Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 04 - Trụ am thất

14/10/201212:23(Xem: 10376)
Bài 04 - Trụ am thất

HỌC PHẬT HÀNH NGHI

(PHÉP TẮC CHO NGƯỜI HỌC PHẬT)
Thích Minh Thông Lược dịch và Phụ chú

Bài 4 - Trụ am thất

 

Lời thưa: Kinh Phật Thoại nói: tỳ-kheo ở nơi tụ-lạc, dầu cho nghiệp thân và khẩu đều tinh tấn, chư Phật vẫn thường lo. Còn tỳ-kheo ở núi tuy rảnh việc nằm không, chư Phật thảy đều mừng. Cho nên cổ đức nói:
Tăng trụ thành hoàng Phật-tổ ha
Tiên-hiền đô thị ẩn nham a
Sơn-tuyền lưu xuất nhân gian khứ
Thanh-thủy y nhiên thành trược ba
Tạm dịch:
Tăng ở thị thành Phật-tổ la
Tiên-hiền quý vị ở non mà Nguồn trong trên núi nhân gian chảy Thanh thủy trở thành sông đục ra.

Phàm sa-môn khi ra cất Am thất để tu hành, trong ngoài chung quanh Am đều nên quét dọn sạch sẽ, chẳng được để bề bộn các thứ tạp vật. Công phu sớm tối chuông trống cần phải đều đặn rõ ràng chẳng được lơ là trễ nãi. Mặt trước Am cần phát quang mở lối, chẳng được để hoang tàn. Hai thời cơm cháo cần phải thanh khiết, chẳng được nhiều món tạp nhạp. Trong Phật điện phải luôn luôn lau chùi sạch sẽ, trừ những thứ pháp khí, hương đèn ra chẳng nên để các thứ tạp vật. Hoa quả, nước sạch, thức ăn cúng Phật, v.v... chẳng được lấy mũi ngửi trước. Không được trái thời loạn đánh chuông, gõ mõ, đánh kiền chùy, v.v... Khám thờ Phật, đèn Phật nên lấy giấy kiếng dùng màn lồng che đậy để tránh bụi bặm cùng làm tổn hại các loài bọ trùng bay vào. Thời thường nên lau chùi khiến tâm mắt sáng sạch. Kim thân Phật tượng phải luôn giữ gìn như mới, chẳng để bụi trần làm dơ bẩn khó coi.


Lời phụ: Am là nhà ở của người xuất gia cách xa làng mạc, là căn nhà nhỏ khiêm nhường làm bằng tre nứa và lợp cỏ hoặc lá mà thành; cũng gọi là thảo am, bồng am, am thất, mao am, thiền am, lư am. Tăng tục phần nhiều ở am để tu hành. Đã phát tâm ra mở Am Thất tất phải thông hiểu kinh luật, tự biết đường tu hành, tự có thể khuyến tấn tự mình. Sinh hoạt hằng ngày phải biết chiếu theo quy củ, sống một mình cũng phải khép mình như đang sống giữa chốn già-lam, nương chúng tùy chúng sách tấn lẫn nhau. Pháp khí xử dụng đúng với phép tắc cũng là một pháp môn giáo hóa người khác vậy.

Thường thấy các tiểu am của tăng lữ gần nhà dân, không những tự thân đã không trang nghiêm mà đối với Phật tượng cũng để cho lốm đốm khó coi. Trong Phật điện để bụi trần cao cả tấc. Treo tượng thì tùy tùy tiện tiện, để lẫn lộn ở chỗ không thể thấy nghe. Những việc như vầy chính là chỗ làm, hành vi của những hành giả một khi buông chiếc ca-sa xuống liền mất thân người. Hy vọng các bậc minh triết nên cùng nhau khuyên gắng.


Lời phụ: người tu nếu quá tùy tiện thì một khi mất thân người, lai sanh không biết đi về đâu. Phải biết câu: đa phương tiện xuất hạ lưu. Xin cùng nhau khuyên gắng.

Sớm tối nên hằng luôn tụng niệm chẳng được thôi dứt. Hương đèn cúng Phật cần nên thường thay tươi mới, chớ để bàn thờ trống không. Khoản đãi khách khứa cần nên giữ lễ, chẳng được giữ lòng kiêu ngạo hay ton hót. Dạy đệ tử cũng phải có giờ giấc, chẳng được nóng giận mắng chửi người. Chẳng được nuôi dưỡng gà vịt heo mèo, chẳng được cất giữ dao súng, hỏa pháo, cần câu, lưới cá, v.v... tất cả những thứ này đều là thứ tác hại sanh vật, làm tổn lòng từ. Chẳng được nương mình gần gũi nơi hàng nữ lưu (trừ Am của ni cô). Chẳng được gặp người là quyên góp tiền, chẳng được nhận đình đám ngồi đàn làm pháp sự. Nếu có nhà thiện tín thật tâm thì bất đắc dĩ cũng có thể qua lại. Nếu chẳng vậy thì thuận theo tự nhiên do người tự đến, tuy nhiên cũng không được lấy đó làm thường nghiệp (cách sanh hoạt hằng ngày).


Lời phụ: Đối nhân xử thế tất theo phép, hành xử phải lấy lòng nhân khoản đãi, bình đẳng với hết thảy chúng sanh. Lấy lợi ích người làm trọng, Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: Bồ-tát lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy lòng từ-bi làm bổn hoài. Chẳng để mất tín tâm của người học Phật đối với Tam-bảo.

Phàm mướn nhân công làm việc chùa, nên trước phải phân định ngày giờ và giá cả, nói rõ nơi đây ăn chay, giới sát niệm Phật, không uống rượu, không ăn các thứ nồng cay, cho đến chẳng được ca hát cười giỡn, v.v... công thợ nên trả bằng tiền nhiều hơn để thay thế cho các thứ nhu yếu phẩm, các thứ khác. Bên ngoài am chẳng được trồng đào lý các thứ cây ăn trái, để tránh chiêu khẩu thiệt (miệng người đàm tiếu).
Chẳng được ăn và trồng ngũ tân(*). Chẳng được sống tà mạng(**) Kinh Phạm Võng nói: nếu Phật-tử, dùng ác tâm vì lợi dưỡng buôn bán nam sắc nữ sắc, tự tay làm đồ ăn, tự xay, tự giã, xem tướng, bàn mộng, đoán sẽ sanh trai, sanh gái, bùa chú pháp thuật, nghề nghiệp, phương pháp nuôi ó và chó săn, hòa hiệp trăm thứ thuốc độc, nghìn thứ thuốc độc, độc rắn, độc sanh kim, sanh ngân, độc sâu cổ, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Nếu cố làm điều trên, Phật-tử này phạm “khinh cấu tội.”


Lời phụ: Sống phải theo pháp của Bát Chánh Đạo: chánh kiến: rõ biết khổ tập diệt đạo, chánh tư duy: biện biệt được thị phi nhân ngã, chánh ngữ: bất vọng ngữ, nói lời lợi người, chánh nghiệp: thuận theo 5 giới, chánh mạng: ngược lại với tà mạng, chánh tinh tấn: 4 chánh cần: pháp ác đã sanh làm trừ diệt, chưa sanh thì khiến chẳng sanh, điều thiện chưa khiến phát sanh, sanh rồi khiến thêm lớn, chánh niệm: quán 4 pháp bất tịnh: tâm vô thường, thọ thị khổ, thân bất tịnh, pháp vô ngã, chánh định: xa lìa các pháp tham dục xấu xa thành tựu đạo pháp.
Tà mạng: (hạ khẩu thực: làm ruộng, hái bán thuốc,... để mưu sinh. Ngưỡng khẩu thực: xem thiên văn, thuật số để mưu sinh. Phương khẩu thực: dựa vào thế lực của các nhà quyền quý, giàu có, làm sứ đi khắp 4 phương cho họ để mưu sinh. Tứ duy khẩu thực: làm nghề bói toán lành dữ để mưu sinh). Ngũ Tân: (hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ: là 5 thứ rau có vị nồng cay, 5 thứ này nấu chín ăn phát dâm, ăn sống thêm sân nộ; cũng gọi là ngũ huân).

Trong Am chỉ treo những câu liễn cảnh sách, ngoài ra chẳng nên để những chữ gì khác. Phàm là những gì có đủ sự trang nghiêm thì nên để cúng trong Phật điện đường, nhưng lại chẳng được quá hoa lệ, đã viết là Am thì nên lấy sự thanh khiết không trang sức làm trên hết. Lại chẳng được tích chứa nhiều tiền bạc, gạo thóc, áo quần, trân bảo vật quý, tránh cho lòng thèm muốn của người đời. Nếu có dư thời nên đem ra bố thí cho những người nghèo khó khốn khổ trong những năm mất mùa đói kém. Chẳng được cứ mãi lo cho vay cho mượn, để mang danh là Am nhà giàu. Chẳng được dùng kim tiền, huân tửu, kết giao với thổ thần, cùng các hàng vô lại. Chẳng được cùng với hàng văn nho đọc sách để ngâm ca xướng vịnh thơ văn. Chẳng được cùng với những người lân cận thiếu thốn tránh phát sanh những lời hiềm chê. Nếu gặp những năm đói kém, hoặc rét buốt nghiêm trọng cùng tang ma các việc, nên tùy theo sức mình mà chu cấp cho họ.


Lời phụ: Am tu hành tức cần nghiêm tịnh, hoàn cảnh thoáng đãng, khiến thân tâm được an tịnh, tinh thần phấn chấn. Sự sự vật vật đều là pháp cảnh tỉnh khiến mình người đồng vượt lên bờ giác. Đối việc đời chỉ làm theo bổn phận.

Chẳng được cùng người đời kết giao làm cha mẹ, huynh đệ, tỷ muội. Chẳng được kia đây tặng quà lễ qua lại, cùng đến người thăm chơi, hay đưa người về Am cũng lại như vậy. Trừ những việc cúng dường các Trưởng-lão, chẳng được tặng biếu hoa quả cùng người đời. Chẳng được với người đời chúc phúc khánh hạ, trừ phúng điếu; trong am lại chẳng được tổ chức tiệc vui mừng.


Lời phụ: đã xuất gia tức cắt ái từ thân thì đâu còn quay lại nhận người khác làm thân quyến nữa. Xử sự nên theo pháp, chẳng theo thế tình. Kẻo không, chẳng độ được người lại còn bị người độ đi mất.

Nếu là ngày Phật, Bồ-tát Thánh Đản, nên vì đại chúng tụ hội mà diễn thuyết Phật-pháp, đưa thư tín Phật. Chẳng được nhận những trẻ nhỏ ấu nhi làm đồ đệ quyến thuộc. Chỉ trừ việc vì nhân duyên đại sự, bằng không chẳng được cầu người cùng hướng đến các nhà hào phú hóa duyên, và cầu tụng kinh sám, v.v... chẳng được dừng đứng bên trường học, dừng lại cùng những người nhàn rỗi, người xấu, trừ cần phải dưỡng bệnh. Lúc dưỡng bệnh thì nên tùy thời vì họ mà thuyết nhân duyên Phật-pháp, chẳng được cùng người đánh đàn, chơi cờ, ca hát.


Lời phụ: các ngày vía, giỗ tổ trong năm nên lợi dụng cơ hội này để kết duyên, gieo duyên cho người. Đem Phật-pháp giới thiệu với người, mỗi khi có dịp giao tiếp đều nên khéo dẫn dắt họ quay về với đạo giải thoát.

Chẳng được luận đàm việc chánh sự (chính trị), chiến tranh, tố tụng, chuyện thị phi trong nhân gian, cùng tất cả những việc thế gian tạp sự. Lúc không việc gì thì nên tụ họp đồ chúng, đồng tham đạo hữu, công nhân, v.v... mà vì họ thuyết về nhân quả trong Phật-pháp. Chẳng được thọ nhận y áo cùng đồ dùng của người nữ để lại (trừ Am của ni cô). Chẳng được phóng hỏa thiêu đốt núi rừng, v.v... Kinh Phạm Võng nói: “Nếu Phật-tử vì ác tâm, phóng hỏa đốt núi rừng đồng nội. Từ tháng 4 cho đến tháng 9 phóng hỏa, hoặc cháy lan đến nhà cửa, thành ấp, tăng phường, ruộng cây của người, và cung điện tài vật của quỷ thần. Tất cả chỗ có sanh vật, không được cố thiêu đốt. Nếu cố thiêu đốt, Phật-tử nầy phạm “khinh cấu tội.”


Lời phụ: Xuất gia lấy việc xuất thế làm trọng. Kinh Tứ Thập Nhị Chương Phật nói: việc chính trị thế gian giống như 6 con rồng múa, khó phân thị phi nhân ngã. Phải biết: phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.

Chương này tuy chỉ riêng nói về phần của sa-môn, tuy nhiên tương lai có hàng cư sĩ nào muốn ở Am thì cũng nên y chiếu theo thông lệ trên mà thi hành.

Lời thưa: Phàm nghe pháp, phải nghe mà nghĩ, nghĩ mà tu, chẳng đặng chuyên nhớ lời hay, để giúp câu văn lý luận. Chuyên nhớ lời hay, mà không thực hành, thời không ích chi cho đạo. Như người nói ăn mà không ăn, thì đến bao giờ no bụng, cũng như đếm ngọc báu của người, rốt cuộc mình không có một đồng nhỏ. Bằng cậy tài nghề, khoe khoang chỗ tri kiến, không cần tỏ lý, thêm lớn cây cờ ngã mạn, trở thành thuốc độc. Chẳng đặng dùng miệng thổi bụi trên kinh, có hai lỗi: (1) hơi hôi trong miệng ; (2) mất tâm cung kỉnh ; cần phải lấy vật sạch lau đó. Văn Thù Vấn Kinh nói: sắm sửa đồ cúng dường mà lấy miệng thổi sạch bụi trên đồ cúng đó. Hơi hôi miệng bay ra làm ô uế đồ cúng vậy.
Phàm sa-môn, cư sĩ, khi đọc kinh luật của Phật nên đốt hương chánh tọa, thấy kinh như thấy Phật. Chẳng được nương dựa, chẳng được dùng tay không sạch mà cầm nắm kinh tượng. Muốn đọc kinh, trước hết nên ngồi tĩnh tọa một thời gian ngắn, niệm thầm bài kệ rằng:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như-lai chân thật nghĩa.
Tạm dịch:
Vòi vọi không trên pháp thẩm sâu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy chuyên trì niệm
Nguyện giải Như-lai nghĩa nhiệm mầu.
Niệm xong rồi, chắp tay xá rồi mới mở kinh ra. Đọc kinh, chữ chữ cần phải lý hội nghĩa giải, cùng với tâm tương ưng, chẳng được đọc lướt qua loa.

Lời phụ: Thân người khó được, Phật-pháp khó nghe. Nên biết đời nay được thân người là do nhơn lành của đời trước biết tu dưỡng, biết giữ gìn 5 giới 10 điều thiện. Nay gặp được Phật-pháp, thì phải biết hết lòng trân quý kính trọng duyên lành này. Chúng ta sanh ra đời này tuy không gặp Phật tại thế, nhưng còn gặp được kinh điển chánh pháp của ngài để lại, nên chúng ta kính kinh như kính Phật. Khi đọc kinh Phật, trước phải lắng lòng khiến tâm bình khí hòa, để tinh thần định trụ trong lời Phật dạy thì mới hay thâm ngộ được Phật lý, chẳng nên đọc qua loa để lướt qua đi những thâm ý sâu xa trong lời Phật nói.
Phàm đọc kinh, nên đắp y (phương bào) hoặc mặc áo tràng (áo ngoài). Trên bàn trừ kinh điển cùng với lư hương đèn ra, chẳng được để thêm các thứ tạp vật như trà quả, các thứ vật khác, còn bút viết, nghiên mực nên an trí nơi chỗ khác. Trên kinh có bụi, nên dùng giấy sạch mà lau, chẳng được dùng miệng mà thổi. Đọc xong hoặc ngơi nghỉ, cần phải đem kinh để lại trên giá kinh và gấp lại cho ngay ngắn. Đọc đến chỗ nào nên dùng chỉ vàng mà làm giấu ngăn ở trong kinh, trên đầu để lộ ra một chút, chẳng được bẻ gấp mép trang kinh làm giấu, chẳng được làm nhàu nát. Đọc kinh đến nửa chừng nếu tâm sanh tạp niệm, thì nên gấp kinh lại, đến khi tạp niệm tan rồi mới lại mở ra đọc tiếp.
Nếu có khách tới, hoặc trưởng bối, hay đồng học đến, đều nên gấp kinh sách lại rồi mới nên tiếp chuyện. Có kinh Phật ở trên bàn chẳng nên bàn luận chuyện thế gian tạp thoại, chẳng được cười và nói lớn tiếng, chẳng được khạc nhổ. Nếu phát cơn ho thì phải dùng tay áo che miệng. Nếu đọc kinh có được chút tâm ý lĩnh hội, thì chờ sau khi đọc kinh xong, lấy giấy bút riêng để ghi chú bên ngoài, không được ghi chú ngay trên đầu sách. Nếu viết Kinh luật, tất phải viết chữ đứng ngay ngắn, bút tích mới sạch, chẳng được tùy ý thảo thư, lại chẳng được trước sau thêm vào nhiều lời hư nguỵ.

Lời phụ: Khi đọc kinh tức là tiếp xúc với lời Phật dạy, quán tưởng như Phật đang tại tiền giảng giải cho mình vậy, nên phải dọn lòng, dọn mình cho trang nghiêm sạch sẽ. Chẳng nên vừa học đạo vừa đàm luận thế gian sự, lại chẳng nên loạn tưởng. Đối kinh sách phải biết trân quý mà chẳng cẩu thả làm hư rách kinh điển. Muốn ghi chép những tâm đắc gì thì phải dùng giấy vở riêng khác, chẳng được viết loạn trên kinh.
Phàm các kinh sách, phải nên như pháp cung phụng, Kinh Phạm Võng nói: Nếu là Phật-tử phải thường nhất tâm thọ trì đọc tụng kinh luật đại thừa, dùng giấy, vải, hàng lụa, thẻ tre, vỏ cây, cho đến lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép kinh luật, dùng vàng bạc cùng hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp rương, đựng những quyển kinh luật. Nếu không y theo pháp mà cúng dường kinh luật, Phật-tử nầy phạm “khinh cấu tội.” Nếu kinh sách hư rách, nên mau tu sửa lại, phải luôn giữ gìn như mới vậy.
Phàm cầm nắm kinh tượng phải nên dùng hai tay bưng lên ngang ngực, chẳng được một tay nách mang. Tay mình cầm kinh tượng không được hướng người khác lễ lạy, lại chẳng được một tay xá chào cùng cúi mình chắp tay, chỉ nên dùng hai tay nâng kinh tượng lên ngang với mi mắt thời đủ lễ vậy.
Phàm kính pháp, không chỉ riêng kính trọng kinh điển, mà phải đối với y bát, tích trượng, v.v... cũng lại như vậy. Còn nhiều thứ vô hình vô tướng đặc biệt lại càng nhiều hơn, không thể liệt kê hết, nên theo đây suy diễn ra tự biết vậy.

Lời phụ: Pháp là con đường đưa đến sự giác ngộ, giải thoát tâm linh. Lời Phật dạy mỗi mỗi đều lưu xuất từ tự tánh mà tất cả ngôn giáo của thế gian không gì sánh bằng, bởi sách thế gian đều rơi vào tình thức, là sự thấy nghe hiểu biết bằng vào sự nhận thức của bộ não, sự vọng động của niệm lự. Vì vậy đối với pháp-bảo, chúng ta phải hết lòng kính tin mới mong đạt được sự lợi ích vô cùng tận của nó. Thêm vào đó, trong kinh giáo thường nói. Giác ngộ chẳng phải chỉ có một con đường mà có cả thảy 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Cho nên đối với các pháp khí trong nhà Phật đồng đẳng cung kính vậy.
Thường thấy kinh sám ứng phó lưu thông ngày nay đa phần thuộc về ngụy soạn, tuy có một hai phần là chánh kinh, lại chỉ là những phần vụn vặt ô uế chẳng chịu được. Lại nữa, những hạng tân học gia gần đây thấy kinh uyên bác, cũng muốn lấy mà xem coi. Nhưng lúc xem coi, nếu chẳng phải nằm ngửa cũng là tựa lưng ngồi nghiêng, không thì uốn mình cong như ống đồng, đều là những hiện tượng chẳng phải chỗ nên làm của người học Phật, càng không thể xưng là cư-sĩ, sa-môn vậy. Hy vọng các vị có cùng chí hướng nên nỗ lực hết lòng khuyên bảo nhau để mong tránh khỏi ác báo.
Lời phụ: Kinh sám ứng phó đạo tràng là thuộc về những pháp sự cúng tế lễ nghi. Bởi cách thánh hiền càng xa, Phật pháp lan rộng trong nhân gian nên xen lẫn những tập quán, phong tục của mỗi địa phương cùng niềm tin của những giáo phái khác. Và vì muốn phù hợp với những giòng chảy đó nên trong kinh sám ứng phó mới soạn thêm nhiều phần đi ra ngoài chánh văn của lời Phật dạy. Đặc biệt ngày nay, do sự văn minh của vật chất tăng vọt, việc in ấn kinh sách càng dễ dàng nên kinh sách số lượng phát ra rộng rãi và dễ dàng có được, chẳng phải như xưa phải chép tay, phải học thuộc lòng. Cho nên nhiều người đối kinh giáo lòng kính trọng giảm đi rất nhiều. Những hàng thức giả thấy kinh điển Phật giáo có chỗ xuất chúng nên cũng muốn tìm hiểu để tăng phần tri thức cho mình, thích lợi khẩu huyền đàm nên chỉ muốn tìm chương trích cú, dẫn giải những phần thích ý trong kinh mà đối kinh giáo lại chẳng thật lòng tôn trọng, nên có những hành vi, xu hướng chẳng đẹp mắt. Hy vọng người thật lòng học Phật nên lưu tâm cùng nhắc nhở nhau trên bước đường tu tập đạo giải thoát.

Lời thưa: nói rằng trọng Pháp, tất trước phải biết trọng người nói Pháp vậy!
Phàm sa-môn, cư sĩ khi thấy các bậc trưởng-lão, pháp-sư, các vị đại-đức đều nên thân ngay, mình thẳng đứng cho nghiêm chỉnh, chẳng được ngồi nguyên vị mà không đứng dậy. Trừ khi tụng kinh, khi bệnh, khi cắt tóc, khi thân đang bận rộn với công việc không thể đứng dậy. Hàng hậu học chẳng được nói lỗi của chư trưởng lão, pháp-sư, chư đại đức. Chẳng được nói trổng danh xưng của các bậc lớn, nên xưng “trưởng lão, pháp sư, đại sư” chi chi đó. Còn khi đối diện chuyện trò thì chẳng được đề xuất danh tự, còn như đơn độc xưng hai chữ trưởng lão, hoặc pháp sư, hoặc hòa-thượng là cách thông xưng của hàng học nhân.
Phàm thư từ qua lại cũng phải như vậy, chẳng được xưng vãn bối, cùng tôi, ta, kẻ hèn này nọ v.v... Các bậc tôn Trưởng lão, pháp sư nên xưng thượng tọa, trượng-hạ, chẳng được xưng phương trượng. Còn đối với chư Ni nên xưng đại sĩ, ni trưởng, sư bà, ni sư, sư cô v.v... Còn khi thấy các vị tăng lữ bình thường thì nên xưng Thầy chi chi đó, chẳng được gọi thẳng tên họ. Nếu thưa hỏi tôn hiệu nên hỏi bồ-tát tôn xưng thượng... hạ..., chẳng được nói pháp danh. Còn khi hỏi pháp danh tất là hàng thượng tọa hỏi hàng hậu học vậy. Mà tự mình thì phải xưng hậu học, chẳng được xưng bất huệ (không trí tuệ), bất tài, bất nịnh (vô năng), v.v...

Lời phụ: phần trên thuộc về giáo môn, thông dụng không chỉ dành riêng cho hàng học Phật. Ở đời chúng ta đối với các bực trên trước mỗi khi thấy họ đều phải đứng đậy tiếp rước, đâu thể ngồi trơ ra đó, trừ những lúc đang công việc dở dang, hoặc bệnh nặng không thể gượng dậy nổi. Còn chuyện lỗi phải thị phi của người lớn, thông thường chúng ta là hàng con cháu đâu đủ tư cách tùy tiện phán xét. Còn tên tuổi danh họ đều là những việc hay cấm kỵ của người xưa, nên người ta thường gọi nhau theo vị thứ mà chẳng gọi thẳng tên trừ phi là quen thân hay những người trong gia đình.
Phàm sa-di, cư sĩ chẳng được lén nghe đại sa-môn thuyết giới, lại cũng chẳng được lén nghe tỳ-kheo tụng Giới Kinh.
Lời phụ: phần này thuộc về khuôn phép nghi thức riêng dành cho người xuất-gia nên hàng cư-sĩ không được đến gần nghe trộm. Bởi nhiều nguyên do nhưng cũng không ngoài hai nguyên nhân chính, thứ nhất là khiến kia sanh lòng khát ngưỡng muốn cầu giới pháp để tu học, thứ nữa là giúp kia tránh tội rêu rao nói lỗi của người khác. Chẳng được nói việc lỗi ở trong tăng-chúng: phàm là người chưa phải là bực thánh-triết, mấy ai khỏi lỗi. Ta không có con mắt-huệ đâu thể xét biết kia phải quấy thế nào, đức độ chúng-tăng lớn như biển, Phật còn khen ngợi, nếu ta chỉ trích, tự mắc khổ báo lớn vậy.
Phàm vào Tăng-phòng, không luận là phòng nào, không được khinh suất xông bừa vào, nên trước khảy móng tay lên cửa 3 tiếng, bên trong đáp ứng mới được vào, không có tiếng đáp thì nên đi. Vào trong rồi, trước nên hướng đến Phật-tượng xá lễ, thứ đến hướng về chư đại-đức đang xem kinh, đối trước bàn xá chào thưa hỏi, sau mới hướng về các vị đại-đức chắp tay xá chào thưa hỏi.
Lời phụ: Tăng phòng nơi dành riêng cho chúng tăng thanh tịnh tu hành nên không thể tùy tiện xông bừa vào. Muốn vào tất phải khiến kia biết cho phép mới được vào. Chào hỏi phải biết thứ tự trên dưới trước sau.
Phàm khi thấy chư đại-đức, trưởng lão, pháp sư cũng như thấy Phật, quy tắc lễ nghi như phần trước chỗ nói. Còn khi thấy hàng chúng tăng tầm thường lại cũng phải xem như thấy Bồ-tát vậy, chẳng được coi khinh. Dù chẳng phải bậc Tăng tốt cũng nên cung kính, phải lấy theo hình tướng của sa-môn để tôn trọng vậy. Huống chi có những biểu hiện mà với con mắt thịt của chúng ta không thể thấy hết được. Vì vậy mà Bồ-tát Thường Bất Khinh khi thấy bất cứ người nào đều nói rằng: “các ngài đều sẽ làm Phật, tôi chẳng dám khinh các ngài.” Như vậy có thể biết. Hàng cư sĩ mỗi khi thấy Sa-di, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đi qua thì nên đứng dậy, còn khi thấy những vị đồng bực với nhau thì chỉ cần ngồi ngay cũng được rồi.
Lời phụ: phải luôn ghi nhớ câu nói của Bồ-tát Thường Bất Khinh: “tôi chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài đều sẽ làm Phật.” Đức Phật cũng thường khen ngợi đức lớn của chúng Tăng không thể nghĩ bàn. Ví như Kinh Vu Lan chúng ta thấy được: Mục-kiền-liên tôn giả muốn cứu mẹ. Phật dạy phải cúng dường chúng Tăng, thế mới biết đức độ của chúng Tăng rất lớn, huống chi trong đó xen lẫn những đại bồ-tát, thanh văn cho đến chư cổ Phật cũng tái lai hiện thân giữa hàng chúng Tăng làm mô phạm mà mắt thường chúng ta không thấy biết hết được.
Phàm muốn lễ bái chư Đại-đức thì duy chỉ khi những vị ấy đang chánh tọa, đang đứng thì có thể lễ bái, còn những khi chư đại-đức đang tọa-thiền, kinh hành, dùng cơm, cạo tóc, tắm rửa, ngủ nghỉ, v.v... thì chẳng nên lễ bái. Nếu phòng đóng cửa thì không nên ở ngoài cửa làm lễ, muốn vào cửa làm lễ nên khảy móng tay lên cửa 3 lần, thầy không trả lời thì nên đi. Phàm thưa hỏi Phật-pháp thì phải nên chỉnh đốn y phục lễ bái, tối thiểu phải đứng ngay ngắn cúi đầu chắp tay thưa hỏi, nếu cho phép ngồi thì mới được ngồi, cần phải lắng lòng khéo nghe, tư duy thâm nhập. Khi chư đại-đức nói chưa xong chẳng được gấp nói chen vào thưa hỏi. Phàm Tăng-ni có lỗi lầm gì thời do đại sa-môn đến thời Tự-tứ sẽ đề cập tới, hàng cư-sĩ chẳng được nói lên lỗi lầm của các vị sa-môn, đối với hàng hậu học cũng lại như vậy.
Lời phụ: muốn lễ lạy cũng phải biết thời, biết chỗ, không thể tùy tiện lễ bái. Còn thưa hỏi cũng phải từ tốn, khéo nghe mà suy nghĩ. Lỗi lầm của chúng Tăng có chúng Tăng xử lý, chẳng việc chúng ta thì chớ có xen vào. Xen vào nói lỗi của người khác tội thật không nhỏ. Trong Kinh Phạm Võng Bồ-tát Giới: nói lỗi lầm của người khác là một trong mười tội nặng, đâu thể không răn dè.
Phàm ở giữa đường gặp các vị đại-đức, nên mau đứng nhường sang một bên chờ chư đại đức đi qua rồi mới đi, chẳng được kia đây đắp đổi nhau mà đi. Còn những lúc cùng đi chung, phải nên nhường chư đại đức đi trước, nên làm thay chư đại đức mang nách đồ vật. Phàm lúc ngồi phải nên nhường chư đại-đức ngồi trên trước, ngồi trên sàng chiếu cũng lại như vậy. Phàm thấy chư đại-đức chẳng được hai tay chống hông, chẳng được lay động cánh tay cùng lắc lư thân mình, chẳng được ngồi xổm, chẳng được vừa đi vừa nhảy, chẳng được đi mau trừ khi có việc gấp. Chẳng được rút cổ co đầu trừ khi có bệnh. Chẳng được cố nhìn hai bên trái phải, chẳng được đứng chỗ cao, chẳng được cười giỡn. Những việc còn lại đều có nói rõ ở trong luật, do vì văn nhiều không chép.
Lời phụ: trong sinh hoạt hằng ngày phải nên hết lòng kính quý giúp đỡ chúng Tăng, chẳng được biểu hiện những hình tướng lễ nghi trái phép, chẳng được cười giỡn nhái giọng nói, tả hình dáng cùng nhạo tướng đi cung cách của chúng Tăng. Chi tiết thì rất nhiều chỉ đơn cử những thứ chính yếu, các phần chi li thì cứ suy theo đây có thể biết vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2018(Xem: 8858)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 7012)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6451)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
20/07/2018(Xem: 7821)
Khóa tu mùa Hè Hoa Phượng Đỏ tại Tu viện Khánh An vào đầu tháng 7 đã qua nhưng đọng lại trong tôi dấu ấn cảm xúc vì rất nhiều hoạt động ý nghĩa làm sân chơi rất lành mạnh cho trẻ vừa học tập vừa rèn luyện. Cho con đi xong khóa hè về lòng nhẹ nhỏm đi rất nhiều vì những thay đổi rất tích cực của con mà đáng nói hơn là cảm xúc của chính bản thân tôi cũng được cơ hội gột rửa những phiền muộn khi tham gia Đêm Thắp Nến tri ân với nhiều ý nghĩa. TT Thích Trí Chơn đã cho các em giây phút trang nghiêm thanh tịnh dâng ngọn đèn cầu nguyện lên Tam Bảo. Giọng trầm ấm của Thầy đã dẫn đại chúng vào lời kinh thiêng trầm hùng, thanh thoát.
20/07/2018(Xem: 13786)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 7258)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
19/07/2018(Xem: 4526)
Không hiểu từ lúc nào mà tôi đã tập được thói quen công phu mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ và dành thời gian tương tự cho việc lướt qua các trang mạng phật giáo để chọn lựa những bài thật bổ ích cho cái trí óc còn non kém của mình, hầu học hỏi thêm dù biết rằng kiến thức đó phải được tư duy và trải nghiệm . Và tôi rất hài lòng về thói quen này vì đần dần tự nhiên giống như tôi được khích lệ và ngày nào tôi cũng cảm nhận được cái không gian êm dịu đã ghé vào thăm cuộc đời tôi và cứ như thế tôi trôi theo dòng chảy của cuộc đời dù không phải là thuận duyên lắm, do vậy con cái tôi thường nói đùa rằng " Mẹ không thể nào trầm cảm được đâu "
18/07/2018(Xem: 6488)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
17/07/2018(Xem: 5475)
Ông Thắng và bà Loan cưới nhau đã được bốn mươi năm. Năm nay ông được bảy mươi hai tuổi và bà Loan được bảy mươi. Thời thanh xuân ông bà đã trải qua với nhau một mối tình thơ mộng, đã tranh đấu chết sống với gia đình hai bên để vượt qua vấn đề môn đăng hộ đối. Cuối cùng được sự nhượng bộ của gia đình, một đám cưới tươm tất đã được diễn ra trong niềm hân hoan tột cùng của cô dâu, chú rể.
17/07/2018(Xem: 6137)
PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]