là người từng trèo cây, nhảy dây, người coi thường sức hút của trái đất mà. “Tôi thiệt hư!” tôi nói thêm. (Chính việc không thể chấp nhận rằng mình già đã khiến người ta khó thực hiện việc lắp các tay nắm hay mua những tấm cao su không trượt bỏ trong bồn tắm).

Nhiều bàn tay đưa ra, kéo tôi lên. Một thiền sinh đạo hữu, là y tá, dẫn tôi đi rửa vết thương. Cô không tìm được đá lạnh, nhưng tìm được một trái dưa leo trong tủ lạnh, nên chẻ nó làm đôi để tôi đắp lên vết thương ở môi. Nhờ sự chăm sóc đó, tôi trở lại họp để nhận phần việc của mình, và buổi chiều đó tôi làm nhiệm vụ của người phục vụ trà trong thiền đường. Môi sưng đâu có cản trở người ta trong việc rót trà.

Sự tổn thương trên da thịt không đáng kể-mấy, vết bầm sau một tuần đã biến mất. Tôi được chăm sóc tử tế, được tặng nhiều cây kim sa. Nhưng thật đáng sợ khi té kiểu đó, đập mặt xuống trước.

Từ năm sáu mươi tuổi, tôi đã bị té nhiều lần, nên tôi quyết định lên mạng tìm hiểu về việc té ngã. Tôi tìm được rất nhiều lời khuyên hữu ích, giống như, “Đừng đứng trên ghế, bàn hay thùng”, của Cơ quan về Sức khỏe Cộng Đồng thuộc Khoa Lão Hóa của Canada. Một lời khuyên tốt nữa là, “Nếu được ráng té ngồi sẽ tránh được nhiều tổn thương nặng”. Còn Trung Tâm Phòng Bệnh có lời khuyên mà nếu tôi được nghe trước đó, tôi đã không phải té rồi: “Mang giày vừa vặn, tránh đế giày trơn trợt”.

Tôi được biết ở Mỹ hàng năm có khoảng mười ba ngàn người trong độ tuổi sáu mươi lăm hay hơn nữa chết do té ngã - đó là ba mươi lăm người mỗi ngày. Số người bị thương tật còn nhiều hơn, và sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa té ngã cho người lớn tuổi còn là một chuyên khoa riêng biệt trong ngành y. Và tôi thật ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhiều năm liên tiếp, có một dự luật được trình lên Quốc hội được gọi là Luật Giúp Người Lớn Tuổi Không Bị Té Ngã, dầu nó đã không bao giờ được thông qua. Ai có thể chống lại một dự luật như thế chứ? Nhưng chắc là vì nó quá tốn kém.

Ngoài việc bị ngã, cảm giác sợté ngã cũng không tốt cho sức khỏe, vì nó khiến người ta ngồi nhiều hơn, rồi gân cốt họ không vận động, ngày càng yếu hơn. Khoa Lão Hóa của Canada cũng nói, “Đừng để sự sợ bị té ngã cản trở bạn hoạt động. Sự thiếu hoạt động còn tạo ra nhiều nguy cơ bị té ngã hơn”.

Lý do đầu tiên tôi nghĩ đến trong việc té ngã do tuổi tác là vì tôi đã hành xử không hợp với tuổi của mình. Thí dụ, một ngày hè đẹp trời kia, tôi đạp xe trên làn đường dành cho xe đạp nhỏ hẹp, đi phía sau cô cháu gái mười tuổi của tôi, nhưng nó đã chạy mất hút. Tôi vẫn còn đủ sức đạp xe đạp, nhưng bỗng nhiên tôi cảm thấy muốn đạp xe mà ‘buông tay’ như tôi vẫn thường làm khi tôi là cô gái mười tuổi. Bạn chỉ già như bạn nghĩ!Không phải là người ta luôn nói thế sao? Ngọn gió mát vuốt ve mái tóc, và tiếng những con chim chích chòe từ trên các lùm cây kêu vang như ca ngợi tôi, cho đến khi tay lái của tôi trượt trên sỏi ở một khúc quanh và tôi rơi xuống, tướm máu đầu gối, hai tay và cùi chỏ. Tôi khập khễnh, dẫn xe đến chỗ cháu gái tôi đang đợi ở một nhánh đường. “Trời ơi! Xảy ra chuyện gì cho Nội vậy?”

“À, vì lòng kiêu ngạo đi trước cái té đó mà”, tôi trả lời. Từ đó tôi bỏ luôn việc lái xe “buông tay” - thêm một mất mát vì tuổi tác. Ít nhất điều này tôi cũng dễ dàng chấp nhận.

Sự thật là tôi không giữ được thăng bằng. Trong lớp yoga, khi tập thế đứng của con cò, tôi đứng gần tường, và lén dựa vào đó bằng đầu gối hay cùi chỏ tay, việc mà không có con cò tự trọng nào làm. Thầy lớp yoga bảo là tôi có thể giữ thăng bằng tốt hơn bằng cách thực hành. Vì thế tôi tập mỗi ngày. Mỗi sáng, trong khi đánh răng bằng bàn chải điện, tôi tập đứng một chân, thì bàn chải sẽ ngưng hoạt động ngay sau hai phút. Vào những ngày chẵn, tôi đứng trên chân phải; ngày lẻ, chân trái. Các cơ bắp của chân đứng đau buốt. Lúc đầu tôi không thể đứng hơn hai phút, nhưng giờ tôi làm được rồi.

Tôi càng già thì mặt đất dường như càng xa, và cái đầu tôi nhận tín hiệu từ bàn chân chậm hơn, cũng như ngược lại. Có những buổi sáng khi tôi vừa thức dậy và rời khỏi giường, tôi bị va vào cánh cửa trên đường đi vào nhà vệ sinh. Thân tôi vẫn thường đảm trách những việc tầm thường như tự đi một mình, mà không cần có người khác trông chừng; nhưng giờ, tôi phải suy nghĩ trước khi đặt chân xuống đất.

Tôi nhận ra rằng cây gậy không chỉ dùng để nâng đỡ các cơ khớp đau yếu - nó còn giúp ta giữ thăng bằng. Tôi chưa đến mức độ đó, dầu tôi cũng dùng gậy khi đi dã ngoại, nhưng điều đó không làm tôi mất mặt vì ngay chính những người trẻ tuổi, năng động cũng dùng chúng. Tôi có cây gậy của ông tôi để trên la-phông, chờ đợi tôi. Nó được làm bằng một loại xương nào đó. Đứng đằng sau mấy cây gậy là những con người.

Nói về người đi bộ, tôi đã được quan sát một đứa trẻ mười tháng tuổi, con gái của bạn tôi, tập đi. Đứa bé nắm lấy cạnh bàn, và đi dọc theo hết các cạnh, sau đó nó thực hiện những bước táo bạo, buông tay, và phóng tới, rất nhanh đến sofa! Hoan hô! Còn tôi, tôi di chuyển theo hướng ngược lại. Có lẽ sẽ có một ngày nào đó, những người có mặt trong phòng cũng phải vỗ tay khen tôi, khi tôi buông cạnh bàn ăn và đi những bước táo bạo vèo qua không gian để đến quầy bếp.

Trong quá trình tập đi, cô con gái của bạn tôi thường hay té ngã, nhưng nó đứng ngay dậy trên bộ xương bằng cao su của mình. Đôi khi nó cũng khóc, nhưng không bao giờ kéo dài. Nhưng khi bạn đã quá sáu mươi, và mặt đất dường như xoay vòng trước mặt bạn, thì câu chuyện sẽ khác đi, nhất là khi xương cốt bạn đã sinh ra lỗ chỗ, giống như của tôi.

Một lần khi ở trong căn ca-bin đơn sơ của bạn tôi, tôi thức giấc giữa đêm để dùng nhà vệ sinh ở bên ngoài. Lúc trở về giường, trong bóng tối của đêm không trăng, không đèn, tôi vấp và ngã vào một bệ cây, mà sau đó tôi mới biết mình bị gãy hai xương sườn. Tiếng động đánh thức cô bạn trẻ đang ngủ ở cuối dãy nhà, và cô tử tế hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không, tôi không nghĩ ra điều gì, và vì tôi may mắn té ngã saukhi ra khỏi nhà vệ sinh, nên tôi trở về giường, uống một viên aspirin, rồi ngủ tới sáng.

Nếu bạn có gãy xương, thì xương sườn là nơi tốt nhất để gãy. Trong đôi ba tuần, bạn có thể bị đau khi ho hay cười, nhưng thật diệu kỳ là cơ thể ta hoạt động tốt đến thế nào. Tôi cứ vô tư sống, tránh không ho, vậy mà sau một thời gian xương sườn tôi đã lành. Làm sao chúng biết để tự chữa lành cho mình nhỉ? Trong khi xe tôi bị móp, thì nó cứ móp mãi.

Sau đám tang mẹ, các chị em chúng tôi về nhà mẹ ở Chicago để dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Khi xong việc, tôi chào từ giã em gái tôi. Nó đang đứng đợi người đến dọn nhà giữa những thùng đồ đạc trong căn phòng khách trống trơn, lồng lộng tiếng người. Tôi từ giã ngôi nhà đó lần cuối để quay về bang California. Đó là một ngày mùa đông khắc nghiệt, tôi vội vã bước đi dọc theo lề đường với hành lý, giỏ xách. Khi tôi còn cách trạm xe buýt độ nửa đoạn đường, tôi thấy xe buýt đang đi tới và tôi bắt đầu chạy. Tôi trượt ngã trên lề đường đông đá và sách vở, giấy tờ từ trong giỏ của tôi văng ra tung tóe. Tay tôi bị cắt sâu, chảy máu, và một đầu gối bị sướt da dưới chỗ quần rách. Khi tôi cố gắng đứng lên, tôi thấy xe buýt chạy thẳng luôn.

Có hai phụ nữ cũng đang đi trên đường phía sau tôi -những thiên thần của lòng tử tế. “Bà có sao không? Có cần giúp gì không?” Người thì phủi lá cây vướng trên lưng tôi, người kia nhặt cho tôi những giấy tờ.

“Tôi không sao”, tôi nói. Cái phần không ổn trong tôi vô hình - nó liên quan đến việc từ giã căn nhà của mẹ tôi lần cuối. Nó liên quan đến sự thật là mẹ tôi đã mất. Bà đã ngã xuống lần cuối; chúng tôi đã thả tro của bà về với đất. 

Tôi cảm ơn hai người phụ nữ và đi tiếp đến trạm xe buýt, vừa lúc một chiếc xe buýt khác trờ tới. Tôi leo lên, lục tìm tiền với hai bàn tay rướm máu, và ngồi xuống trong bấn loạn. So với những người trên xe buýt, hẳn tôi trông rất thảm hại, nhưng khi đã ổn định trên chuyến xe đường dài ra phi trường, tôi đã lau những vết máu trên tay mình bằng chiếc khăn tay tôi đã lấy từ trong tủ áo của mẹ.

Một cái té nhẹ nhàng hơn đã xảy ra ngay trước thềm cửa nhà tôi. Khi bước xuống, tôi không để ý nên bước hụt chân trong khi vẫn còn một bậc nữa, và tôi ngã sõng soài trên mặt đường cement cứng. Tôi nằm lăn ra, cảm thấy đau buốt ở cổ chân. Đó là một buổi sáng êm ắng trong khu phố. Không có ai chung quanh. Hình như không có gì bị gãy. Tôi nằm đó, như người dừng bước trên đường đi chợ, ngước nhìn bầu trời trong sáng và những đường chéo của mái nhà nhô lên trong đó. Tôi ngắm nhìn các đầu ống khói. Thời gian như dừng lại, và tôi nằm nghỉ giống một đứa trẻ mẫu giáo đang giờ nghỉ trưa. Tôi đã ngã xuống không phải từ những bậc thềm mà xuyên qua một lỗ hổng trên mặt đất để đến một xứ sở không có tiệm tùng, không có sức hút của trái đất. Tôi không thể ngã sâu hơn nữa. Khi cổ chân tôi đỡ đau, tôi ngồi dậy, rời bỏ giây phút bình an, tôi thấy mình có thể đi lại bình thường.

Nhưng cũng có nhiều cách khác để tìm giây phút bình an. Một trong những điều được liệt kê trong tất cả danh mục để làm cách nào tránh té ngã là: “Gắn tay vịn trên tất cả mọi nấc thang”, và sau cú té ngã đó, cuối cùng tôi cũng lấp được tay vịn cho các bậc thềm trước cửa. Tôi đã chần chừ - làm sao mà có người sống ở địa chỉ nhà tôi lại cần tay vịn chứ? - nhưng giờ tôi cảm thấy thân gỗ tròn láng của tay vịn cầu thang trong tay tôi mới dễ chịu làm sao. Cũng dễ chịu gần giống như khi bạn được trượt cầu thang tuột.

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2012(Xem: 9360)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
25/07/2012(Xem: 8741)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 24 được tổ chức vào ngày 26.07 đến ngày 05.08.2012... HT Thích Minh Tâm
25/07/2012(Xem: 9540)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
25/07/2012(Xem: 7090)
1-Chúng ta hãy đem yêu thương vào nơi oán thù để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. 2-Chúng ta hãy đem tha thứ vào nơi lăng nhục để mọi oan khiên được dứt sạch theo thời gian. 3-Chúng ta đem tình thương vào nơi tranh chấp để hóa giải mọi xung đột hiềm khích phải quấy, tốt xấu, đúng sai trở thành hòa hợp. 4-Chúng ta đem ánh sánh chân lý trí tuệ từ bi vào nơi tăm tối u mê, lầm lỗi để chuyển hóa thành trong sáng hiện thực. 5-Chúng ta đem an ủi sẻ chia giúp đỡ vào nơi không có tình yêu thương chân thật để được bao dung và độ lượng. 6-Khi chúng ta biết tha thứ mọi lỗi lầm của người khác, tự nghiêm khắc với chính mình và ta chịu thiệt thòi một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
24/07/2012(Xem: 11560)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
23/07/2012(Xem: 7059)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
22/07/2012(Xem: 6301)
1-Người Phật tử chân chính luôn cung kính tưởng nhớ Phật, luôn thương yêu kính mến ông bà cha mẹ, vui vẻ thuận thảo với anh chị em và hay giúp người cứu vật. 2-Khi ta oán giận một ai đó, giống như mình đang ghim từng mũi kim vào thân này. Hãy học cách khoang dung và độ lượng để tâm ta được an tịnh trong từng phút giây.
20/07/2012(Xem: 11755)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
13/07/2012(Xem: 9090)
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt.
10/07/2012(Xem: 14921)
Đời vốn vô thường, nhân duyên nghiệp báo Hãy cùng nhau nương náo trọn kiếp người...Quảng Chánh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]