Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời giới thiệu

14/11/201215:24(Xem: 9317)
Lời giới thiệu

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam


Lời giới thiệu


Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ.

Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.

Quá trình tu tập theo Phật giáo giúp tôi không lẩn tránh những gì khó khăn. Khó khăn đôi khi cũng ẩn chứa những tín hiệu tốt lành, ngay chính trong mớ bòng bong đó. Cũng như với tư cách là một nhà văn, việc quán sát, tìm hiểu những điều khổ đau là cái tôi quan tâm nhất. Vì thế tôi bắt đầu viết về tuổi già. Tôi muốn nhìn tận mặt sự lão hóa. Đó là cái gì?

Đầu tiên, tôi liệt kê những điều khó khăn mà bản thân tôi trải nghiệm, như là lẫn trí, đau gối, và sợ cô đơn, rồi tôi quyết viết một bài văn về mỗi thứ này. Tôi muốn tập cho mình biết làm thế nào để chấp nhận tuổi già mà không cảm thấy ngao ngán, chua cay. Sau đó, khi tôi ngày càng già hơn, thì nhiều thứ khác cũng xuất hiện, vừa tuyệt vời vừa đau đớn. Tôi lên chức bà, mẹ tôi qua đời và tôi vẫn còn tiếp tục viết. Tôi không chỉ viết về những điều đang xảy ra cho thân tâm mà tôi không thích, mà tôi còn viết về những đổi thay trong các mối liên hệ do tuổi già. Trong lúc viết, tôi ghi nhận những đổi thay huyền bí, cũng như những khai thông mới trong tâm linh, những cách sống mới mà tuổi già mang đến cho tôi.

Quyển sách có vẻ là chuyện riêng tư, nhưng tôi hy vọng là những quan tâm của tôi cũng liên quan đến những vấn đề của bạn. Tôi cũng hàm ân những vị đã viết về các vấn đề kinh tế ở tuổi già, những quan tâm về sự chăm sóc sức khỏe, nhà ở, mà nhiều người già phải đối mặt.

Montaigne, ở thế kỷ thứ mười sáu, đã sốc thế giới văn chương khi mang kinh nghiệm cá nhân của mình vào những trang viết về triết học và tư duy. Ông đã tuyên bố, “Bản thân tôi là chủ đề của sách tôi”. Ông gọi các bài viết của mình là “bài văn tập”, ngụ ý là những thử nghiệm (attempts). Tôi hàm ân ông vì đã mở lối đi này từ rất lâu. Còn đây là sự thử sức của tôi.

Ngoài ra, quyển sách này cũng là một phần của một cuộc đối thoại lớn hơn. Tôi thuộc về thế hệ những người có thói quen luôn trao đổi với nhau về những gì mà mình đang trải qua, nên chúng tôi đã cùng nhau thực hiện việc này. Không chỉ mình tôi già đi, dầu tôi sống trong nhà một mình.

Tôi thuộc về một nhóm năm người, tất cả đều là phụ nữ trên sáu mươi. Chúng tôi thường tụ họp lại để chia sẻ những kinh nghiệm của tuổi già, về những gì đang xảy ra cho xương cốt của chúng tôi, cho cuộc sống gia đình của chúng tôi. Chúng tôi tự gọi mình là “crones” (những lão bà). Tự điển định nghĩa crone là “bà lão già héo”. Vài người trong Crone Group (Nhóm Lão Bà) héo hắt hơn những người còn lại, nhưng tất cả chúng tôi sẽ còn phải héo hắt thêm nữa trước khi ra đi vĩnh viễn.

Điều này khiến tôi nhớ lại một tổ chức phụ nữ khác mà tôi cũng là thành viên trong thập niên 70 - nhóm ‘đánh-thức-lương-tri”. Lúc đó chúng tôi tụ họp lại để lột mặt sự kỳ thị giới tính mà chúng tôi đã quá quen thuộc và để giúp nhau chống lại những gì mà chúng tôi không thể nào chấp nhận được nữa. Trong Nhóm Lão Bà, chúng tôi cũng hỗ trợ lẫn nhau, nhưng giờ thì không phải là để đối kháng mà là để chấp nhận. Tôi không nói đến sự buông xuôi, nhưng: Đây là sự thật. Đây là những gì đang xảy ra. Chúng ta phải đối mặt với chúng như thế nào? Trong quá trình đó, đôi khi chúng tôi thấy hình như mình đang tung hô tuổi già.

Tôi rất bực khi nghe ai đó nói, “Dầu bạn có già, bạn vẫn có thể trẻ trong tim!” để an ủi người già. Ẩn sau câu nói đầy thiện ý đó là một giả định văn hóa sâu xa rằng già là xấu, trẻ thì tốt. Tôi thật muốn biết, già trong tim thì đã sao? “Già trong tim”- điều đó nghe không hay lắm sao? Bạn không muốn được yêu thương bởi những người mà trái tim họ đã quen yêu thương qua nhiều năm tháng sao?

Trong văn phòng chật chội của nhóm Gray Panthers (Những Con Báo Xám), treo đầy trên tường là những áp-phích hình ảnh của nhiều khuôn mặt già trẻ, tuổi tác khác nhau, và dưới mỗi bức hình là những dòng chữ, “Tuổi đẹp nhất là tuổi bạn đang mang”.

Tuổi già là một phần của cuộc sống. Vào thế kỷ thứ mười ba ở Nhật Bản, đại lão thiền sư Dogen đã viết, “Đừng nghĩ rằng lửa có trước, tro tàn có sau. Lửa tự nó là một giai đoạn và tro tàn tự nó cũng là một giai đoạn”. Chúng ta đang ở giai đoạn của chính mình; đừng nghĩ về lúc chúng ta đã từng là người trẻ, hay nghĩ đến lúc chúng ta sắp là người chết.

Nhưng ngay chính thiền sư Robert Aitken, trong một cuộc phỏng vấn về tuổi già - lúc đó ông đã tám mươi - cũng đã phải thú nhận với tiếng cười, “Tôi thường cảm thấy mình giống như một người trẻ tuổi nhưng có điều gì đó trục trặc với tôi”.

Phải cần thời gian để hình ảnh tự - ngã trong tâm bắt kịp với thân. Thoáng nhìn hình ảnh mình phản chiếu qua cửa kính tiệm bán đồ, lúc đầu tôi không nghĩ đó là tôi, mà một người nào đó già hơn tôi. Khi tôi đến dự buổi họp mặt các bạn cũ lần thứ năm mươi, tôi nghĩ mình đã vào lộn phòng: Mấy cụ già lẩm cẩm này là ai vậy? Và rồi sự nhận nhìn kỳ thú: trên gương mặt của người đàn ông già tóc bạc kia, là cậu bé thường hay kéo tóc tôi những lúc ra chơi.

Mẹ tôi, Alice Hayes, một nhà thơ nghiêm túc nhưng rất thích hài hước, đã viết như sau[1]:

Trong tuổi già, một Cô (Ms.) còi cọc

Bắt đầu học về tính hiện tại (isness) của hiện tại(is)

Nhưng không ai làm việc đó,

Nên cô chỉ đã là (WAS) và đã là (WAS)…

Giờ thì cô đã ra đi để Có Mặt (BE) ở Cadiz.

Đúng vậy, thưa mẹ. Một vị thầy Phật giáo Wes Nisker cũng đã nhắc nhở rằng, chúng ta được gọi là ‘human being’ (con người), không phải là ‘human doings’ (làm người). Lão Tử cũng đã nói thế, từ rất lâu rồi: “Đạo để thực hiện là có mặt”. Chúng ta, những người già, bắt buộc phải chậm lại trong lãnh vực làm, nhưng được ở tay trên trong lãnh vực có mặt. Mẹ tôi là một trong hai người khiến tôi ngạc nhiên vì đã xuất hiện một cách thiếu cân đối trong quyển sách này. Bà mất khoảng thời gian tôi bắt đầu viết về tuổi già, nhưng điều đó không hề cản trở việc bà có mặt đều khắp trong tất cả các bài viết của tôi. Lý ra tôi không nên ngạc nhiên, vì bà là người già mà tôi biết rõ nhất. Một điều gì đó đã gây xúc động trong tôi khi tôi chứng kiến bà chuyển đổi từ hơi già đến già thật già.

Một thành viên khác trong gia đình cũng luôn có mặt trong sách là cháu gái tôi, Paloma, được sinh ra trước khi mẹ tôi qua đời. Cháu giúp tôi hiểu về tuổi già bằng cách cho tôi thấy cái trẻ của cháu. Tôi thấy chúng tôi rất khác nhau: tôi không thể treo đầu gối trên các xà trong phòng thể dục, còn cháu không thể kể chuyện về cuộc đời thuộc thế kỷ thứ 20 xa xưa rồi. Tôi cũng nhận thấy rằng, những năm tháng phân cách giữa chúng tôi không phải là một chướng ngại mà là một thứ để làm phong phú thêm niềm vui được sống bên nhau.

Wabi-sabi” là một thuật ngữ Nhật dùng để diễn tả cái đẹp của vô thường, cái không toàn hảo của những thứ đã cũ mòn, nứt bể qua sử dụng. Những thứ đơn giản, cũ kỹ giống như một chén trà bằng đất cũ, và những thứ biểu hiện tuổi và sự sử dụng của chúng, giống như một cầu thang gỗ cũ bóng loáng bởi nhiều bàn tay chạm vào, đều tuyệt đẹp.

Tôi thường vá nhiều mảnh vải trên quần áo và dán keo những chiếc dĩa bể lại với nhau. Tôi thích mạn vá nhiều món đồ. Tôi thích chụp hình những thứ cũ kỹ: những vết nứt hình lưới nhện trên mặt kính xe tải, mảng rêu sáng trên tường của một trạm tàu hỏa bỏ hoang. Các cô cậu trẻ tuổi bây giờ phải trả nhiều tiền để đi tắt đến wabi-sabikhi họ mua những chiếc quần jean kiểu mẫu đã được làm phai màu trước, được làm nhăn nhó trước, làm rách trước khi sử dụng, nhưng cái nét mộc của wabi-sabikhông thể sản xuất ra trong nhà máy. Điều đó phụ thuộc vào thời gian.

Trong ikebana - nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản - những loại hoa chóng héo tàn lại đặc biệt được coi trọng vì chúng hiển lộ vẻ đẹp của vô thường. Chính vì chúng chóng héo tàn nên chúng được quý trọng.

Tôi cũng đang trở nên một wabi-sabi. Tôi quán sát bề mặt bàn tay của mình với sự thích thú: các đốm nâu đang mọc tùm lum, những đám gân xanh đang nổi cộm hẳn lên. Tôi có thể dùng bàn tay kia để kéo đám da lỏng lẻo trên bàn tay khẳng khiu. Điều đó có gì xấu không?

Càng già, tôi càng trở nên hướng nội, chỉ dựa vào bản thân mình. Công việc làm không còn, con cái đã lớn, sống rất xa, cha mẹ đã qua đời. Không còn có thể đeo ba-lô đi bụi, không còn nhảy được hip-hop. Thực ra, tôi là ai? Giờ, đó là việc tôi phải tự khám phá.

SUSAN MOON

[1]ND: Bài thơ dưới đây chỉ là tạm dịch, không thể nói lên ý nghĩa thực sự của nó vì đây là cách chơi chữ về văn phạm trong tiếng Anh, về các thìcủa động từ To Be, không có phần tương ứng trong tiếng Việt, hoặc ít nhất là trong khả năng tôi không thấy có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2017(Xem: 5825)
Cuối tuần qua, chúng tôi lại có duyên tham dự Khoá tu học mùa Thu hằng năm của Thiền Viện Diệu Nhân ở Rescue, CA. Khoá tu năm nay có chủ đề: Tu Là Biết Mình. Thiền viện này là một chi nhánh của Thiền Tông Việt Nam từ trong nước do Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từ dung hợp từ thập niên 70's. Có thể nói, pháp môn Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 xuất xứ từ Tu Viện Chân Không (1970-1986) và Thiền Viện Thường Chiếu từ năm (1974 cho đến nay) do Ngài chủ trương và hướng dẫn. Vì chúng tôi, chỉ được nhân duyên tu học có hai ngày mà lại bán trú nên có thể những gì chúng tôi viết và cảm nhận ở đây không đầy đủ. Vậy mong quý vị rộng lượng mà hoan hỷ.
26/11/2017(Xem: 11045)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
25/11/2017(Xem: 15650)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
24/11/2017(Xem: 5300)
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrim
23/11/2017(Xem: 11660)
Các đối tượng vật chất mà chúng ta nhìn thấy là tương đối chứ không có một thực tại khách quan; chúng là những biểu hiện của tâm. Chúng có mặt trong những hiện khởi cảm giác của tâm. Không có thực tại riêng biệt nằm ở đâu đó bên ngoài.
21/11/2017(Xem: 12962)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
21/11/2017(Xem: 7701)
Mưa nhẹ trong đêm. Lắng tai thật kỹ mới nghe được tiếng rơi tí tách bên ngoài qua khung cửa kiếng đóng kín. Hàng cây cao rũ lá ướt trên các nhánh khô gầy đầu thu. Đèn đường lặng soi trên những vũng đọng. Côn trùng im tiếng. Không có tiếng đập cánh của chim đêm. Không có tiếng chân người dẫm xào xạc trên lá. Cũng không có tiếng động cơ nào của xe cộ trên đường. Hơi thở nhẹ như tơ trời. Nhẹ như hư không.
14/11/2017(Xem: 11664)
Dưới đây là bài phỏng vấn Giáo sư Trung Quốc Ji Zhe (汲 喆/Cấp Triết) về tình trạng Phật giáo ngày nay tại quê hương của ông. Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo "Le Monde" của Pháp ngày 9 tháng 9 vừa qua với tựa: "Đức Phật mặc áo màu đỏ" (Bouddha en habit rouge), và đồng thời cũng được đưa lên trang mạng của tờ báo này, nhưng lại mang tựa khác: "Tại Trung Quốc, chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới" (En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau bouddhiste).
10/11/2017(Xem: 8678)
Trong các tổ chức, cộng đồng, quốc gia trên thế giới, nơi nào cũng có phép tắc luật lệ riêng mà thành viên thuộc các tổ chức đó hay người dân thuộc cộng đồng hay quốc gia đó bắt buộc phải tuân thủ. Mục đích của luật lệ là nhằm giữ cho cộng đồng có được trật tự, ngăn ngừa giảm thiểu những tai ương tội ác do kẻ xấu cố tình gây ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]