Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 01: Tôi để bình bát ở đâu

14/11/201215:24(Xem: 8443)
Chương 01: Tôi để bình bát ở đâu

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần I:
Những Vết Rạn Trên Thân Tâm

Chương 1: Tôi để bình bát ở đâu

Ngày nọ, tôi đang điền giấy tờ, nhưng không thể nhớ nổi số an sinh xã hội của mình. Tôi nhẩm lại mấy lần, nhưng cũng không thể đi xa hơn ba số đầu tiên. Cuối cùng tôi phải tìm chúng trên giấy khai thuế năm rồi. Để tự trấn an, tôi đọc một lèo Kinh Cựu Ướctheo đúng thứ tự, mà không một lần dừng lại. Năm tôi mười tuổi, bà cô tôi đã trả cho tôi hai đô-la để học thuộc lòng chúng và chúng vẫn ở nguyên trong đầu tôi hơn năm mươi năm nay. Bà nói rằng học thuộc lòng chúng có thể giúp ích cho tôi khi cần, và thật đúng vậy, nhưng không phải như cách bà mong đợi.

Dĩ nhiên, lẫn trí cũng là việc bình thường trong tuổi già. Tôi đoán, không biết trong những năm cuối đời, có lúc nào đức Phật quên không biết Ngài đã để bình bát của mình ở đâu. Nhưng dầu chuyện lẫn lộn có bình thường hay không, nó cũng là điều phiền toái, nếu không muốn nói là làm ta như què quặt. Thật đau lòng khi quên những điều mình thường nhớ đến. Không ít lần tôi đã phải nhờ bạn đi rảo quanh đường, tìm xem tôi đã đậu xe chỗ nào. Tâm tôi, cũng giống như quả thận của tôi, đã teo tóp lại với tuổi tác nên dung tích của nó không còn chứa được nhiều như xưa.

Giờ tôi liệt kê tên bạn bè trong sổ danh bạ dưới tên gọi (first name), vì tôi sợ mình sẽ không nhớ nổi tên họ (last name) của họ nữa. (Nhưng điều này chỉ ích lợi nếu như tôi còn nhớ thứ tự các chữ cái). Tật lú lẫn thường làm tôi quên phần cuối của cái tên, nên đôi khi tôi thấy mình bám vào chữ đầu tiên của tên gọi giống như người đang trôi giữa biển bám vào mảnh gỗ của cột buồm.

Tuần rồi tôi gặp một người quen trong một tiệm tạp hóa, tên người đó, tôi chắc là, bắt đầu bằng chữ P., nhưng là Peter hay Paul? Mẹ tôi có cách đối phó trong trường hợp đó. “Xin chào! Tôi còn nhớ tên của tôiđó! Còn bạn, có biết tên của bạnlà gì không?” Nhưng tôi thích sự chân thật, nên chúng tôi trao đổi chuyện nên gói hàng hóa bằng giấy hay túi ni-lông, và rồi khi đẩy xe ra khỏi quầy tính tiền, tôi nghe mình nói, “Rất vui gặp Phil nhé”. Đó đúng là vấn đề của việc hồi tưởng. Đôi khi, nếu tôi không lo lắng thái quá về điều đó, thì cái tên tự nhiên sẽ xuất hiện khỏi cái góc tối của đầu óc tôi. Cái tên sẽ nói, “Làm gì vội vã thế? Từ từ tôi sẽ đến thôi”. Mẹ tôi còn trải qua giai đoạn mà khi nói bà còn không thể nhớ những từ thông thường. Bà bắt đầu viết chúng xuống - sau khi bà đã nhớ lại chúng - trong một cuốn sổ tay nhỏ mà bà luôn mang theo mình. Danh mục. Mạch máu. Phấn hoa. Bà nghĩ rằng bà có thể tra tìm chúng khi cần thiết. Giờ điều đó cũng xảy ra cho tôi: tôi biết có một từ ngữ thích hợp cho điều tôi muốn nói, nhưng không thể nhớ đó là gì. Nếu người khác nói đến từ đó, thì tôi sẽ hiểu ý nghĩa của nó, nhưng dường như tôi không thể nắm bắt lấy nó, cuộn nó lại, để bỏ vào trong… À, bạn gọi mấy cái giỏ gai mà các ngư dân dùng là gì nhỉ?

Mà cũng không chỉ có từ ngữ, cả đồ vật nữa. Đi qua cửa an ninh phi trường, tôi đã bị giữ lại vì mấy cái dao nhỏ (để xắn bơ) trong túi xách. (Tôi thường không đi du lịch mà mang theo dao nhỏ, nhưng tôi mang chúng từ nhà người thân này qua nhà người khác). Khi viên chức an ninh cho phép tôi được mang chúng theo, tôi thở phào nhẹ nhõm, bước đi ra cổng máy bay, để quên lại máy tính xách tay của tôi trong cái khay nhựa xám. Tôi không ý thức được điều đó cho đến sáng hôm sau, khi ngồi xuống bàn để soạn mấy lá thư, tôi mới sực nhớ lại. Sau mấy ngày gọi điện thoại như khùng điên, tôi được người ta gửi trả lại cái máy. Giờ tôi ghi tên, thông tin liên lạc trên giấy, rồi dán bên ngoài máy tính.

Năm ngoái, khi tôi bị vấn đề về trí nhớ rất tệ, tôi thật sự lo sợ. Có mấy tuần, dường như ngày nào tôi cũng quên cái gì đó rất quan trọng, giống như tôi quên bóp để trong xe đẩy ở chỗ đậu xe của tiệm bách hóa. (Một tiếng sau khi tôi quay trở lại tiệm, cái xe đẩy vẫn còn nguyên nơi tôi để nó trước đó, với cái bóp của tôi cũng còn đó). Tôi cũng quên những thứ không đáng kể nữa. Tôi bỏ cái lược trà vào tách, rồi chế nước sôi vào, nhưng trước đó tôi quên bỏ lá trà vào cái lược trà.

Tôi đi bác sĩ tâm lý để xét về các hoạt động tâm thức của mình. Chính ông bác sĩ cũng đã hơn sáu mươi, nên đầu tiên chúng tôi cùng nhau hồi tưởng lại những năm sáu mươi - thập niên sáu mươi, không phải tuổi sáu mươi của chúng tôi - điều đó khiến tôi cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Sau đó ông bảo tôi lặp lại một dãy con số và chữ, rồi ông cho tôi xem một danh sách các từ ngữ được in bằng những màu mực khác nhau, bảo tôi phải nói tên các màu sắc càng nhanh càng tốt. Ông nói tôi thực hiện các việc này rất tốt, “ở tuổi của tôi”. Tôi thấy được trấn an, dầu câu nói ở tuổi của bàkhông giấu được nốt buồn trong đó, giống như câu nói “Đối với một phụ nữ ở tuổi đó, trông bà cũng được”.

Ông khuyên tôi nên quên những thứ không quan trọng chỉ làm rối không gian quý báu trong đầu tôi. Và ông nói, “Điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho đầu óc của mình ở tuổi này là nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng mỗi trưa”. Ý kiến hay; một ngày nào đó tôi sẽ biến điều này thành một thói quen.

Việc khám nghiệm đó giúp tôi chấp nhận rằng trí nhớ suy giảm cũng là chuyện bình thường. Đó là điều phải xảy ra. Tôi thường nghĩ mình khá thông minh, nhưng giờ tôi được có cơ hội để buông bỏ ngộ nhận đó. Giờ tôi đã có một bộ óc khác, nên nếu tôi cứ bám víu vào cái đầu của hai mươi năm trước, thì tôi sẽ khổ thôi.

Rồi đến việc nghĩ nhớ nữa. Tôi có thể không nhớ tên họ của nhiều người quen, nhưng tôi lại nhớ hình ảnh lúc cha tôi đứng ở ngưỡng cửa phòng trọ của chúng tôi ở Chicago. Ông nhìn giống như một người xa lạ trong bộ quân phục màu nâu, đầu đội nón, mà ngọn đèn ngoài kia hắt bóng xuống. Lúc đó tôi khoảng hai tuổi rưởi, và ông đã tham gia cuộc chiến ở Đông Dương.

Bạn càng già, cuộc sống của bạn càng ở trong quá khứ. Quá khứ càng xa, ký ức của bạn càng mang nhiều dấu ấn của lịch sử. Công việc của người già là kể chuyện về những thời đã qua - thí dụ như chuyện về người cha biến mất trong chiến tranh như thế nào. Hay về việc bước xuống bến xe buýt Greyhound ở Biloxi, bang Mississippi, bốn mươi lăm năm về trước, để làm việc ghi danh cho người ta đi bầu cử, và được ngài quận trưởng cảnh sát đón tiếp bằng câu, “Này, cô gái trẻ, đừng có mà gây chuyện trong thành phố chúng tôi nhé”. Lịch sử không phải là những điều thực sự đã xảy ra - không có chuyện đó đâu. Nó là những gì mà người ta nhớ lại và kể với nhau. Miễn là đừng dông dài quá đáng.

Một trong những người hùng của tôi là Studs Terkel, một nhà sử gia truyền khẩu vĩ đại. Đối với ông, việc người ta kể lại chuyện của họ là rất quan trọng, vì như ông nói, “Chúng ta sống trong Liên Bang của Alzheimer (bệnh lãng trí). Người ta đã quên chính lịch sử của họ”.

Đôi khi tôi kể một câu chuyện đến mấy lần, quên rằng tôi đã kể rồi trước đó, nhất là khi chuyện trò với con cái. Tôi cố gắng nhớ để dặn chúng, “Nếu mẹ đã kể chuyện này rồi, thì chặn mẹ lại nhé”, vì tôi biết từ kinh nghiệm với mẹ tôi là phải ngồi nghe lại một câu chuyện đã biết, rồi lại phải tỏ vẻ ngạc nhiên ở những đoạn hào hứng, là rất phiền toái. Ừ, thì điều đó thực sự phiền toái nếu bạn đã nhớ câu chuyện, và đó là một trong những lý do tại sao những người già nên chỉ đàn đúm với nhau. Khi tôi kể cho Bill, một người bạn cũ, một câu chuyện đến lần thứ hai, cũng không hề hấn gì, vì ông ta đã hoàn toàn quên nó rồi. Đây có thể nên gọi là “tâm khai thị”. 

Không cần phải nói, tôi cũng nhớ lại những điều kinh khủng, những lỗi lầm tôi đã tạo ra trong quá khứ. Tôi nhớ đã quăng một khúc củi ngang phòng khách, vào người đàn ông tôi đã từng yêu (may mắn, mà không trúng). Tôi nhớ mình đã cuộn người trong tủ áo kín cửa, sau mấy cái áo bành tô, để các con không thể nghe tôi khóc. Ký ức giống như là nhựa. Những gì tôi nhớ có thể không phải là điều thực sự đã xảy ra, và cách tôi nhớ nó cũng thay đổi, tùy thuộc vào sự thay đổi trọng tâm câu chuyện.

Những ký ức về thân, giống như cách bạn gài nút áo, dường như là điều cuối cùng ra đi. Một đạo hữu thân quen đã bị bệnh lãng trí (Alzheimer) nặng, bà không còn đến thiền đường để thực hành được nữa. Nhưng cuối cùng bà cũng đến, một thời gian rất lâu sau khi bà đã quên sắp xếp cuộc sống như thế nào. Một người trong tăng đoàn đến nhà rước bà đến dự thời khóa thiền buổi sáng. Bà không biết mình đi đâu, và tại sao, hay ai đang giúp đỡ bà. Người ta phải đỡ bà từ xe vào trong thiền đường, và giúp bà mặc áo tràng. Nhưng một khi bà đã vào trong thiền đường, cung cách, tư thế của ba mươi lăm năm tu tập vẫn hiển hiện nơi thân bà. Tôi thật cảm động khi nhìn thấy, suốt thời khóa, bà đã không sai sót như thế nào, vẫn biểu lộ sự nghiêm trang, tận tụy. Bà tụng Tâm Kinhthuộc lòng như mọi người khác, đảnh lễ khi cần đảnh lễ, và khi đến lượt bà bước ra khỏi thiền đường, bà chấp tay đến vái chào vị trụ trì để ra về. Ra khỏi thiền đường, bà lại không biết mình phải làm gì. 

Thật bực mình. Đôi khi, đang lái xe một mình qua những con đường quen thuộc, bỗng nhiên tôi không thể nhớ mình định đi đâu. Lúc đó, tôi như đang ở trong bóng tối, ngay giữa ban ngày. Tôi vẫn tiếp tục lái xe, nhưng chậm lại, với hy vọng có thể nhớ lại nơi tôi muốn đến trước khi đến đó. May mà, cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ ra được.

Thiền sư Dogen, vị thiền sư mà tôi mến mộ, đã viết, “Học theo Phật là học về cái ngã. Muốn học về cái ngã thì phải quên cái ngã đi. Muốn quên cái ngã thì phải được hiện thực hóa bởi vô số điều”. Ý ông là gì khi nói phải quên cái ngã? Có phải quên số an sinh xã hội hay nơi mình đã đậu xe, là những bước đi theo hướng đó?

Có lần, hai mươi năm về trước, trước khi tôi “già” đi, tôi có một trải nghiệm rất lạ. Tôi thức giấc giữa đêm và không thể nhớ mình đang ở đâu. Điều đó không có gì lạ -thi thoảng vẫn có thể xảy ra cho tất cả chúng ta, nhất là với những người thường di chuyển như trường hợp của tôi. Nhưng lúc đó, tôi cũng không thể nhớ mình là ai. Tiếng rạn nứt lớn đánh thức tôi dậy vẫn còn vang lên mồn một bên tai; có thể đó là tiếng cửa do gió đóng mạnh, hay một chiếc tô bể trong giấc mơ của tôi, nhưng dầu đó là gì, tôi đã rơi xuống vết nứt vào không gian đen tối của vô thức. Tôi đã tự hỏi, “Tôi đang ở đâu?”, và rồi kinh hoàng hơn, “Tôi là ai?” Tôi nằm trong giường, chờ đợi. Trong khoảng khắc đáng sợ đó, tôi không biết gì về việc tôi là ai. Tôi không thể nhớ tên mình. Sau đó mắt tôi quen dần với bóng tối, tôi nhìn ra tấm màn cửa sổ. À, tôi nhận ra căn phòng này rồi, trong một ngôi nhà của gia đình bên bờ biển, và rồi tất cả mọi thứ, cả cuộc đời vô thường của tôi lại trở về. Tôi không biết cái khoảng khắc trước khi nhớ lại có giống như một chứng lãng trí nặng. Hay đó là những điều thiền sư Dogen muốn nói đến?

Nếu đánh mất trí nhớ, tôi có còn là tôi nữa không, hay còn có một cái tôi nữa bên dưới trí nhớ? Ánh mắt nhìn của tôi có còn đó không, dẫu tôi có quên đến độ nào? Vấn đề là, hiện tại tôi không bị chứng lãng trí, nên việc tôi lo lắng về điều đó làm tôi phân tâm không có mặt trong cuộc sống của mình, không chăm sóc bản thân, và không chú tâm đến những vấn đề quan trọng.

Tôi nghĩ là thiền sư Dogen muốn nói đến việc quên đi những gì liên quan đến cái ngã, và khi tôi già hơn, tôi thấy thật tuyệt vời khi thực tập loại quên lãng này. Tất cả có nghĩa là buông xả. Tôi có thể quên đi việc phải hoàn thành mọi tham vọng của mình - đã trễ rồi cho điều đó. Tôi có thể quên “việc phải biến mình thành cái gì đó”, một cách nói ấn tượng. Đôi khi, trong một khoảng khắc nào đó, tôi cảm nhận được sự nhẹ nhõm của việc để cái ngã này nhẹ nhàng chuyển sang cái ngã kế tiếp, từng chút từng chút, giống như trứng hòa dần vào trong bột đánh.

Đây là lúc phải quên vài điều gì đó và nhớ những thứ khác. Đúng ra, thế giới này cần tất cả nhân loại nhớ về lịch sử của họ, và cũng nhớ đến sự đóng góp của từng người trong đó. Lịch sử là một quá trình mà chúng ta tiếp tục xây dựng bằng những câu chuyện chúng ta kể cho nhau nghe về quá khứ.

Trước khi có chữ viết hay trước khi phần lớn các dân tộc có chữ viết, họ phải dùng chính cái đầu của mình để chứa kiến thức, nên họ phải tùy thuộc nhiều vào trí nhớ của họ hơn là chúng ta ngày nay, và điều đó khiến cho ký ức của họ hoạt động mạnh hơn. Thí dụ, ngài Ananda, đệ tử của đức Phật, có một trí nhớ đặc biệt phi thường, ngài có thể nhớ lại tất cả những gì ngài đã nghe đức Phật dạy. Sau khi đức Phật nhập diệt, ngài truyền lại những lời đức Phật dạy, và hàng thế kỷ sau, các vị tăng ni trong các tăng đoàn tụng đọc các kinh điển cho nhau nghe cho đến khi cuối cùng họ có thể viết chúng xuống.

Việc in ấn khiến những ký ức được chia sẻ cho nhiều người hơn, và Internet càng dân chủ hóa ký ức văn hóa của chúng ta xa hơn. Nếu bạn quên các sách Kinh Cựu Ước, bạn có thể tìm chúng trên Internet. Nhưng vẫn có những điều Internet không thể nhớ giùm bạn, thí dụ như bạn đã đậu xe ở đâu. Và những câu chuyện đời bạn - chúng cũng không có trên Internet. Thí dụ, bạn đã cảm giác thế nào khi đang nằm trên giường cho con bú thì được nghe tin tức trên truyền hình thông báo rằng Martin Luther King Jr.[1]đã bị ám sát.

À, quên nữa, mấy cái giỏ gai đựng cá được gọi là creel.

* * *



[1]Một vị lãnh đạo phong trào chống kỳ thị với người da đen ở Mỹ những năm 1950.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2017(Xem: 7528)
Chiếu mùng hai Tết Đinh Dậu, vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, đảnh lễ Phật, Hòa thượng trú trì tặng Tập Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát ) Nha Trang- Khánh Hòa. 330 năm khai sáng – Truyền thừa & phát triển (1680-2010). Cầm trên tay tập sách, thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trú trì đã ghi: Ta-bà vật đổi sao dời Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa, Hoa Sơn dù trải nắng mưa Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn.
01/02/2017(Xem: 7564)
Với chủ trương dùng Phật giáo để cố kết nhân tâm, và làm nền tảng tinh thần cho xã hội, dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong rất phát triển. Nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều thiền sư danh tiếng đã đến hoằng pháp. Có thể nói rằng chúa Nguyễn đã khởi dựng sự nghiệp vĩ đại của mình với những ngôi chùa.
01/02/2017(Xem: 10378)
Ngày xưa Thiền sư Quang Giác (đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi.
01/02/2017(Xem: 16232)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
31/01/2017(Xem: 5383)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.
30/01/2017(Xem: 10921)
Dưới đây là một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặc biệt dành riêng cho ông Melvin McLeod Tổng Biên Tập của tổ hợp báo chí và xuất bản Lion' s Roar (Hoa Kỳ). Buổi phỏng vấn ngày 29 tháng 7 năm 2016 được diễn ra trong vòng thân mật, trong gian phòng làm việc giản dị và khiêm tốn của một cơ quan báo chí.
29/01/2017(Xem: 6874)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 8928)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 13751)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 6964)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]